1, Về kiến thức
Giúp học sinh hiểu được
- Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa-xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Hai hình thức cơ bản của dân chủ là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp (dân chủ đạ diện)
2, Về kỹ năng
Học sinh biết vận dụng được kiến thức đã học để thực hiện quyền làm chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội phù hợp với điều kiện và lứa tuổi.
3, Về thái độ
Học sinh nhiệt tình tham gia các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với điều kiện và lứa tuổi; sẵn sang phê phán các hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống lại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
9 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân Khối 11 - Tiết 24 - Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (tiết 2)
I, MỤC TIÊU BÀI HỌC
1, Về kiến thức
Giúp học sinh hiểu được
Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa-xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Hai hình thức cơ bản của dân chủ là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp (dân chủ đạ diện)
2, Về kỹ năng
Học sinh biết vận dụng được kiến thức đã học để thực hiện quyền làm chủ trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội phù hợp với điều kiện và lứa tuổi.
3, Về thái độ
Học sinh nhiệt tình tham gia các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với điều kiện và lứa tuổi; sẵn sang phê phán các hành vi, luận điệu xuyên tạc, chống lại nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp thuyết trình, diễn giảng, tăng cường đàm thoại, kể chuyện
- Phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- Đóng vai, giải quyết tình huống.
2. Hình thức tổ chức dạy học:
- Dạy học theo lớp
- Làm việc cá nhân mỗi học sinh
- Làm việc theo nhóm
IV. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Các phụ lục (hoàn thiện các phụ lục, phiếu hoc tập)
- Sách giáo khoa, sách giáo viên; tài liệu thiết kế bài dạy học GDCD THPT, Thiết kế bài giảng GDCD 11
- Truyện kể, tranh ảnh
- Giấy A4 để viết câu hỏi tình huống, giấy khổ lớn để vẽ sơ đồ.
2. Học sinh
- Đọc sách giáo khoa GDCD 11 mục 2; 3 trang83 – 88
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi:
Có ý kiến cho rằng: Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, nên dân chủ xã hội chủ nghĩa không mang bản chất giai cấp.
Theo em, ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời:
Ý kiến trên là sai.
Vì: Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, nó được thể hiện qua vai trò, địa vị của người dân trong các lĩnh vực của đời sống. Nhưng dân chủ luôn gắn liền với một giai cấp cụ thể, mang bản chất giai cấp, chính vì vầy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ mang bản chất giai cấp công nhân.
3. Tổ chức dạy bài mới
A, Mở đầu (1’)
Ở tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ thuộc về đa số nhân dân lao động, là nền dân chủ tốt đẹp mà Đảng và Nhà nước ta đang phấn đấu xây dựng. Vậy nội dung xây dựng đó là gì? Nó bao gồm những hình thức nào? Cô và các em sẽ được giải đáp trong bài học ngày hôm nay, bài 10, tiết 2, Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
B, Nội dung
Thời gian
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
2 (18’)
Hoạt động 1: Tìm hiểu việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm (4’):
Điền các nội dung thích hợp vào bảng sau:
Lĩnh vực
Nội dung
Ví dụ
Nhóm 1: lĩnh vực kinh tế
Nhóm 2: lĩnh vực chính trị
Nhóm 3: lĩnh vực văn hóa
Nhóm 4: lĩnh vực xã hội
Học sinh các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ của mình.
GV nhận xét và đánh giá tổng hợp, kết luận ( bảng phụ 1)
GV kết luận và đặt câu hỏi để chuyển ý:
Những nội dung cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực đã thể hiện rất rõ bản chất tiến bộ, cách mạng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, Đảng và nhà nước ta cần phải làm gì?
Bài 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (Tiết 2)
2, Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Nội dung của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (bảng phụ 1)
Những công việc mà Đảng và Nhà nước cần làm để thực hiện quyền lực hoàn toàn thuộc về nhân dân :
- Hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa ( pháp luật, pháp chế)
- Hoàn thiện cơ chế đảm bảo cho nhân dân thật sự tham gia vào quản lý nhà nước
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước có phẩm chất đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ
- Ngăn ngừa và phương án xử lý các tệ nạn như: quan liêu, tham nhũng, xân hại đến quyền làm chủ của nhân dân
- Ngăn cấm các hành vi gây rỗi, phá hoại nền dân chủ nước nhà.
3 (17’)
Hoạt động 2: Tìm hiểu những hình thức cơ bản của dân chủ
- GV chia lớp thành 4 nhóm để tìm hiểu nội dung này (4’)
+ Nhóm 1+3: Thế nào là dân chủ trực tiếp? Ví dụ minh họa? dân chủ trực tiếp có những ưu điểm và hạn chế gì?
+ Nhóm 2+4: Thế nào là dân chủ gián tiếp? Ví dụ minh họa? Dân chủ gián tiếp có những ưu điểm hạn chế gì?
- HS các nhóm thảo luận sau đó cử đạ diện các nhóm trình bày kết qủa của nhóm mình
- GV nhận xét và kết luận thông qua bảng phụ 3
- GV đặt vấn đề: Theo em hai hình thức dân chủ có mối quan hệ với nhau không? Vì sao?
- HS trả lời
- GV kết luận:
Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cả hai đều là hình thức của một chế độ dân chủ, mỗi hính thức dân chủ lại có một ưu thế riêng. Do đó cần phải kết hợp cả hai hình thức dân chủ thì mới có thể phát huy tối đa hiệu qủa của nền dân chủ XHCN
- Gv kết luận toàn bài học
Dân chủ là một vấn đề quan trọng, là thước đo của tiến bộ xã hội, đây chính là cơ sở để chúng ta tìm hiểu những bài học về sau – các chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề xã hội để phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
3, Những hình thức cơ bản của dân chủ
- Các hình thức dân chủ ( bảng phụ 3)
- Mối quan hệ giữa hai hình thức dân chủ:
Đều là những hình thức của một nền dân chủ và có quan hệ mật thiết với nhau.
C, Củng cố bài học (2’)
Bài tập tình huống:
Vào đầu năm học, học sinh lớp 11 A tổ chức bầu ban cán sự lớp và ban chấp hành chi đoàn. Công việc tiến triển hết sức tốt đẹp, chi đoàn đã bầu ra được một ban cán sự lớp và ban chấp hành chi đoàn mới với số người ủng hộ rất cao. Sau việc này, có một số bạn băn khoăn vì chưa lí giải được việc làm của mình là biểu hiện của hình thức dân chủ nào?
Vậy, theo em, việc bầu cử của các bạn 11A là biểu hiện của hình thức dân chủ nào? Tại sao?
D, Hoạt động nối tiếp
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các bài tập trong sách giáo khoa trang 90 và dặn dò học sinh chuẩn bị bài học mới, bài 11 Chính sách dân số và giải quyết việc làm.
III, PHỤ LỤC
1, Bảng phụ 1: Nội dung của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Nhóm
Lĩnh vực
Nội dung
Ví dụ
1
Kinh tế
- Làm chủ tư liệu sản xuất, quản lý sản xuất, phân phối sản phẩm.
- Biểu hiện: Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
- Sản xuất hàng dệt may, công nhân phải nộp thuế
- Kinh doanh gạo, công nhân phải nạp thuế
2
Chính trị
- Mọi quyền lực thuộc về nhân dân
- Biểu hiện: Ứng cử, bầu cử vào cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội; Tham gia quản lí nhà nước; quyền kiến nghị; Tự do ngôn luận, báo chí thông tin; Giám sát tố cáo, kến nghị
- Bầu cử quốc hội
- Báo chí đưa thông tin tiêu cực
- Tham gia góp ý dự thảo hiến pháp. Pháp luật
3
Văn hóa
- Bính đẳng trong lĩnh vực văn hóa
- Biểu hiện: Tham gia đời sống văn nghệ; Hưởng lợi ích sáng tạo văn hóa, nghệ thuật; Sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật
- Sáng tác thơ
- Hưởng thụ ca nhạc, sân khấu
- Bảo vệ quyền lợi cho người sáng tác ( chống đạo văn, đạo nhạc)
4
Xã hội
- Đảm bảo các quyền lợi về xã hội : quyền lao động, quyền bình đẳng nam- nữ, quyền bảo vệ sức khỏe
- Hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội, bình đẳng quyền và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ
- quan tâm về vật chất và tinh thần
- Công dân từ 15 tuổi trở lên được ký hợp đồng lao động
- Người lao động được mua bảo hiểm thân thể, bảo hiểm xã hội
- Chính sách thương binh, liệt sỹ, người già, người cô đơn
2, Bảng phụ 2: Các hình thức dân chủ
Hình thức dân chủ
Dân chủ trực tiếp
Dân chủ gián tiếp
Khái niệm
Là hình thức dân chủ thông qua quy chế, tiết chế để nhân dân thả luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của nhà nước
Là hình thức dân chủ thông qua quy chế, thiết chế của nhân dân bầu ra những người đạ diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, nhà nước
Ví dụ
- Bầu ban cán sự lớp, ban chấp hành đoàn
- Trưng cầu dân ý
- Bỏ phiếu bầu cử
- quốc hội
- Cán bộ lớp thay mặt cho học sinh toàn lớp đi dự đạ hội đoàn trường
Ưu điểm
Thể hiện một cách trực tiếp ý dân, mang tính quần chúng rộng rãi
Bao quát toàn bộ lãnh thổ, cho phép nhân dân làm chủ trên mọi lĩnh vực thông qua những người đạ diện ưu tú của mình.
Hạn chế
Phụ thuộc vào trình độ nhận thức của từng người dân
Nguyện vọng của nhân dân không được phản ánh trực tiếp do đó nhiều khi việc giải quyết nguyện vọng phụ thuộc vào khả năng của người đại diện
File đính kèm:
- tiet 24.doc