Giáo án GDCD Lớp 11 - Tiết 11, Bài 6: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước - Năm học 2007-2008

Vào bài: Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trong sự phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm. Trong thời gian dài, chúng ta chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh”. Đồng thời Đảng ta xác địnhCNH, HĐH là nhiệm vụ trọng tâm trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta. Để hiểu CNH, HĐH chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.

 

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD Lớp 11 - Tiết 11, Bài 6: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước - Năm học 2007-2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 09.11.2007 Tiết chương trình: tiết 11. §6: CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Về kiến thức. - Hiểu được thế nào là CNH, HĐH; vì sao phải CNH, HĐH đất nước. 2. Về kỹ năng. - Biết xác định được trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 3. Về thái độ. - Tin tưởng, ủng hộ đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về CNH, HĐH đất nước. - Quyết tâm học tập, rèn luyện để trở thành người lao độn đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta. B. NỘI DUNG. 1. Trọng tâm của bài. - Khái niệm CNH, HĐH. - Tính tất yếu khách quan của CNH, HĐH đất nước. 2. Kiến thức cần lưu ý. - Giải thích tại sao trong thời đại ngày nay, CNH phải gắn liền với HĐH. - Nước ta muốn đi theo mô hình CNH, phát triển rút ngắn thì việc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của CNXH bằng cách nào? C. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC. - Phương pháp nêu vần đề kết hợp với phương pháp thuyết trình D. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng tính tất yếu khách quan và tác dụng của CNH, HĐH. E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi: 1. Khi là người mua hàng trên thị trường, để có lợi em lựa chọn trường hợp nào sau đây: cung = cầu; cung > cầu; cung < cầu. 2. Khi là người bán hàng tr6n thị trường, để có lợi em lựa chọn trường hợp nào sau đây: cung = cầu; cung > cầu; cung < cầu. Trả lời: 1. Cung > cầu, cung = cầu 2. Cung < cầu, cung = cầu 3. Giảng bài mới. Vào bài: Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trong sự phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm. Trong thời gian dài, chúng ta chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh”. Đồng thời Đảng ta xác địnhCNH, HĐH là nhiệm vụ trọng tâm trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta. Để hiểu CNH, HĐH chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG ** Hoạt động 1: Khái niệm CNH, HĐH. (?) Cho đến nay nhân loại đã trãi qua mấy cuộc cách mạng KHKT? - Cách mạng lần 1 (gắn với khái niệm CNH). - Cách mạng lần 2 (gắn với khái niệm HĐH). CN Anh Mỹ 1774 Những năm 40 TK XX LĐ thủ công LĐ bằng máy móc LĐ tự động hóa. (Đưa hình ảnh về cuộc cách mạng CN Anh) - Những năm 40 của TK XX : + Những năm 40 – 70 TK XX (Kinh tế tự động hóa). + Những năm 70 TK XX đến nay (Kinh tế tri thức): Công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ nano (TK XX là cuộc cách mạng về công nghệ thông tin thì TK XXI sẽ thuộc về công nghệ nano) TK XX Mỹ là một siêu cường quốc về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, đi sau là Nhật Bản và Singapo. TK XXI Mỹ đang phấn đấu trở thành một siêu cường quốc về công nghệ Nano (Carbon NanoTube) - Năm 2020 VN đang ở giai đoạn năm 1774. Chính vì đặc điểm phát triển kinh tế nước ta do điểm xuất phát quá thấp, muốn nhanh chóng thu hẹp khoảng cách lạc hậu so với các nước đi trước, khi tiến hành CNH đòi hỏi phải phát triển theo mô hình CNH rút ngắn về thời gian và CNH phải gắn liền với HĐH. Vậy CNH, HĐH là gì? * Xu hướng toàn cầu hóa đã mở ra cơ hội cho các nước đi sau, trong đó có nước ta, thực hiện mô hình CNH rút ngắn. Toàn cầu hóa là sự hợp tác mang tính toàn cầu, tính chất XH hóa ngày càng gia tăng. - VD: Xe hơi Nhật không phải hoàn toàn là đồ Nhật mà còn của Thái Lan, Hàn Quốc. (Để vị trí trong ngành sx ô tô, người Nhật phải mất 50 năm, Hàn Quốc 30 năm. Nhưng với lợi thế đi sau, có thể người TQ sẽ mất ít hơn để có 1 ngành công nghệ ô tô hiện đại, chất lượng cao và có tiếng tăm trên thế giới – nhờ mua công nghệ cao của nước ngoài) [- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định số 1549/QĐ-TTg về việc thành lập viện Công nghệ vũ trụ thuộc viện KH và CN. (Thành lập 20/11/2006 trụ sở đặt tại 18 Hoàng Quốc Việt Hà Nội) - Ngày 04.06.2007 giám đốc trung tâm công nghệ cao TP HCM vừa ký bản ghi nhớ về hợp tác ứng dụng công nghệ nano với cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (Nasa)] ** Hoạt động 2: Tính tất yếu khách quan và tác dụng của CNH, HĐH đất nước. (?) XH loài người đã trải qua mấy hình thái KT-XH? - Có 5 hình thái KT-XH, mỗi hình thái KT-XH tương ứng với một PTSX nhất định. - Mỗi một PTSX đều có cơ sở vật chất kĩ thuật riêng. CSVCKT sau bao giờ cũng cao hơn CSVCKT trước vì CSVCKT trước trở thành tiền đề vật chất để phát triển CSVCKT cho PTSX sau. - CSVCKT của các PTSX có trước TBCN đều là những công cụ lao động thủ công năng suất thấp, chỉ riêng PTSX TBCN mới có CSVCKT dựa trên nền sản xuất lớn máy móc, năng suất lao động cao hơn hẳn, để có được CSVCKT này giai cấp TS đã tiến hành CNH và ngày nay đã đẩy nhanh HĐH. - CNXH xuất hiện sau CNTB nên phải có CSVCKT cao hơn đó chính là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, trình độ XH hóa cao, dựa trên nền tảng KHCN tiên tiến, được hình thành và phân bố có khoa học trên toàn bộ nền kinh tế quốc dân. - VN đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp, lạc hậu NSLĐ thấp thì phải CNH, HĐH mới có nền sản xuất lớn máy móc tự động hóa, NSLĐ cao hơn hẳn thì mới chiến thắng được CNTB. (?) Nước ta muốn đi theo mô hình CNH, phát triển rút ngắn thì việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH bằng cách nào? - Cách 1: Thông qua việc ứng dụng những thành tựu KH và CN hiện đại để tự tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật, cách này gọi là “nội sinh hóa” cơ sở vật chất kĩ thuật. - Cách 2: Thông qua nhận chuyển giao kĩ thuật, công nghệ mới từ các nước tiên tiến vào nước ta, cách này gọi là “ngoại sinh hóa” cơ sở vật chất kĩ thuật. => Cần kết hợp hai cách trên. XH sau muốn tiến bộ hơn XH trước thì điều trước hết và chủ yếu là phải làm cho NSLĐ của XH sau cao hơn NSLĐ của XH trước. Mà điều đó chỉ có trông chờ việc thực hiện thành công CNH, HĐH. (?) CNH, HĐH có tác dụng như thế nào? - CNH, HĐH giúp trang bị máy móc cho nền kinh tế quốc dân => NSLĐ tăng => tạo ra nhiều sản phẩm thõa mãn nhu cầu phong phú của xã hội, nâng cao mức sống mở rộng ngành nghề tạo nhiều việc làm. - Khi có được việc làm con người sẽ nâng cao trình độ văn hóa, ý thức tổ chức kĩ luật để giữ gìn việc làm và để kiếm việc làm có tiền lương cao hơn => Nhờ đó trật tự XH được ổn định. - Khi kinh tế phát triển và XH ổn định thì niềm tin của người dân vào bộ máy nhà nước tăng lên, đồng thời nhờ trang bị máy móc hiện đại, hiệu quả quản lý nhà nước cũng tăng lên, luật pháp được thực thi nghiêm minh, BMNN càng trong sạch vững mạnh, ngân sách NN dồi dào, nguồn chi được phong phú từ đó văn hóa, giáo dục, y tế, TDTT cũng phát triển theo. I. KHÁI NIỆM CNH, HĐH; TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VÀ TÁC DỤNG CỦA CNH, HĐH ĐẤT NƯỚC. 1. Khái niệm CNH, HĐH. - CNH là quá trình biến nền kinh tế nước ta từ lao động thủ công sang lao động chủ yếu bằng máy móc. - HĐH là quá trình biến nền kinh tế nước ta với kĩ thuật công nghệ lạc hậu sang nền kinh tế với kĩ thuật công nghệ tiên tiến hiện đại. - CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện, các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế-xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. 2. Tính tất yếu khách quan và tác dụng của CNH, HĐH đất nước. a. Tính tất yếu khách quan. - Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của CNXH. - Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật, công nghệ. - Do yêu cầu tạo ra NSLĐ XH cao. Đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của CNXH. b. Tác dụng của CNH, HĐH đất nước. - Tạo tiền đề thúc đây tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. - Tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất XHCN, tăng cường vai trò của nhà nước và mối quan hệ giữa công nhân – nông dân – trí thức. - Tạo tiền đề phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. - XD nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh. 4. Củng cố và luyện tập. 1. Bài 6 trang 54 sgk. 2. Em hãy cho biết ý kiến đúng CNH, HĐH là nhiệm vụ trọng tâm của thời kì quá độ lên CNXH vì: a. Tính tất yếu KQ của CNH, HĐH. b. Tác động to lớn của CNH, HĐH. c. Ý nghĩa quyết định của CNH, HĐH. => a, b, c đều đúng. 5. Hoạt động nối tiếp. - Về nhà học bài, làm bài tập và chuẩn bị trước phần tiếp theo. F. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY. - Nên cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà các thành tựu của hai cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, cho học sinh chuẩn bị những tranh ảnh có liên quan.

File đính kèm:

  • docGDCD 11 Bai 6 tiet 1.doc
Giáo án liên quan