I/ Mục tiêu bài học:
Giúp HS: - Hiểu thế nào là tự trọng và không tự trọng?
- Biểu hiện và ý nghĩa của tự trọng.
- Có ý thức rèn luyện tự trọng.
- Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác.
- Học tập về những tấm gương tự trọng.
II/ Tài liệu và phương tiện:
- Câu chuyện về tính tự trọng
- Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tự trọng.
- Bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
* Những biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của người thiếu trung thực:
- Có thái độ đường hoàng, tự tin.
- Dũng cảm nhận khuyết điểm.
- Phụ hoạ, a dua với việc làm sai trái.
- Đúng hẹn, giữ lời hứa.
- Xử lí te nhị, khôn khéo.
6 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2804 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 3: Tự trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: Ngày dạy:
Tuần:
Bài 3: TỰ TRỌNG
I/ Mục tiêu bài học:
Giúp HS: - Hiểu thế nào là tự trọng và không tự trọng?
Biểu hiện và ý nghĩa của tự trọng.
Có ý thức rèn luyện tự trọng.
Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác.
Học tập về những tấm gương tự trọng.
II/ Tài liệu và phương tiện:
Câu chuyện về tính tự trọng
Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tự trọng.
Bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy và học:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
* Những biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của người thiếu trung thực:
Có thái độ đường hoàng, tự tin.
Dũng cảm nhận khuyết điểm.
Phụ hoạ, a dua với việc làm sai trái.
Đúng hẹn, giữ lời hứa.
Xử lí te ánhị, khôn khéo.
* Trung thực là biểu hiện cao của đức tính gì?
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV và HS:
Nội dung:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
GV: Có thể vận dụng câu hỏi kiểm tra bài cũ(câu 2) để vào bài.
Từ đó GV có thể dẫn vào bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu truyện đọc
GV: Phân vai HS đọc truyện:
- Một HS đọc lời dẫn.
- Một HS đọc lời thoại của ông giáo.
- Một em đọc lời thoại của Rô-be.
- Một em đọc lời thoại của Sác- lây.
HS: Đọc diễn cảm.
GV: Đặt câu hỏi.
HS: Các nhóm thảo luận
Đại diện nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Nhóm 1:
Vì sao Rô- be lại nhờ em mình trả lại tiền cho người mua diêm?
Nhóm 2:
các em có suy nghĩ gì về hành động của Rô- be?
Nhóm 3:
- Việc làm đó thể hiện đức tính gì?
- Hành động của Rô – be đã tác động đến tác giả như thế nào?
GV: Kết luận:
Qua câu chuyện cảm động trên , ta thấy được hành động, cử chỉ đẹp đẽ cao cả.
Tâm hồn của 1 em bé nghèo khổ. Đó là bài học quí giá về lòng tự trọng của mỗi chúng ta.
1/ Truyện đọc: “ Một tâm hồn cao thượng”.
Nhóm 1:
Vì Rô- be:
- Muốn giữ lời hứa.
- Không muốn người khác nghĩ mình nghèo mà nói dối để ăn cắp tiền.
- Không muốn bị coi thường, danh dự bị xúc phạm.
Nhóm 2:
Hành động của Rô- be:
- Có ý thức, trách nhiệm cao.
- Giữ đúng lời hứa.
- Tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
- Tâm hồn cao thượng nhưng cuộc sống rất nghèo.
Nhóm 3:
- Việc làm của Rô –be thể hiện đức tính tự trọng.
- Hành động của Rô –be đã làm thay đổi tình cảm của tác giả. Từ chỗ nghi ngờ, không tin đến sững sờ,tim se lại vì hối hận và cuối cùng ông nhận nuôi em Sác- lây.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Giải thích thêm về: Chuẩn mực xã hội là gì?
Xã hội đề ra chuẩn mực xã hội để mọi người tự giác thực hiện. Cụ thể là:
Nghĩa vụ.
Lương tâm.
Nhân phẩm.
Danh dự.
Lòng tự trọng
Để có lòng tự trọng mỗi cá nhân phải có ý thức, tình cảm, biết tôn trọng, bảo vệ phẩm chất của chính mình.( Phần phân tích này có thể để vào phần kết luận toàn bài)
GV: Hướng dẫn HS thảo luận lớp câu hỏi sau:
* Tìm những biểu hiện tính tự trọng trong cuộc sống:
HS: - Không quay cóp.
- Giữ đúng lời hứa.
- Dũng cảm nhận lỗi.
- Cư xử đàng hoàng.
- Làm tròn chữ hiếu.
- Kính trọng thầy cô.
* Tìm những hành vi thiếu tự trọng:
- Sai hẹn.
- Không biết ăn năn.
- Không biết mắc cỡ.
- Nịnh bợ, luồn cúi.
- Ăn hiếp người khác.
- Sống luộm thuộm.
- Không trung thực, dối trá.
GV: Cùng HS trao đổi nội dung bài học.
- Thế nào là tự trọng?
- Biểu hiện của trung thực?
- Ý nghĩa của tự trọng.
GV: Lòng tự trọng ý nghĩa như thế nào đối với:
- Gia đình: Hạnh phúc, bình yên,không ảnh hưởng đến thanh danh.
- Bản thân:Nghiêm khắc với bản thân, có ý chí tự hoàn thiện.
- Xã hội: Cuộc sống tốt đẹp có văn hoá, có văn minh
2/ Nội dung bài học:
a/ Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp chuẩn mực xã hội.
b/ Biểu hiện:
Cư xử đàng hoàng đúng mực, biết giữ lời hứa vàlàm tròn nhiệm vụ, không để người khác nhắc nhở, chê trách.
c/ Ý nghĩa:
- Là phẩm chất đạo đức cao qúi và cần thiết của mỗi người.
- Giúp ta có nghị lực và vượt quakhó khăn hoàn thànhnhiệm vụ.
- Nâng cao phẩm giá, uy tín của mỗi người.
- Nhận được sự tôn trọng, quí mến.
Tục ngữ:” Đói cho Sạch, rách cho thơm"
Hoạt động 4:Củng cố – luyện tập
GV: Cho HS làm bài tập a, tr 11, SGK.
HS: làm bài tập.
GV: Cho HS làm bài tập:
Hành vi nào sau đây thể hiện tính tự trọng? Vì sao?
- Làm bài không được nhưng kiên quyết không xem bài bạn.
- Dù khó khăn đến đâu vẫn thực hiện lời hứa của mình.
- Đang đi chơi cùng bạn bè, lan rất xấu hổ khi gặp mẹ là nhân viên vệ sinh.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, cho điểm ý kiến đúng.
GV: Tổng kết toàn bài.
3/ Bài tập:
Bài tập a:
Đáp án: 1,2.
Dặn dò: - Học bài và làm bài tập.
- chuẩn bị bài 4, đạo đức và kỉ luật.
---------------------------------------------------------------
Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Bai 3 Tu trong.doc