Giáo án Môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Vũ Đức Ái

1. Khái niệm CNH, HĐH; tính tất yếu khách quan và tác dụng của CNH, HĐH đất nước

a) Khái niệm CNH, HĐH

* CNH: Là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sx từ sử dụng sức lđ thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lđ dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí. (là xd cơ sở vc – kt của CNXH, đưa nước ta từ một nước có nền KT NN lạc hậu thành một nước có nền KT công – nông nghiệp hiện đại)

* HĐH: Là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sx, kinh doanh, dịch vụ và quản lí KT – XH.

b) Tính tất yếu khách quan và tác dụng của CNH, HĐH đất nước

- Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH:

 

doc21 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Vũ Đức Ái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tố cấu thành hệ thống chính trị, Nhà nước pháp quyền XHCN VN có vai trò: + Thể chế hoá và tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng CS VN, thể chế hoá và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. + Tổ chức xây dựng xã hội mới – XHCN. + Là công cụ hữu hiệu để Đảng thực hiện vai trò của mình đối với toàn xã hội. Là công cụ chủ yếu của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN XHCN. 3. Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền của nhân dân, mọi công dân đều phải có trách nhiệm tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước cụ thể là: + Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước. + Tích cực tham gia các hoạt động: Xây dựng củng cố, bảo vệ chính quyền; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. + Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật. + Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. + HS tự liên hệ bản thân. 4. Củng cố – hệ thống bài học Cần nắm: - Vai trò của Nhà nước pháp quyền XHCN VN trong hệ thống chính trị. - Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. HS tự liên hệ bản thân. 5. Hướng dẫn về nhà Câu hỏi sgk, đọc phần còn lại. Soạn ngày Bài 10 ( 2 tiết) Tiết thứ: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Lớp / sĩ số Ngày giảng Thứ: A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1- Về kiến thức - Nêu được bản chất của nền dân chủ CNXH. - Nêu được nội dung cơ bản của nền dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. - Nêu được hai hình thức cơ bản của dân chủ là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện). 2- Về kỹ năng - Biết thực hiện quyền làm chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội phf hợp với lứa tuổi. 3- Về thái độ - Tích cực tham gia các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi; phê phán các hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống lại nền dân chủ XHCN. B. CHUẨN BỊ 1- Phương tiện - Bảng biểu, đèn chiếu nếu có..ý ý 2- Thiết bị - Tranh , ảnh, sơ đồ có liên quan nội dung bài học. C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 1) Vai trò của Nhà nước pháp quyền XHCN VN trong hệ thống chính trị ở nước ta như thế nào? 2) Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam? Liên hệ bản thân? 3. Giảng bài mới Hoạt động của GV - HS Nôi dung * Hoạt dộng 1 - Thảo luận nhóm - GV: * Nền dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp nào? Nêu ví dụ minh hoạ? * Cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội của nền dân chủ XHCN là gì? Nêu ví dụ minh hoạ? * Vì sao nền dân chủ XHCN tất yếu phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo? Nêu Ví dụ minh hoạ? * Dân chủ XHCN là dân chủ cho ai? Có phải cho mọi giai cấp không? Vì sao? Nêu ví dụ minh hoạ? * Tại sao nền dân chủ XHCN tất yếu đòi hỏi phải gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương? Nêu ví dụ minh hoạ? - HS: Đại diện trả lời. - GV: N/xét, bổ xung, kết luận. * Hoạt dộng 2 - Thảo luận nhóm - GV: * Nêu nội dung và biểu hiện của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế? Hãy nêu ví dụ về dân chủ trong lĩnh vực kinh tế mà em biết? * Nêu nội dung và biểu hiện của dân chủ trong lĩnh vực chính trị? Hãy nêu ví dụ về dân chủ trong lĩnh vực chính trị mà em biết? * Nêu nội dung và biểu hiện của dân chủ trong lĩnh vực văn hoá? Hãy nêu một vài biểu hiện về quyền dân chủ của nhân dân trong lĩnh vực văn hoá? - HS: Đại diện trả lời. - GV: N/xét, bổ xung, kết luận. 1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - Dân chủ: Là quyền lực thuộc về nhân dân, là quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực đời sống xh của đất nước; dân chủ là một hình thức nhà nước gắn với giai cấp thống trị do đó dân chủ luôn mang bản chất giai cấp. - Bản chất của nền dân chủ XHCN được thể hiện: + Một là: Nền dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp công nhân. + Hai là: Nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. + Ba là: Nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng Mác – Lê- nin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh làm nền tảng tinh thần của xã hội. + Bốn là: Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ của nhân dân lao động. + Năm là: Dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương. 2. Xây dựng nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam a) Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế - Nội dung: Là thực hiện quyền làm chủ và bình đẳng của mọi công dân trên lĩnh vực kinh tế. - Biểu hiện của quyền làm chủ về kinh tế: + Thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần. + Các thành phần kinh tế đều bình đẳng và tự do kinh doanh theo pháp luật. + Làm chủ trực tiếp quá trình sx, kinh doanh, phân phối sản phẩm và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. + Công dân có quyền tự do kinh doanh theo PL, có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp. b) Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị - Nội dung: Là thực hiện mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. - Biểu hiện của quyền làm chủ về chính trị: + Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội. + Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương. + Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ýý dân. + Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Quyền giám sát các hoạt động của các cơ quan Nhà nước, quyền khiếu nại, tố cáo... của công dân. c) Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hoá - Nội dung: Là thực hiện quyền làm chủ và bình đẳng của mọi công dân trong lĩnh vực văn hoá. - Biểu hiện của quyền làm chủ về văn hoá: + Quyền được tham gia vào đời sống văn hoá. + Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hoá, nghệ thuật của chính mình. + Quyền sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật; giải phóng con người khỏi những thiên kiến lạc hậu, loại bỏ sự áp bức về tinh thần và đưa văn hoá đến cho mọi người. 4. Củng cố – hệ thống bài học Cần nắm: - Bản chất của nền dân chủ XHCN. - Xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam. HS tự liên hệ bản thân. 5. Hướng dẫn về nhà Câu hỏi sgk, đọc phần còn lại. Soạn ngày Bài 10 ( 2 tiếp) Tiết thứ: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Lớp / sĩ số Ngày giảng Thứ: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 1) Những biểu hiện về mặt bản chất của nền dân chủ XHCN là gì? 2) Hãy nêu những nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực KT, CT, VH? Biểu hiện của nó? 3. Giảng bài mới Hoạt động của GV - HS Nôi dung * Hoạt động 1 - Thảo luận nhóm - GV: * Nêu nội dung và biểu hiện của dân chủ trong lĩnh vực xã hội? Theo em những quyền nào thuộc về quyền dân chủ của nhân dân trong lĩnh vực xã hội? * Để quyền lực thuộc về nhân dân, Đảng và Nhà nước ta quan tâm đến các yêu cầu nào? - HS: Đại diện trả lời. - GV: N/xét, bổ xung, kết luận * Hoạt động 2 - Thảo luận nhóm - GV: Nêu khái niệm dân chủ trực tiếp và lấy vd minh hoạ. * Hãy nêu vd về những hình thức dân chủ trực tiếp mà em biết? - GV: Nêu khái niệm dân chủ gián tiếp và lấy vd minh hoạ. * Hãy nêu vd về những hình thức dân chủ trực tiếp mà em biết? - HS: Đại diện trả lời. - GV: N/xét, bổ xung, kết luận. d) Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội - Nội dung: Là đảm bảo những quyền xã hội của công dân. - Biểu hiện của quyền làm chủ về văn hoá: + Quyền lao động. + Quyền bình đẳng nam, nữ. + Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội. + Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ. + Quyền được bảo đảm về mặt vc-tt khi không còn khả năng lao động. + Quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi, về cống hiến và hưởng thụ của các thành viên trong xã hội. Tham gia các phong trào ở địa phương và trường học. - Để quyền lực thuộc về nhân dân, Đảng và Nhà nước ta quan tâm đến các yêu cầu sau: + Hoàn thiện nhà nước XHCN, trước hết là hoàn thiện hệ thống PL, tăng cường pháp chế XHCN. + Hoàn thiện cơ chế đảm bảo cho nhân dân thật sự tham gia vào quá trình quản lí nhà nước như bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội. + Đào tạo, bồi dưỡng, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có phẩm chất đạo đức, có chuyên môn nghịêp vụ giỏi..., tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. + Có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lộng quyền, vô trách nhiệm, xâm phạm quyền dân chủ của công dân. + Ngăn chặng và khắc phục tình trạng dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan, nghiêm trị những hành động lợi dụng dân chủ để phá hoại, gây rối. 3. Những hình thức cơ bản của dân chủ a) Dân chủ trực tiếp - Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước. ( không phân biệt giới tính, địa vị, tôn giáo...) VD sgk. - Những hình thức phổ biến của dân chủ trực tiếp là: + Trưng cầu ýý dân (trong phạm vi toàn quốc) + Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. + Thực hiện sáng kiến pháp luật (nhân dân tham gia xd, sửa đổi, bổ xung PL) + làm chủ trực tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản, xd và thực hiện các qui ước, hương ước phù hợp PL. KL: Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ mà trong đó mọi công dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động CT, KT, VH, XH. b) Dân chủ gián tiếp (dân chủ đại diện) - Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua những qui chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước. (thông qua các cơ quan đại diện như MTTQ và các đoàn thể nhân dân). HS nêu vd sgk. KL: Dân chủ gián tiếp là hình thức nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, tham gia quản lí nhà nước và xã hội thông qua hoạt động của những người đại diện, cơ quan đại diện của mình. 4. Củng cố – hệ thống bài học Cần nắm: - Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội. - Những hình thức cơ bản của dân chủ. 5. Hướng dẫn về nhà Câu hỏi sgk, ôn tập bài 9+10 sgk, để kiểm tra 1 tiết.

File đính kèm:

  • docGiao an GDCD11Bai 610Moi.doc
Giáo án liên quan