Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết số 22 - Bài 13: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiết 2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- Hiểu, nêu được thế nào là công dân; Căn cứ để xác định công dân của một nước.

- Hiểu được những ai là công dân Việt nam; Mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước.

2. Kỉ năng:

- Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

3. Thái độ, tình cảm:

- Tự hào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Các kỹ năng sống cơ bản

- Kĩ năng tư duy phê phán

- Kĩ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin

- Kĩ năng diễn thuyết, trình bày vấn đề.

II . CHUẪN BỊ:

- GV: SGK, SGV,tình huống, các tài liệu liên quan.

- HS: Tìm hiểu trước bài học.

- Sử dụng kết hợp các PPDH: Thảo luận, động não, diễn giảng, nêu vấn đề.

 

doc5 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết số 22 - Bài 13: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 6A; Tiết (tkb) Ngày dạy.................Sĩ số 31 Vắng.. Lớp 6B; Tiết (tkb) Ngày dạy..................Sĩ số32 Vắng.. Tiết số 22- BÀI 13. CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ( Tiết 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: - Hiểu, nêu được thế nào là công dân; Căn cứ để xác định công dân của một nước. - Hiểu được những ai là công dân Việt nam; Mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước. 2. Kỉ năng: - Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân. 3. Thái độ, tình cảm: - Tự hào là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 4. Các kỹ năng sống cơ bản - Kĩ năng tư duy phê phán - Kĩ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin - Kĩ năng diễn thuyết, trình bày vấn đề... II . CHUẪN BỊ: - GV: SGK, SGV,tình huống, các tài liệu liên quan... - HS: Tìm hiểu trước bài học. - Sử dụng kết hợp các PPDH: Thảo luận, động não, diễn giảng, nêu vấn đề... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. 1. Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi: Công dân là gì? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của 1 nước? Theo em những ai là công dân Việt nam? Đáp 1. Công dân: là dân một nước độc lập, tự chủ. 2. Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân một nước. Công dân VN là tất cả những ai có QT Việt Nam. 3. Những đối tượng sau có QT VN: Mọi người dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có QTVN + Có cha, mẹ là người VN + Sinh ra tại Việt Nam và xin thường trú tại VN + Tìm thấy trên lãnh thổ Vn, không rỏ cha, mẹ 2 Bài mới. Hoạt động 1. Giới thiệu Về luật Quốc tich việt nam - GV giới thiệu khái quát về Luật quốc tịch Việt nam. + Công bố ngày 13-11-2008. + Có hiệu lực ngày 1-07-2009. + Các nội dung cơ bản: Gồm 6 chương 44 điều: CHƯƠNG I. Những quy định chung ( 12 điều) CHƯƠNG II. CÓ QUỐC TỊCH VIỆT NAM (13 điều từ điều 13-25). Gồm 3 mục Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG Mục 2. NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM Mục 3. TRỞ LẠI QUỐC TỊCH VIỆT NAM CHƯƠNG III. MẤT QUỐC TỊCH VIỆT NAM (9 điều,từ 26-34) Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG Mục 2. THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM Mục 3. TƯỚC QUỐC TỊCH VIỆT NAM Mục 4. HỦY BỎ QUYẾT ĐỊNH CHO NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM CHƯƠNG IV. THAY ĐỔI QUỐC TỊCH CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VÀ CỦA CON NUÔI (3 điều, từ 35-37) CHƯƠNG V. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VỀ QUỐC TỊCH (4 điều từ đ38-41) CHƯƠNG VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH (3 điều, từ đ42-44) - GV nhấn mạnh các trường hợp là công dân Việt nam: * NHỮNG CAN CỨ ĐỂ XÁ ĐỊNH CÔNG DÂN VIỆT NAM. Điều 13. Người có quốc tịch Việt Nam 1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này. 2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam. Điều 14. Căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam Người được xác định có quốc tịch Việt Nam, nếu có một trong những căn cứ sau đây: 1. Do sinh ra theo quy định tại các điều 15, 16 và 17 của Luật này; 2. Được nhập quốc tịch Việt Nam; 3. Được trở lại quốc tịch Việt Nam; 4. Theo quy định tại các điều 18, 35 và 37 của Luật này; 5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Điều 15. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam  Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam. Điều 16. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam 1. Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người không quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. 2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam. Điều 17. Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch 1. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam. 2. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. Điều 18. Quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam 1. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. 2. Trẻ em quy định tại khoản 1 Điều này chưa đủ 15 tuổi không còn quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau đây: a) Tìm thấy cha mẹ mà cha mẹ chỉ có quốc tịch nước ngoài; b) Chỉ tìm thấy cha hoặc mẹ mà người đó chỉ có quốc tịch nước ngoài. Hoạt động 2. Tìm hiểu mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cơ bản - GV tổ chức cho HS thảo luận theo tập thể theo yêu cầu: 1. Nêu các quyền cơ bản của công dân? 2. Nêu các nghĩa vụ cơ bản của công dân? 3. Theo em, trẻ em có những quyền và nghĩa vụ cơ bản nào? - GV: Tổng hợp kết quả, phân tích thêm và hướng dẫn HS chốt các ý cơ bản: -HS: Nghiên cứu TH, thảo luận -bày tỏ ý kiến cá nhân. -Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. II. NỘI DUNG BÀI HỌC. 1. 2. 3. Mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước. Mỗi công dân đều có mối quan hệ chặt chẽ với Nhà nước. Một mặt Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân, mặt khác công dân cũng phải thể hiện trách nhiệm của mình đối với Nhà nước. - Quốc tich thể hiện mối quan hệ CD- NN Hoạt động 3. Tìm hiểu vị thế người công dân Việt Nam, cũng cố lòng tự hào là một công dân Việt Nam. - GV tổ chức cho HS thảo luận về câu chuyện "Cô gái vàng của thể thao Việt Nam" 1. Sự nổ lực của Thúy hiền nhằm mục đích gì? 2. Những tấm gương khát khao mang lại vinh quang cho Tổ Quốc? 3. Em có liên hệ gì về trách nhiệm bản thân? - GV tổng hợp ý kiến HS, thuyết trình thêm về vị thế người công dân một nước độc lập, tự chủ và hướng dẫn HS chốt lại các ý cơ bản về trách nhiệm của công dân- học sinh: - HS thảo luận tập thể, xung phong bày tỏ ý kiến. Lớp nhận xét, bổ sung II. NỘI DUNG BÀI HỌC. 4. Trách nhiệm của công dân- học sinh: - Nổ lực học tập và rèn luyện nhằm góp phần mình trong viẹc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, cũng cố thêm địa vị người công dân một nước độc lập, tự chủ. 4) Hoạt động 4. Huớng dẫn giải bài tập. - GV hướng dẫn HS làm bài tập b sách giáo khoa và hướng dẫn HS thảo luận, trả lời câu hỏi: a. Theo em những ai là công dân Việt Nam? b. Việc được xác định là công dân Việt nam có ý nghĩa như thế nào? c. Hãy cho biết mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước được thể hiện như thế nào? - HS suy nghĩ, trả lời. Nghiên cứu nội dung bài học, nêu những băn khoăn, vướng mắc. 3.Bài tập a.Điều kiện là công dân Việt Nam b.ý nghĩa c.Mối quan hệ 3. Củng cố - GV kiểm tra HS thông qua các câu hỏi: 1.Việc nhà nước quy định cho công dân các quyền và nghĩa vụ cơ bản nói lên điều gì? 2. Em sẽ làm gì để xứng đáng với tư cách là một công dân nước Việt nam độc lập, tự chủ? 4. Dặn dò: - Làm bài tập sgk - Tìm hiểu thêm về Luật an toàn giao thông đường bộ, Tìm hiểu và viết bài thu hoach về tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn xã nhà. Nhận xét giờ học. ************************************************** Lớp 6A; Tiết (tkb) Ngày dạy.................Sĩ số 31 Vắng.. Lớp 6B; Tiết (tkb) Ngày dạy..................Sĩ số32 Vắng.. Tiết số 23- Bài 14 THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: - Hiểu và nêu được nguyên nhân của tình hình tai nạn giao thông. - Nêu được những quy định cơ bản của pháp luật đối với người đi bộ, đi xe đạp. đối với trẻ em...

File đính kèm:

  • doccd 6tiet 22hg.doc