1. Về kiến thức.
- Hiểu được một số phạm trù, quy luật kinh tế cơ bản và phương hướng phát triển kinh tế trong thời kì CNH – HĐH ở nước ta.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng và phát triển kinh tế cá nhân, gia đình và xã hội.
2. Về kĩ năng.
- Vận dụng được những kiến thức đã học để lí giải một số vấn đề về phát triển kinh tế trong đời sống xã hội.
- Có kĩ năng nhận xét, đề xuất và tham gia giải quyết những hiện tượng kinh tế phù hợp với lứa tuổi.
- Có kĩ năng định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân và yêu cầu phát triển của xã hội.
3. Về thái độ.
- Tin tưởng đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
- Tin tưởng vào khả năng của bản thân trong việc xây dựng kinh tế gia đình và góp phần phát triển kinh tế đất nước.
106 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Lớp 11 - Cấu trúc chương trình - Trần Minh Lệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ranh/ ảnh về hoạt động quốc phòng và an ninh trong thời chiến và thời bình, sau đó nêu câu hỏi:
Em suy nghĩ gì về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay?
2. Kết nối
PPDH – KTDH/
GDKNS
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Phương pháp: Phát vấn, thảo luận cặp đôi
Kỹ thuật: Đọc tích cực, động não
Kỹ năng: Tìm kiếm và xử lý thong tin, hợp tác.
Phương pháp: xử lý tình huống, thảo luận nhóm
Kỹ thuật: động não, chia nhóm
Kỹ năng: tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, hợp tác.
Tích hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
Hoạt động 1: Những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường QP&AN.
- GV: Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cần phải có những phương hướng cơ bản nào?
- HS: Trả lời
- GV tiến hành giải thích từng phương hướng qua các câu hỏi:
1) Vì sao phải phát huy sức mạnh tổng hợp? Sức mạnh tổng hợp là như thế nào?
2) Kết hợp QP với AN như thế nào? Phân tích tác dụng của nó?
3) Vì sao phải kết hợp kinh tế với QP – AN
4) Suy nghĩ của em về truyền thống của Quân đội nhân dân ta và Công an nhân dân? Trong tình hình hiện nay 2 lực lượng này phải được xây dựng như thế nào?
5) Tại sao nói sự lãnh đạo của Đảng là tuyệt đối, trực tiếp?
- HS: Hai HS trao đổi với nhau
- GV gọi từng cặp trả lời, các cặp nhóm khác bổ sung
Hoạt động 4: Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh
* Mục tiêu:
Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách quốc phòng an ninh
* Cách tiến hành:
- GV đưa ra câu nói của Bác Hồ: “ Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Em hiểu gì qua câu nói này của Bác?
- HS: Trả lời
- GV: Đây là lời răn dạy mỗi chúng ta về trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Vậy chúng ta có trách nhiệm cụ thể như thế nào?
- GV nêu tình huống: Thành năm nay 18 tuổi, có tên trong danh sách đăng ký đi nghĩa vụ quan sự ở địa phương. Nhưng mỗi lần có đợt tuyển quân, Thành thường lấy lý do bị ốm hoặc giả vờ đi làm ăn xa, không có mặt để không phải đi nghĩa vụ.
Câu hỏi:
1) Em hãy nhận xét thái độ và việc làm của Thành?
2) Nếu là người thân của Thành, em sẽ làm gì?
3) Theo em, công dân có trách nhiệm gì đối với chính sách QP – AN?
- GV chia lớp thành nhiều nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận
- HS trình bày ý kiến, bổ sung.
- GV kể một số câu chuyện về việc giáo dục bảo vệ Tổ quốc của Bác Hồ.
2. Những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường QP&AN.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
- Kết hợp quốc phòng với an ninh
- Kết hợp KTXH với QP&AN
3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh.
- Trách nhiệm chung: SGK
- Trách nhiệm của học sinh
+ Rèn luyện sức khoẻ, ra sức học tập
+ Có lối sống lành mạnh, không tham gia vào các tệ nạn xã hội.
+ Động viên mọi người tham gia nghĩa vụ quân sự.
3. Thực hành/ Luyện tập
* Mục tiêu:
Củng cố lại kiến thức
* Cách tiến hành:
- GV đưa bài tập: Theo em, những hoạt động nào dưới đây là thực hiện chính sách QP – AN? Vì sao?
A. Phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo
B. Tham gia bảo vệ, giữ gìn trật tự an ninh nơi cư trú
C. Vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình
D. Bảo vệ biên giới, hải đảo của Tổ quốc
E. Trấn áp hành động chống phá Nhà nước, xuyên tạc nền dân chủ XHCN
G. Xây dựng đường sá, các công trình ở địa phương
H. Tham gia lực lượng tự vệ ở cơ quan, doanh nghiệp
I. Thực hiện nghĩa vụ quân sự
* Kết luận: Đáp án B, D,E,H,I là góp phần thực hiện chính sách QP – AN. Vì chúng có tác dụng giữ gìn trật tự AN quốc gia và bảo vệ Tổ quốc.
4. Vận dụng
GV hướng dẫn HS tìm hiểu trách nhiệm bản than đối với việc thực hiện chính sách QP – AN.
VI. DẶN DÒ
Về nhà học bài, làm bài tập 4, 5 SGK
Đọc trước bài 16
Tiết 30
BÀI 15
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài 15 này HS cần nắm được
1. Về kiến thức
- Nêu được vai trò, nhiệm vụ của chính sách đối ngoại ở nước ta.
- Nêu được những nguyên tắc, phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại ở nước ta hiện nay.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của nhà nước.
2. Về kĩ năng
- Biết tham gia và tuyên truyền và thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh phù hợp với khả năng của bản thân.
- Biết quan hệ hữu nghị với người nước ngoài, tích cực học tập văn hoá, ngoại ngữ để có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu hợp tác, hội nhập quốc tế trong tương lai.
3. Về thái độ
Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách đối ngoại của Nhà nước.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin
Kỹ năng hợp tác
Kỹ năng phản hồi/lắng nghe tích cực
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
Vấn đáp
Gợi mở
Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
Thảo luận căp đôi
Đọc hợp tác/ Đọc tích cực
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sách GV và SGK GDCD 11
- Giáo án GDCD 11
- Phiếu học tập
- Tình huống
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khám phá
- GV cho HS xem tranh, ảnh về hoạt động đối ngoại của nước ta.
+ Việt Nam gia nhập WTO (7/11/2006)
+ Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC 14.
- GV đặt câu hỏi:
Em nhận thức thế nào về chính sách đối ngoại?
- GV: Bài học hôm nay giúp các em nhận thức đúng đắn về chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
2. Kết nối
PPDH – KTDH/
GDKNS
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Phương pháp: vấn đáp, giảng giải
Kỹ thuật: động não
Kỹ năng: tư duy, tìm kiếm và xử lý thông tin
Phương pháp: Vấn đáp, Gợi mở, Nêu vấn đề
Kỹ thuật: Đọc hợp tác, Động não.
Kỹ năng: tìm kiếm và xử lý thông tin, giải quyết vấn đề
Phương pháp: nêu vấn đề
Kỹ thuật: Đọc tích cực, động não
Kỹ năng: giải quyết vấn đề
Phương pháp: thảo luận lớp
Kỹ thuật: động não, chia nhóm
Kỹ năng: hợp tác.
Phương pháp: Thảo luận nhóm
Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi
Kỹ năng: Hợp tác, tư duy.
Hoạt động 1: Vai trò của chính sách đối ngoại.
* Mục tiêu:
Nêu được vai trò của chính sách đối ngoại ở nước ta
* Cách tiến hành:
- GV: Em hiểu như thế nào về quan niệm đối ngoại?
- HS: Trả lời
- GV: Tại sao thực hiện quan hệ đối ngoại lại là một tất yếu khách quan?
- HS: Trả lời
- GV: Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, theo em chính sách đối ngoại có vai trò như thế nào?
- HS: Trả lời
Hoạt động 2: Nhiệm vụ của chính sách đối ngoại.
* Mục tiêu:
Nêu được nhiệm vụ của chính sách đối ngoại.
* Cách tiến hành:
- GV: Em hãy nêu những nhiệm vụ cơ bản của chính sách đối ngoại hiện nay?
- HS: Trả lời
- GV: Để giữ vững hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển, chúng ta phải làm gì?
- HS: Trả lời
- GV: Nêu những hoạt động của Đảng và Nhà nước ta mà em biết nhằm góp phần vào cuộc đấu tranh chung của thế giới vì mục tiêu của thời đại?
- HS: Trả lời
Hoạt động 3: Nguyên tắc của chính sách đối ngoại
* Mục tiêu:
Nêu được những nguyên tắc của chính sách đối ngoại
* Cách tiến hành:
Giúp HS nêu được nguyên tắc trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Giáo viên thực hiện theo phương pháp nêu vấn đề.
- GV: Trong chính sách đối ngoại, chúng ta phải tuân theo những nguyên tắc nào? Vì sao lại như vậy?
- HS: Trả lời
Hoạt động 4: Phương hướng cơ bản để thực hiện Chính sách đối ngoại
* Mục tiêu:
Nêu được những phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại ở nước ta hiện nay.
* Cách tiến hành:
- GV: Để thực hiện tốt chính sách đối ngoại cấn phải có những phương hướng cơ bản nào?
- HS: Trả lời
- GV: Theo em, chúng ta phải chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế?
- GV: Yêu cầu trong việc chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế như thế nào?
Hoạt động 5: Trách nhiệm của công dân đối với chính sách đối ngoại
* Mục tiêu:
Giúp học sinh xác định đúng thái độ của mình đối với chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước từ đó góp phần thực hiện tốt chính sách này.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 2 nhóm lớn thảo luận
Nhóm 1: Trách nhiệm của công dân?
Nhóm 2: Trách nhiệm của HS?
1. Vai trò và nhiệm vụ của chính sách đối ngoại.
a. Vai trò của chính sách đối ngoại.
Năm 2007 Việt Nam quan hệ
+ Quan hệ ngoại giao với 174 nước và vùng lãnh thổ
+ Quan hệ kinh tế với 167 nước và vùng lãnh thổ
* Quan niệm về đối ngoại:
+ Bao gồm quan hệ và các hoạt động của một nước với một nước hoặc một số nước cũng như các tổ chức quốc tế.
+ Quan hệ đối ngoại là một tất yếu vì: sự phân bố không đồng đều về TNTN, xu thế quốc tế hoá, LLSX
* Vai trò chính sách Đối ngoại
- Chủ động tạo ra các mối quan hệ quốc tế thuận lợi.
- Góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, nâng cao vị thế của nước ta.
b. Nhiệm vụ của chính sách đối ngoại.
- Giữ vững môi trường hoà bình -> thực hiện thành công đổi mới đất nước.
- Đâỷ mạnh phát triển kinh tế -> CNH – HĐH
- Xây dựng và bảo vệ tổ quốc
- Góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới -> vì một thế giới XH tiên bộ.
2. Nguyên tắc của chính sách đối ngoại.
- Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
- Tôn trọng lãn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
3. Phương hướng cơ bản để thực hiện Chính sách đối ngoại.
- Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
- Củng cố và tăng cường quan hệ với các Đảng
- Phát triển công tác đối ngoại nhân dân
- Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền con người.
- Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại.
4. Trách nhiệm của công dân đối với Chính sách đối ngoại
- Trách nhiệm chung: SGK
- Trách nhiệm của học sinh:
+ Luôn tâm đến tình hình thế giới và vai trò của Việt Nam
+ Tham gia vào các công việc có liên quan đến đối ngoại
3. Thực hành/ Luyện tập
* Mục tiêu:
Củng cố, luyện tập bài học
* Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi: Nêu những hoạt động của Đảng và Nhà nước ta trong công tác đối ngoại?
- HS trao đổi và phát biểu
- GV kết luận, bổ sung
4. Vận dụng
GV cho HS nêu việc làm được và chưa làm được của công dân và bản than chúng ta trong việc thực hiện chính sách đối ngoại.
VI. DẶN DÒ
Về nhà học bài, làm bài tập
Chuẩn bị thi học kỳ
File đính kèm:
- giaoan11giamtaikynang.doc