A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Về kiến thức: Thế nào là sống giản dị? Vì sao chúng ta cần sống giản dị?
2. Về thái độ: Hình thành ở HS thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống
xa hoa, hình thức.
3. Về kĩ năng: Giúp HS đánh giá hành vi của mình và người khác về lối sống giản dị
mọi khía cạnh: cử chỉ, lời nói, ăn mặc, tác phong giao tiếp với mọi người.
B. CHUẨN BỊ
* GV : SGK 7, Ca dao, tục ngữ.
* HS : Tranh ảnh, câu chuyện.
13 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1765 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tuần 1 đến tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: a/8
4; 5; 6
Bài 2: b/29
Thảo luận tình huống: Việc làm của người thầy thuốc giúp người bệnh lạc quan, kéo dài sự sống.
Bài 3: 4/9 (VBT)
Sống ngay thẳng thật thà.
Giúp đữ khi bạn thực sự khó khăn.
Luôn đối xử nhân hậu với mọi người.
D. HD BTVN
Học bài, làm bài tập còn lại trong vở BT GDCD.
Ngày soạn: 1/9/ 2008
Ngày dạy: 6, 8, 10/ 9/ 2008
Tuần 3- Bài 3
Tiết 3: Tự trọng
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là tự trọng & không tự trọng. Biểu hiện và ý nghĩa
của lòng tự trọng.
2. Về thái độ: HS có nhu cầu và rèn luyện tính tự trọng.
3. Về kĩ năng: - Giúp HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác.
- Học tập những tấm gương về lòng tự trọng.
B. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, bảng phụ,bút dạ, tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về lòng tự trọng.
- HS: Sưu tầm 1 số mẩu chuyện về lòng tự trọng.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức lớp.
II. Kiểm tra bài cũ:
GV treo bảng phụ: Biểu hiện nào sau đây là của người thiếu trung thực:
1) Có thái độ đàng hoàng, tự tin.
2) Dũng cảm nhận khuyết điểm.
3) Phụ hoạ, a dua với việc làm sai trái.
4) Đúng hẹn, giữ lời hứa.
5) Xử lí tế nhị, khôn khéo.
(?) ý nghĩa của đức tính trung thực?
III. Bài mới
1) Giới thiệu bài
GV nêu tình huống:
Vào đầu giờ, GV thường kiểm tra bài cũ. Lan thường giả vờ đau bụng để xuống phòng y tế nằm, đến giữa giờ mới lên lớp. Hãy NX về hành vi này?
2) Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu truyện đọc.
GV: Yêu cầu HS đọc phân vai (người dẫn truyện, ông
giáo, Rô-be, Sac-lây)
HS: Đọc diễn cảm.
GV: (?) Chú bé Rô-be được giới thiệu như thế nào? Qua
đây, em hiểu gì về hoàn cảnh của bé?
(?) Vì sao Rô-be lại nhừ em mình trả lại tiền cho
người mua diêm? các em có NX gì về hành động
đó?
HS: Cá nhân phát biểu, NX, BS:
- Rô-be bị xe chẹt và bị thương nên đã nhừ em
mình trả lại tiền cho khách.
- Muốn giữ đúng lời hứa.
- Không muốn người khác nghĩ mình nghèo mà ăn
cắp tiền.
- Không muốn bị coi thường, danh dự bị xúc
phạm, mất lòng tin ở mình.
GV: Hành động của Rô-be tác động đến tác giả như thế
nào? Hành động ấy thể hiện đức tính gì?
HS: Cá nhân phát biểu. (Thay đổi tình cảm: nghi ngờ,
không tin đến sững sờ, tim se lại vì hối hận và cuối
cùng nhận nuôi em Sac-lây)
GV: Kết luận: Qua câu chuyện cảm động trên, ta thấy
được hành động, cử chỉ đẹp đẽ, cao cả. Tâm hồn
cao thượng của một em bé nghèo khổ. Đó là bài
học quý giá về lòng tự trọng cho mỗi chúng ta.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm tự trọng, những biểu hiện của tự trọng và những biểu hiện trái với tự trọng, khác với tự trọng.
HS: Nêu những cách hiểu về tự trọng.
GV: Giải thích: "Chuẩn mực XH" là gì? XH đề ra các
chuẩn mực XH để mọi người tự giác thực hiện:
Nghĩa vụ, Lương tâm, Nhân phẩm, Danh dự, Lòng tự
trọng,...
GV: Chia 2 nhóm, yêu cầu HS thảo luận.
Nhóm 1: tìm những hành vi biểu hiện tính tự trọng
trong thực tế.
Nhóm 2: tìm những hành vi biểu hiện trái với tính tự
trọng trong thực tế.
HS: Thảo luận nhóm, cử đại diện viết bảng, tiếp sức.
HS khác NX, đánh giá.
GV: Tổng hợp ý kiến, NX, cho điểm.
GV : Tự trọng khác gì với tự ti?
Hoạt động 3: ý nghĩa của tự trọng.
GV: Lòng tự trọng có ý nghĩa như thế nào đối với:
- Cá nhân.
- Gia đình.
- Xã hội
HS: Viết phiếu học tập, GV thu 1 vài phiếu.
- Cá nhân: nghiêm khắc với bản thân, có ý chí tự
hoàn thiện.
- Gia đình: hạnh phúc, bình yên, không ảnh hưởng
đến thanh danh.
-XH: cuộc sống tốt đẹp có văn hoá, văn minh.
GV: Hướng dẫn HS tổng kết ý nghĩa.
(?) Yêu cầu HS giải thích nội dung câu thành ngữ:
- Chết vinh còn hơn sống nhục.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
HS: Cá nhân phát biểu, NX, BS.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm BT
GV: Phát phiếu học tập cho HS. Gọi HS đọc phiếu TL,
giải thích.
Treo bảng phụ, yếu cầu 3 nhóm thảo luận, NX chéo.
HS: Thảo luận, NX chéo.
GV: Cho các nhóm tìm được số lượng câu nhiều nhất trong 2 phút.
I. Truyện đọc:
"Một tâm hồn cao thượng"
* Hoàn cảnh: mồ côi, nghèo khổ, đi bán diêm.
* Hành động: trả lại tiền cho người mua diêm (nhờ em mình) NX hành động của Rô-be.
- Có ý thức trách nhiệm cao.
- Giữ đúng lời hứa.
- Tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
- Tâm hồn cao thượng tuy cuộc sống rất nghèo.
Đức tính tự trọng.
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm.
- Biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách.
- Biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực XH.
2. Biểu hiện.
- Cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa, luôn làm tròn nhiệm vụ của mình, không để người khác nhắc nhở, chê trách.
3. ý nghĩa:
- Là phẩm chất cao quý, giúp con người có nghị lực nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân và được mọi người tôn trọng, quý mến.
III. Luyện tập
Bài 1: a/11 SGK
- Trả lời: câu 1, 2
Bài 2: Tình huống: 2/25 (Thiết kế)
Bài 3: Sưu tầm 1 số câu thư, ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về đức tính tự trọng.
D. Hướng dẫn BTVN
1) Làm BT b, c, d/12 SGK vào vở BT.
2) Nắm được ND bài học.
Ngày soạn: 5/ 9/2008
Ngày dạy: 13, 15, 16 / 9 / 2008
Tuần 4- Bài 4
Tiết 4: Đạo đức và kỷ luật
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Về kiến thức: - Giúp HS hiểu thế nào là đạo đức, kỷ luật.
- Mối quan hệ giữa đạo đức và kỷ luật.
- ý nghĩa của việc rèn luyện đạo đức và kỷ luật.
2. Về thái độ: HS có thái độ tôn trọng kỷ luật và phê phán thói tự do vô kỷ luật.
3. Về kĩ năng: Giúp HS tự đánh giá, xem xét hành vi của bản thân, cộng đồng theo
chuẩn mực đạo đức và kỷ luật.
B. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, bảng phụ,, tục ngữ, ca dao, danh ngôn.
- HS: Tục ngữ, ca dao, bảng phụ.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức lớp.
II. Kiểm tra bài cũ:
(?) Thế nào là tự trọng? Biểu hiện của tự trọng?( Trắc nghiệm)
Chữa BT 3/13 - BTNC
III. Bài mới.
1) Giới thiệu bài
GV nêu tình huống:(bảng phụ)
Vào lớp đã được 15 phút, cả lớp 7A đang lắng nghe cô giáo giảng bài. Bỗng bạn Nam hoảng hốt chạy vào lớp và sững lại nhìn cô giáo. Cô ngừng giảng bài, cả lớp giật mình ngơ ngác. Bình tâm trở lại, cô giáo yêu cầu Nam lùi lại phía cửa lớp và cô quay lại nói với cả lớp: "Các em có suy nghĩ gì về hành vi của bạn Nam?"
HS: NX cách ứng của bạn Nam:
Đạo đức: không chào cô, không xin phép.
Kỷ luật: Đi học muộn.
2) Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu truyện đọc
HS: Đọc truyện.
GV: Kỷ luật lao động đối với nghề của anh Hùng như
thế nào?
HS: Cá nhân phát biểu, NX, BS.
- Huấn luyện kỹ thuật.
- An toàn lao động.
- Dây bảo hiểm.
- Thừng lớn của tay, của máy.
GV: Khó khăn trong nghề nghiệp của anh Hùng là gì?
HS: Cá nhân phát biểu, NX, BS.
- Dây điện, dây điện thoại, quảng cáo chằng chịt.
- Khảo sát trước.
- Có lệnh của công ty mới được chặt.
- Trực 24/24 giờ.
- Làm suốt ngày đêm, mưa rét.
- Vất vả.
- Thu nhập thấp.
GV: Việc làm nào của anh Hùng thể hiện anh là người
biết chăm lo đến mọi người và có trách nhiệm cao
trong công việc? Kết quả?
HS: Cá nhân phát biểu.
GV: Qua câu chuyện, em thấy anh Hùng là người như
thế nào?
HS: Cá nhân phát biểu, NX, BS.
Hoạt động 2: Thảo luận tìm hiểu nội dung bài học
GV: Yêu cầu HS chia 2 nhóm, thảo luận:
- Nhóm 1: Biểu hiện cụ thể của đạo đức trong học tập và cuộc sống?
- Nhóm 2: Biểu hiện cụ thể của kỉ luật trong học tập và cuộc sống?
HS: Thảo luận nhóm, treo bảng, cử đại diện trình bày.
(?) Đạo đức là gì? Kỉ luật là gì?
HS Rút ra kết luận
(?) Nêu những biểu hiện trái với đạo đức và kỉ luật?
GV: Yêu cầu HS thảo luận, nhóm 3 trình bày.
HS: Đại diện nhóm 3:
- Đi học muộn, đi chơi về muộn.
- Không trực nhật lớp, không chuẩn bị bài trước khi
đến lớp.
- Mất trật tự, không làm bài tập, quay cóp.
- Hút thuốc trong cơ quan.
GV: Thái độ của em đối với những hành vi này?
HS: Cá nhân phát biểu.
GV: Cho HS giải thích câu tục ngữ: "Muốn tròn phải
có vuông, muốn vuông phải có thước" để kết luận
phần này.
HS: Cá nhân phát biểu.
GV: Gợi ý: Muốn làm tốt công việc, mọi người phải
chấp hành kỷ luật. Muốn có quan hệ lành mạnh,
tốt đẹp, mọi người phải tự giác tuân theo những
quy định chuẩn mực ứng xử, có những hành vi của
người vừa mang tính kỷ luật vừa mang tính đạo
đức.
GV : Sống có đạo đức, kỉ luật sẽ có ý nghĩa ntn?
HS :Thảo luận , cá nhân PB
Hoạt động 4: Liên hệ bản thân và những biện pháp
rèn luyện
GV: Trong các hoạt động sinh hoạt lớp, Đội, Đoàn, em
đã rèn luyện cho mình đạo đức, kỷ luật như thế
nào? Lấy VD trong lớp, xung quanh em rèn luyện
tính đạo đức, kỷ luật như thế nào?
Trong thời kỳ công nghiệp hoá, đại hoá hiện nay,
con người cần đạo đức và kỷ luật không? Vì sao?
HS: Thảo luận nhóm.
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS luyện tập.
GV: Sử dụng bảng phụ, gọi 1 HS lên bảng làm .
HS: Làm việc cá nhân.
HS thảo luận
I. Truyện đọc:
"Một tấm gương tận tuỵ vì việc chung"
- Không đi muộn, về sớm.
- Vui vẻ hoàn thành nhiệm vụ.
- Sẵn sàng giúp đỡ đồng đội.
- Nhận việc khó khăn, nguy hiểm.
Được mọi người tôn trọng, yêu quý.
* Đức tính: - Có đạo đức.
- Có kỷ luật.
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
a) Đạo đức:
- Quy định chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người ủng hộ và tự giác thực hiện.
- Nếu vi phạm, bị chê trách, lên án.
VD: giúp đỡ, đoàn kết, chăm chỉ.
b) Kỷ luật:
- Quy định chung của tập thể, cộng đồng hoặc tổ chức XH, yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng hiệu quả trong công việc.
VD: Đi học đúng giờ, an toàn lao động, không quay cóp bài, chấp hành luật giao thông.
2. Mối quan hệ giữa đạo đức và kỷ luật:
- Người có đạo đức là người tự giác tuân theo kỷ luật.
- Người chấp hành tốt kỷ luật là người có đạo đức.
mối quan hệ chặt chẽ.
3. ý nghĩa của đạo đức và kỉ luật
- SGK/14
III. Luyện tập:
Bài 1: a/14/SGK
Bài 2: c/14/SGK
D. HD BTVN
1) Sưu tầm 1 số truyện có nội dung " Yêu thương con người"
2) Hoàn thành các BT còn lại.
File đính kèm:
- GD CD 7.doc