Đề cương ôn tập môn giáo dục công dân học kì II – Năm học 2009 - 2010

A. PHẦN LÝ THUYẾT

1. a) Trình bày nội dung 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em được ghi nhận trong công ước của Liên hợp quốc năm 1989 ?

 b. Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền trẻ em ?

Trả lời:

a) Nội dung 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em được ghi nhận trong công ước của Liên hợp quốc

+ Nhóm quyền sống - còn: Là những quyền được sống, được đáp ứng nhu cầu cơ bản để tồn tại như: được nuôi dưỡng, đựơc chăm sóc sức khoẻ

+ Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, bị xâm hại

+ Nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các HĐ văn hóa, nghệ thuật

+ Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào những công việc coa ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình

b. Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền trẻ em

- Mỗi trẻ em cần biết bảo vệ quyền của mình, tôn trọng quyền của người khác và thực hiện tốt bổn phận, nghĩa vụ của mình.

 

doc8 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn giáo dục công dân học kì II – Năm học 2009 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh đó, em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào? Trả lời * Tình huống được giải quyết với nhiều cách như sau: + Ban ngày đi làm, tối học ở trung tâm giáo dục thường xuyên. + Tạm nghỉ học một thời gian, khi đỡ khó khăn lại học tiếp. + Học ở trường vừa học vừa làm + Tự học qua sách báo, qua bạn bè, qua các phương tiện thông tin đại chúng + Học ở lớp học tình thương @ Tình huống 5 : “Ở một lớp 6 nọ, An và Khoa tranh luận với nhau về việc học. -An nói: “Việc học là quyền của mình, thích thì học mà không học cũng không sao, không ai ép buộc đựơc mình” -Còn Khoa nói: “Tớ ghét học ở cái lớp này, toàn là bọn nhà nghèo, quê ơi là quê! Chúng nó lẽ ra phải không đựơc đi học mới đúng!” * Nêu nhận xét của em về câu nói của An và Khoa ? * Nếu em là bạn học cùng lớp với An và Khoa, em sẽ làm gì ? Trả lời Nhận xét: - Bạn An và bạn Khoa nói như vậy là sai. Nếu em là bạn học chung lớp với An và Khoa, em sẽ : + Gặp và phân tích cho bạn An thấy cái sai của mình, em sẽ giải thích cho bạn An thấy rõ việc học không chỉ là quyền mà đó còn là nghĩa vụ của công dân, việc học rất quan trọng, ảnh hưởng tới tương lai của mỗi người nên bạn không nên có suy nghĩ như vậy + Gặp và chỉ cho bạn Khoa thấy cái sai của mình, nói cho bạn biết việc học là quyền và nghĩa vụ của công dân, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, địa vị, kinh tế và Nhà nước ta luôn tạo điều kiện để tất cả trẻ em đều được học tập, vì thế các bạn nghèo vẫn được đảm bảo việc học của mình. Sau đó, em se yêu cầu bạn Khoa phải xin lỗi các bạn trong lớp vì đã nói không đúng. @ Tình huống 6: “ Bạn A là một học sinh giỏi đang học lớp 5 của một trường nọ. Bỗng dưng, thời gian gần đây không thấy bạn A đi học nữa. Cô giáo chủ nhiệm đến nhà thì thấy bạn A đang phụ bán hàng. Khi cô giáo hỏi lí do vì sao bạn không đi học nữa thì đựợc biết là do nhà đang rất thiếu người phụ bán hàng nên bạn phải nghỉ học ở nhà làm phụ bố mẹ” Nhận xét về tình huống trên ? Nếu em là bạn của A, em sẽ làm gì để bạn được tiếp tục đi học ? Trả lời a. Nhận xét tình huống: - Bạn A nghỉ học ở nhà phụ giúp gia đình là sai vì Bạn A chưa thực hiện đúng với nghĩa vụ học tập của mình: Phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học - Gia đình bạn A bắt bạn ở nhà phụ bán hàng là sai, chưa thực hiện đúng nghĩa vụ của mình là phải tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập. b. Hs đưa ra cách giải quyết hợp lí VD: Cùng các bạn trong lớp đến nhà động viên, khuyên bạn A cố gắng sắp xếp thời gian cân đối việc học và việc làm, xin bố mẹ cho bạn A được đi học; thay phiên nhau đến phụ giúp bạn để bạn có thể đi học lại. @ Tình huống 7: “Nam và Sơn là hs lớp 6B ngồi cạnh nhau. Một hôm, Sơn bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mua. Tìm mãi không thấy, Sơn đổ tội cho Nam lấy cắp. Nam và Sơn to tiếng, tức quá Nam đã xông vào đánh Sơn chảy cả máu mũi. Cô giáo đã kịp thời mời hai bạn lên phòng hội đồng kỉ luật” a) Nhận xét cách ứng xử của hai bạn ? b) Nếu là một trong hai bạn, em sẽ xử sự như thế nào ? c) Nếu là bạn cùng lớp của Nam và Sơn, em sẽ làm gì ? Trả lời Nhận xét: + Sơn sai: Vì chưa có chứng cứ đã khẳng định Nam ăn cắp => Như vậy là xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của bạn + Nam sai: Vì không khéo léo giải quyết mà đánh Sơn chảy máu => Như vậy Nam đã xâm hại đến thân thể, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của Sơn. Xử lí: Nếu là Sơn, em sẽ bình tĩnh, cố gắng tìm lại, nếu không thấy thì hỏi cả lớp xem có ai nhặt được thì cho mình xin lại, hoặc nếu không tìm thấy nữa thì em báo với GVCN nhờ giải quyết. Nếu là Nam, khi bị vu oan, em sẽ bình tĩnh, nói Sơn là mình không có lấy, hãy tìm kĩ lại, nếu Sơn to tiếng xucù phạm thì em bào lại với GVCN. c. Nếu là bạn chung lớp với 2 bạn, em sẽ can ngăn, giải thích cho 2 bạn là làm như vậy không đúng, em sẽ cùng bạn Sơn tìm lại bút, hoặc báo với GVCN @ Tình huống 8: “Nhà nghèo, mới 14 tuổi Na đã bị cha mẹ ép gả cho một người Đài Loan hơn Na gần 30 tuổi để lấy 5 triệu đồng hồi môn. Na không đồng ý và đã nhiều lần trốn đi nhưng lại bị bắt về. Sau một lần trốn đi không thành, Na bị cha bắt về, đánh cho một trận thật đau rồi nhốt trong buồng kín khóa chặt. Mọi người can ngăn ông, ông nói đây là chuyện riêng của gia đình, không ai có quyền can thiệp. Ông tuyên bố nếu Na đồng ý cưới thì ông sẽ thả, nếu không ông nhốt suốt đời.” Em hãy nhận xét về việc làm của bố Na. Na phải làm gì để bảo vệ mình? Trả lời * Nhận xét : + Việc làm của bố Na là trái pháp luật: Ông đã xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của Na. Cụ thể ông phạm tội sau: - Cưỡng ép kết hôn - Ngược đãi và hành hạ con. * Để giải quyết việc này, Na có thể nhờ nhà trường, Đoàn TNCSHCM, hội phụ nữ ở địa phương giải thích cho bố Na hiểu quyền bất khả xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của CD; tuổi kết hôn và quyền tự do kết hôn của CD. @ Tình huống 9: “Tâm và Hùng ngồi cùng bàn, Tâm ăn kẹo cao su rồi trét vào ghế. Hùng trông thấy liền bảo bạn: “Cậu làm vậy là vi phạm đến tính mạng, thân thể và sức khoẻ của người khác đấy” Hỏi: Theo em Hùng nói như vậy có đúng không? Tại sao? Trả lời Hùng nói như vậy không đúng vì: đây không phải là hành vi xâm phạm đến tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm của người khác mà đây là hành vi đùa nghịch, gây mất vệ sinh trong lớp học và làm bẩn quần áo của người khác. Bạn Hùng phê phán như vậy là không đúng vấn đề. @ Tình huống 10: “Gia đình bà Năm đi vắng. Bỗng Nam phát hiện trong nhà bà có khói lên mù mịt. Nam la lên và cả xóm đã đập cữa xông vào nhà bà Năm để dập lửa.” a)Việc làm của Nam và cả xóm đúng hay sai? Vì sao? b) Việc làm trên có vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của người khác không? Trả lời a) Việc làm của Nam và cả xóm là đúng, vì đây là một nghĩa cử đẹp nhằm bảo vệ tài sản của công dân khi xảy ra tai nạn bất ngờ, nếu không kịp thời thì tất cả tài sản của bà Năm đã ra tro. b) Việc làm trên không vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân, vì đây không phải là hành vi vi phạm pháp luật mà là hành vi bảo vệ tài sản của công dân. C. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1 : Theo em, những giá trị nào sau đây là quý nhất của con người? Đấnh dấu x vào c a. Tiền bạc c đ. Danh dự c b. Sức khoẻ c e. Tính mạng c c. Sắc đẹp c g. Dáng thanh cao c d. Nhân phẩm c h. Mặt mày sáng sủa c Câu 2 :Những hành động nào sau đây xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ và nhân phẩm con người?. Đánh dấu x vào c a. Tỏ thái độ không đồng ý vì bạn trêu chọc quá mức c b. Đua xe c c. Báo cho thầy cô biết về việc bạn bè bỏ học đi chơi c d. Vu oan cho người khác để trả thù c đ. Đổ rác bừa bãi c e. Bênh vực bạn khi bị bắt nạt c Câu 3: Nối những nội dung ở cột A sao cho phù hợp với các nội dung ở cột B A (Tên biển báo) B (Đặc điểm) Đáp án 1. Biển báo cấm a. Hình tam giác, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng 1 + 2. Biển báo hiệu lệnh b. Hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, hình vẽ màu đen, thể hiện điều cấm 2 + 3. Biển báo chỉ dẫn c. Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo hiệu điều lệnh phải thi hành 3 + 4. Biển báo nguy hiểm d. Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông , nền màu xanh lam, để chỉ dẫn các hướng đi hoặc các điều cần biết. 4 + Câu 4: Đọc những câu sau và trả lời bằng cách khoanh vào đầu câu trả lời mà em cho là đúng: 1.Việc làm nào sau đây vi phạm quyền trẻ em? Tổ chức việc làm cho trẻ em có khó khăn B. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em C. Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ em D. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái 2. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không phải là công dân Việt Nam ? Người Việt Nam định cư và nhập quốc tịch nước ngoài. Người Việt Nam đi công tác có thời hạn ở nước ngoài. Người Việt Nam phạm tội bị phạt tù giam. Người Việt Nam dưới 18 tuổi. Trong các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông sau đây, theo em đâu là nguyên nhân chủ yếu ? Dân cư tăng nhanh Phương tiện tham gia giao thông ngày càng phát triển Sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông, ý thức của người tham gia giao thông kém. Quản lí của nhà nước về giao thông còn hạn chế 4. Trẻ em trong độ tuổi nào sau đây bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học ( Từ lớp 1 đến lớp 5) ? Từ 5 tuổi đến 13 tuổi B. Từ 6 tuổi đến 14 tuổi C. Từ 8 tuổi đến 16 tuổi D. Từ 7 tuổi đến 15 tuổi 5. Hệ thống báo hiệu giao thông bao gồm những gì ? Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông B. Tín hiệu đèn giao thông C. Biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn D. Tất cả các ý A, B, C. 6. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời vào năm nào ? Năm 1989 B. Năm 1990 C. Năm 1991 D. Tất cả đều sai

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON THI HOC KI II 20092010 HOT.doc
Giáo án liên quan