Giá án Ngữ Văn Lớp 8 - Buổi 1: Văn bản nghị luận - Cách làm bài văn nghị luận

I. Ôn tập kiến thức có liên quan.

1. Văn bản nghị luận là gì?

- Văn bản nghị luận là văn bản được viết để trình bày những quan niệm tư tưởng, nhận định của mình trứơc một vấn đề nào đó.

2. Đặc điểm của văn bản nghị luận:

* Hệ thống luận điểm: Luận điểm là linh hồn của bài văn.

* Luận cứ: Là lý lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Một luận điểm có thể có một hoặc nhiều luận cứ.

Yêu cầu:

 Lý lẽ phải đầy đủ chặt chẽ;

 Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, chính xác, hoặc lấy từ thực tế, hoặc lấy từ các tác phẩm văn học.

* Lập luận:

- Là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho luận cứ trở thành những căn cứ chắc chắn để làm rõ luận điểm, hướng người đọc người nghe đến kết luận hay quan điểm mà người viết người nói muốn đạt tới. Lập luận càng chặt chẽ, hợp lý thì sức thuyết phục của văn bản càng cao.

- Muốn lập luận, người viét phải thực hiện các bước sau:

 + Xác định kết luận cho lập luận: Có thể là luận đề hay luận điểm.

 + Xây dựng luận cứ cho lập luận: Tức là tìm các lý lẽ và đưa ra các dẫn chứng.

- Để lập luận có sức thuyết phục, cần chú ý sử dụng các phương tiện liên kết lập luận.

3. Cách làm bài văn nghị luận.

a. Tìm hiểu đề và tìm ý.

- Xác định yêu cầu đề

doc10 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá án Ngữ Văn Lớp 8 - Buổi 1: Văn bản nghị luận - Cách làm bài văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luận trong bài văn nghị luận. a. Phương pháp suy luận nhân quả; b. Phương pháp suy luận tổng- phân- hợp; c. Phương pháp suy luận tương đồng; d. Phương pháp suy luận tương phản. 5. Các phép lập luận trong văn nghị luận. a. Phép lập luận giải thích; b. Phép lập luận chứng minh. Tiết 2. Hệ thống bài tập vận dụng, thực hành. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần dùng văn nghị luận để biểu đạt? Vì sao? Để chuẩn bị cuộc thi: “Tìm hiểu về môi trường thiên nhiên” do nhà trường tổ chức. Muốn thành công, em phải hùng biện theo kiểu văn bản nào? Vì sao? Xác định ý chính của bài hùng biện trên? Chỉ rõ phương pháp lập luận trong các ví dụ ? Xây dựng bố cục cho bài nghị luận? Lựa chọn cách mở bài và thực hành viết theo hai cách khác nhau? Lựa chọn cách kết bài và thực hành viết theo hai cách khác nhau? II. Hệ thống bài tập vận dụng, thực hành. Bài tập 1. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần dùng văn nghị luận để biểu đạt? Vì sao? Nhắc lại kỷ niệm về tình bạn. Giới thiệu về người bạn của mình. Trình bày quan điểm về tình bạn. Gợi ý: Trong 3 trường hợp nêu ở trên, có một trường hợp cần phải bày tỏ tư tưởng, quan điểm của mình một cách trực tiếp để tác động đến nhận thức, tình cảm của người khác- tức là cần đến văn nghị luận- Đó là trường hợp (c) Bài tập 2: Để chuẩn bị cuộc thi: “Tìm hiểu về môi trường thiên nhiên” do nhà trường tổ chức. Muốn thành công, phải hùng biện theo kiểu văn bản: Gợi ý: Yêu cầu của phần thi hùng biện là lập luận phải chặt chẽ, lý lẽ phải hùng hồn, dẫn chứng phải cụ thểVì vậy cần phải chọn văn bản nghị luận vừa đảm bảo tính hùng biện vừa bày tỏ được quan điểm, thái độ của mình đồng thời vừa xác lập cho người nghe tư tưởng, nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống của con người cũng như trách nhiệm của con người trong việc bảo vệ môi trường Xác định ý chính của bài hùng biện: Gợi ý: Việc xác định ý chính của bài hùng biện rất linh hoạt sao cho có sức thuyết phục: - Luận điểm 1: Tầm quan trọng của môi trường thiên nhiên đối với con người. - Luận điểm 2: Thực trạng về cảnh môi trường thiên nhiên đang bị tàn phá( nguyên nhân, dự báo kết quả) - Luận điểm 3: Lời nhắc nhở đối với mọi người trong việc bảo vệ môi trường thiên nhiên. Bài tập 3: Chỉ rõ phương pháp lập luận trong các ví dụ: a. Sách là báu vật không thể thiếu với mỗi người. Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng nâng niu những cuốn sách. b. Chị Dậu rất mực dịu hiền nhưng không yếu đuối. Khi cần, chị đã phản kháng dũng cảm, thể hiện một sức sống kiên cường, bất khuất của người phụ nữ Việt Nam. Gợi ý: Trong trường hợp (a) người viết sử dụng phương pháp suy luận nhân quả; Trong trường hợp (b) người viết sử dụng phương pháp suy luận tương phản. Bài tập 4: Cho đề bài nghị luận sau: Chứng minh rằng: Đoàn kết tương thân tương ái là những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Xây dựng bố cục cho đề văn Viết phần mở bài theo hai cách khác nhau: Viết phần kết bài theo hai cách * Gợi ý: a. Xây dựng bố cục bài nghị luận đảm bảo đủ 3 phần: A. Mở bài: Nêu được luận điểm chính và gợi mở vào bài; B. Thân bài: Xây dựng được hệ thống luận điểm làm sáng tỏ vấn đề; sắp xếp hệ thống các ý lớn nhỏ hợp lý; C. Kết bài: Lựa chọn cách kết bài phù hợp. b. Viết phần mở bài theo hai cách: học sinh lựa chọn cách mở bài: - Mở bài bằng cách khẳng định; - Mở bài băng cách nêu câu hỏi; - Mở bài bằng cách phân tích. c. Viết phần kết bài theo hai cách: - Khẳng định, nhấn mạnh điều đã giải quyết trong bài; - Nêu ra một ý phát triển mới, để cho người đọc suy nghĩ Tiết 3. Hệ thống bài tập vận dụng, thực hành. (Tiếp theo) Dùng phương pháp suy luận tổng- phân – hợp để viết đoạn văn nói về tinh thần lạc quan của người lao động trong ca dao? Đọc đoạn văn và cho biết tác giả đã sử dụng phép lập luận nào? Nhận xét các dẫn chứng và lý lẽ tác giả sử dụng trong đoạn văn? Đọc đoạn văn và xác định luận điểm của đoạn? Viết câu mở đầu cho mỗi đoạn văn trên sao cho hai đoạn ấy có thể liên kết với nhau tạo thành hai luận điểm liên tiếp trong một bài văn nghị luận chứng minh? Chỉ rõ dấu hiệu của phép lập luận giải thích trong đoạn văn sau: II. Hệ thống bài tập vận dụng, thực hành. Bài tập 5: Dùng phương pháp suy luận tổng- phân – hợp để viết đoạn văn nói về tinh thần lạc quan của người lao động trong ca dao. * Gợi ý: Đoạn văn viết đúng qui trình đi từ khái quát đến cụ thể, sau đó tổng hợp lại vấn đề - Về nội dung: Đoạn văn phải thể hiện được tinh thần lạc quan của người lao động trong ca dao. - Về cách lập luận: Phải sử dụng phương pháp suy luận tổng – phân- hợp + Câu đầu tiên nêu được ý chung khái quát; + Các câu tiếp theo dưa ra các luận cứ, luận chứng để làm sáng tỏ vấn đề; + Câu cuối cùng có tác dụng tổng hợp lại vấn đề. Bài tập 6: Trong đoạn văn sau: Đoạn 1: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng mồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trậnchịu đối mấy ngày để bám sát lấy giặc, để tiêu diệt giặc, đến những công chức ở địa phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để góp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho chính phủ,Những cử chỉ cao quí đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.” * Gợi ý: - Đây là đoạn văn tiêu biểu cho kiểu nghị luận chứng minh- tác gia sử dụng phép lập luận chứng minh. - Để chứng minh nhân định “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước” (tức làcó “lòng nồng nàn yêu nước”), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên một loạt dẫn chứng cụ thể về các biểu hiện yêu nước của đồng bào ta(liệt kê theo tuổi tác, địa bàn cư trú, công việc, hành động, thái độ, tầng lớp). Lý lẽ mà tác giả đưa ra trong đoạn văn chính là những hành động, cử chỉ cao quí của đồng bào ta “tuy khác nhau nơi việc làm” nhưng đều xuất phát từ “lòng yêu nước”, từ ý thức dân tộc. => Đoạn văn được viết theo phương pháp suy luận tổng- phân- hợp. Bài tập 7: Cho hai đoạn văn: Đoạn 1: “Trong rất nhiều câu chuyện cổ tích Việt Nam, ta bắt gặp hình ảnh những người lao động lương thiện, tốt bụng. đó là chàng Sọ Dừa với hình thù kì dị tài năng hơn người. đó là thạch Sanh- chàng trai nghèo làm nghề đốn củi có phẩm chất của người dũng sĩ. Đó là cô Tấm dịu dàng xinh đẹp, là anh Khoai thật thà chất phác Mỗi người một số phận, và đều phải trải qua bao nỗi vất vả gian nan, bất hạnh. Nhưng cuối cùng họ đều được hưởng hạnh phúc: chàng Sọ Dừa và cô út sống bên nhau trọn đời;Thạch Sanh trở thành phò mã; cô Tấm trở lại làm hoàng hậu, xinh đẹp như xưa; còn anh Khoai nghèo thì cưới được con gái lão trưởng giả, thoả ước nguyện.” Đoạn 2: “Trong chuyện cổ tích thường xuất hiện loại nhân vật phản diện. Chúng đại diện cho sự giàu có, quyền lực, và là hiện thân của cái xấu xí, cái ác. để đạt được mục đích của mình, chúng không từ bất cứ một thủ đoạn nào. Kết cục chúng đã phải trả giá cho những hành động tội lỗi của mình: hai cô chị trong chuyện “Sọ Dừa” vì xấu hổ mà bỏ đi biệt tích; mẹ con Lý Thông dù được Thạch Sanh tha bổng thì cũng không thoát khỏi lưới trời; mẹ con Cám phải tìm đến cái chết nghiệt ngã.” Xác định luận điểm của mỗi đoạn? Viết câu mở đầu cho mỗi đoạn sao cho hai đoạn ấy có thể liên kết với nhau tạo thành hai luận điểm liên tiếp trong một bài văn nghị lụan chứng minh? * Gợi ý: Xác định luận điểm của mỗi đoạn: Đoạn 1: Ước mơ và triết lý “ở hiền gặp lành” của người xưa qua các câu chuyện cổ tích. Đoạn 2: Triết lý “ ác giả ác báo” của người xưa qua các câu chuyện cổ tích. Viết câu mở đầu cho mỗi đoạn : - Câu mở đầu đoạn 1: Từ ngàn xưa cha ông ta đã có ước mơ “ ở hiền gặp lành” - đó cũng chính là triết lý sống rất tự nhiên và giản dị. - Câu mở đầu đoạn 2: Bên cạnh triết lý “ở hiền gặp lành” thì cha ông ta cũng luôn mơ ước cái thiện chiến thắng cái ác - đó chính là triết lý “ác giả ác báo” Bài tập 8: Dấu hiệu của phép lập luận giải thích trong đoạn văn sau: “Bây giờ muốn mang lại lợi ích cho đồng bào các dân tộc, thì phải nâng cao đời sống của đồng bào. muốn nâng cao đời sống của đồng bào, không phải cứ nói mà ra cơm gạo. cơm gạo không phải từ trên trời mà rơi xuống. Muốn có cơm gạo thì mỗi người phải làm cái gì? Muốn ấm no thì phải làm cái gì? Phải làm thế nào? Phải tăng gia sản xuất.” * Gợi ý: Biểu hiện lập luận giải thích trong đoạn văn là cách nêu và giải quyết vấn đề; các câu trong đoạn liên kết móc nối với nhau theo hình thức móc xích, câu sau làm rõ ý câu trước. Bài tập 9: Xác định hệ thống luận điểm ở văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh): - Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn (luận điểm cơ sở, xuất phát). - Sức mạnh to lớn của tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. - Những biểu hiện của truyền thống yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam qua tấm gương những anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất. - Những biểu hiện cụ thể, phong phú trong nhiều lĩn vực: chiến đấu, sản xuất, học tập của tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. - Khơi gợi, khích lệ sức mạnh của tinh thần yêu nước để thực hành vào công cuộc kháng chiến chống Pháp mạnh mẽ hơn nữa, toàn diện hơn nữa, đó cũng là nhiệm vụ của Đảng, của mỗi người dân Việt Nam. (Luận điểm chính dùng để kết luận). 4. Củng cố: - Văn bản nghị luận có những đặc điểm gì? - Cách làm bài nghị luận 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập kiến thức đã học - Vận dụng kiến thức về văn nghị luận để phân tích các văn bản nghị luận trung đại lớp 8 Duyệt giáo án, ngày 10 tháng 2 năm 2014 P. Hiệu trưởng Tống Thị Ngọc

File đính kèm:

  • docTuan1.doc