1. Mục tiêu :
1.1. Kiến thức:
- Hs biết: Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, thế nào là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Kể tên một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta.
- Hs hiểu: Một số qui định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng , tôn giáo
1.2. Kĩ năng:
- H s thực hiện được: Biết phát hiện và báo cho người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm những việc xấu.
-Hs thực hiện thành thạo: RKN:Kĩ năng so sánh, phân tích sự khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về tình hình tôn giáo ở nước ta,tư duy phê phán đối với những việc lợi dụng tín ngưỡng và tôn giáo và kỹ năng kiên định.
1.3.Thái độ:
Thói qen: Tôn trọng tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
Có ý thức cảnh giác với các hiện tượng mê tín dị đoan.
Tính cách: Có ý thức tôn trọng những nơi thờ tự, những phong tục tập quán, lễ nghi của các tín ngưỡng, tôn giáo.
4 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1823 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Ngày dạy:13/3/2013
Bài 16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO
1. Mục tiêu :
1.1. Kiến thức:
- Hs biết: Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, thế nào là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Kể tên một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta.
- Hs hiểu: Một số qui định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng , tôn giáo
1.2. Kĩ năng:
- H s thực hiện được: Biết phát hiện và báo cho người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm những việc xấu.
-Hs thực hiện thành thạo: RKN:Kĩ năng so sánh, phân tích sự khác nhau giữa tín ngưỡng và tôn giáo, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về tình hình tôn giáo ở nước ta,tư duy phê phán đối với những việc lợi dụng tín ngưỡng và tôn giáo và kỹ năng kiên định.
1.3.Thái độ:
Thói qen: Tôn trọng tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
Có ý thức cảnh giác với các hiện tượng mê tín dị đoan.
Tính cách: Có ý thức tôn trọng những nơi thờ tự, những phong tục tập quán, lễ nghi của các tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Nội dung học tập:
Thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng.
3.Chuẩn bị:
3.1. Giáo viên:
- Tư liệu về các tôn giáo.
3.2. Học sinh:
- Tranh ảnh, câu chuyện, tài liệu về các tôn giáo.
- Chuẩn bị bài mới: Các tôn giáo và quyền tín ngưỡng tôn giáo
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức:1’
- Kiểm diện học sinh 7A4 7A5
4.2 Kiểm tra miệng: 2’
- Trả bài kiểm tra 1 tiết.
4.3 Tiến trình thực hiện:
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Họat động 1: Giới thiệu bài 2’
GV: Tại sao ở nước ta cũng như nhiều nước khác trên thế giới có hiện tượng có người thì theo tôn giáo này, người thì theo tôn giáo khác, người không theo tôn giáo nào?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét, dẫn vào bài.
GV: Bài học hôm nay gồm những nội dung chính nào?
HS: Trả lời 3 phần chính của bài
GV: Chuyển ý.
- Hoạt động 2:thời gian 15’
Mục tiêu: Tìm hiểu thông tin, sự kiện , rút ra nội dung bài học
GV: Cho HS đọc bài: “ Tình hình tôn giáo ở Việt Nam”.
HS:Theo dõi và trả lời câu hỏi.
GV: Em hãy nhận xét tình hình tôn giáo ở Việt Nam?
HS: VN có nhiều lọai tôn giáo, tín ngưỡng: Phật giáo, Cao đài
HS: Nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, giới thiệu số liệu tín đồ của các tôn giáo: Phật giáo (10Tr), Công giáo (6Tr), Cao đài (gần 3Tr), Hòa hảo (2Tr), Tin lành (400.000), Hồi giáo (50.000).
GV:Giới thiệu tranh ảnh về tôn giáo ở Việt Nam: Tòa Thánh, Chùa Thầy
GV: Hãy nhận xét mặt tích cực và tiêu cực của tôn giáo ở Việt Nam?
HS: - Tích cực: yêu nước, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, thực hiện pháp luật
- Tiêu cực: mê tín, lạc hậu, bị kích động và lợi dụng vào mục đích xấu
GV: Trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ, người có đạo hay không có đạo đều tích cực đóng góp công sức của mình để xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, một số người có tín ngưỡng , tôn giáo do trình độ văn hóa thấp bị lợi dụng vào những mục đích xấu như hành nghề mê tín, tiến hành các hoạt động trái với chính sách của tôn giáo và pháp luật nhà nước.
Họat động 3: thời gian 20’
Mục tiêu:Tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Ngày 10/3 là ngày giỗ Tổ. Vậy Tổ là ai? Vì sao phải giỗ? Biểu hiện của việc làm đó như thế nào?
HS: Tổ là vua Hùng, có công dựng nước, việc thờ cúng thể hiện nhớ ơn tổ tiên
HS khác nhận xét.
GV: Nhấn mạnh ý chính.
GV:Gia đình em có theo tôn giáo nào không có thờ cúng tổ tiên không?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhấn mạnh: Dù theo đạo gì thì luôn làm điều thiện, tránh điều ác.
GV: Chia nhóm thảo luận (6 nhóm)
GV: Treo bảng phụ ghi câu hỏi lên bảng.
HS: Thảo luận (3phút), đại diện nhóm trả lời, HS nhóm khác nhận xét.
Nhóm1,2:Tín ngưỡng là gì? Cho ví dụ?
HS: Trả lời, HS nhóm khác nhận xét.
Ví dụ: thần linh, thượng đế, đức chúa trời..
GV: Nhấn mạnh ý chính, hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học. Chuyển ý.
Nhóm 3,4: Tôn giáo là gì? Cho ví dụ?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung, hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học. Chuyển ý.
Nhóm 5,6: Thế nào là mê tín dị đoan? Cho ví dụ?
HS: Trả lời, HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét, bổ sung. Chuyển ý.
GV: Vì sao phải chống mê tín dị đoan?
HS: Vì mê tín dị đoan là việc làm xấu, có hại
HS khác nhận xét.
GV: Nhấn mạnh ý chính.
GV:Cho HS kể tên một số tín ngưỡng, tôn giáo chính ở nước ta
GV:Tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan khác nhau ở chỗ nào?
HS: Tín ngưỡng, tôn giáo là cái có thực, cái làm được. Còn mê tín dị đoan là nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên
Gv : ( giáo dục hs) V2 sao phải chống mê tín dị đoan ?
Hs : Vì mê tín dị đoan thường gây nê những hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và xã hội.
GV: Nhận xét, kết luận bài học.
Gia dình các em cũng như các gia đình khác có thể theo đạo hoặc không theo đạo. Dù là đạo thì mục đích chung là hướng vào điều thiện, tránh làm điều ác, việc làm đó thể hiện sự sùng bái, tôn kính, nhớ về cuội nguồn.
I. Thông tin sự kiện: “Tình hình tôn giáo ở Việt Nam”
II.Nội dung bài học:
1.Khái niệm:
a. Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào cái gì đó thần bí.
b. Tôn giáo là hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, có giáo lí và những hình thức lễ nghi ( đạo phật, thiên chú giáo)
c. Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên.
4.4/ Tổng kết:2’
GV: Cho HS làm bài tập e (SGK/54)
HS:Đọc bài tập, thảo luận nhóm đôi, trả lời.
* Hành vi thể hiện sự mê tín: 1,2,3,4,5.
GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm.
GV: Kết luận toàn bài.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học :3’
* Đối với tiết học này:
+ Học bài, làm bài tập kết hợp sách giáo khoa trang 53,54.
* Đối với tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài 16: “Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo” (TT).
+ Tìm hình ảnh, câu chuyện, việc làm, tài liệu về tôn giáo, mê tín dị đoan.
+ Xem tiếp nội dung bài học và bài tập SGK trang 53,54.
5/ Phụ lục
File đính kèm:
- 74653241234567234849876543543543r342195787656754321Bao tuong 20-11.doc