Giáo án Giáo duc công dân 6 - Tiết 31 - Bài 17: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín

I .MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu và nắm vững những nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được quy định trong Hiến Pháp của Nhà nước ta.

 2. Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức , trách nhiệm đối với việc thực hiện của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân .

3. Kĩ năng: -Phân biệt được đâu là hành vi đúng – sai ; biết phê phán, tố cáo những ai làmtrái pháp luật, xâm phạm bí mật và an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:

- Sách bài tập GDCD 6.

- Hiến pháp 1992 ( Điều 73 )

- Bộ luật hình sự 1999 ( Điều 125)

- Điều 115, 119 của Bộ luật tố tụng hình sự 1988.

III.NỘI DUNG:

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo duc công dân 6 - Tiết 31 - Bài 17: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 Tiết 31 - Bài 17: QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT VỀ THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN. Ngày soạn:17 / 4 / 2005 Ngày dạy: 19 / 4 / 2005 I .MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu và nắm vững những nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được quy định trong Hiến Pháp của Nhà nước ta. 2. Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức , trách nhiệm đối với việc thực hiện của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân . 3. Kĩ năng: -Phân biệt được đâu là hành vi đúng – sai ; biết phê phán, tố cáo những ai làmtrái pháp luật, xâm phạm bí mật và an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN: Sách bài tập GDCD 6. Hiến pháp 1992 ( Điều 73 ) Bộ luật hình sự 1999 ( Điều 125) Điều 115, 119 của Bộ luật tố tụng hình sự 1988. III.NỘI DUNG: - Khắc sâu: Những quy định của pháp luật về của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: -Thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? Để tránh vi phạm chỗ ở của người khác , em cần phải làm gì? ( Tập thói quen văn minh lịch sự: vào nhà người khác phải xin phép: gõ cửa, gọi tên, bấm chuông) 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: -H: Nếu nhặt được thư củabạn, em sẽ làm gì? -HS đưa ra ý kiến cá nhân- GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng. -GV: Để biết câu trả lời như thế nào là đúng nhất , bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu. b. Dạy – học bài mới: Hoạt động 1: Khai thác tình huống trong SGK/ 57: * GV phân vai- HS đọc tình huống: +1 HS : dẫn truyện. + 1 HS: vai Phượng. + 1 HS: vai Loan. * HS thảo luận các câu hỏi: -Nhóm 1: Theo em, Phượng có thể đọc thư của Hiền ma økhông cần sự đồng ý của Hiền không? Vì sao? I.Tình huống: 1. Phượng không thể đọc thư của Hiền vì đó không phải là thư của Phượng và chưa có sự đồng ý của Hiền. -Nhóm 2: Em có đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xong thư , dán lại rồi mới đưa cho Hiền không? Vì sao? -Nhóm 3: Nếu là Loan, em sẽ làm như thế nào? -HS đọc điều 73 – Hiến pháp 1992. ( GV viết trên bảng phụ) 2.Giải pháp của Phượng là : đọc xong thư , dán lại rồi mới đưa cho Hiền là không chấp nhận được vì làm như thế là lừa dối bạn, vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín của công dân. 3.Nếu là Loan, em nên: -Giải thích để Phượng hiểu không nên đọc thư của bạn khi bạn chưa đồng ý. -Nếu cố tình đọc là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín của công dân.( Điều 73- Hiến pháp 1992) Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học: * HS đọc nội dung bài học / 57 / SGK và điều 73- Hiến pháp 1992, 125 – BLHS 1999. * HS thảo luận: -Nhóm 1: Thế nào là quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín , điện thoại, điện tín của công dân? -Nhóm 2: Theo em, những hành vi nào là vi phạm về an toàn và bí mật thư tín , điện thoại, điện tín của công dân? -Nhóm 3:Theo em, thầy cô có quyền bóc mở , kiểm soát, thu giữ thư tín ,điện tín của các em không? Vì sao? có quyền bóc mở , kiểm soát, thu giữ thư tín , điện tín của các em khi nào? (+ Có, vì các em ăn, ở, sinh hoạt , học tập tại trường nội trú. Thầy cô được nhà nước cho phép thay mặt cha mẹ để quản lí, giáo dục các em. II. Nội dung bài học: 1. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín , điện thoại, điện tín của công dân là: -Không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư, điện tín của người khác. -Không được nghe trộm điện thoại. -Việc bóc mở , kiểm soát, thu giữ thư tín ,điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật. 2. Hành vi vi phạm: -Đọc trộm thư của người khác. -Thu giữ thư của công dân khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. -Nghe trộm điện thoại của người khác. -Đọc thư của người khác rồi đi nội dung thư cho mọi người biết + Bóc mở , kiểm soát, thu giữ thư tín , điện tín của các em khi phát hiện thư tín , điện tín có nội dung không lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi : yêu đương ) -Nhóm 4: Người nào vi phạm an toàn, bí mật thư tín , điện thoại , điện tín của công dân sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào? -HS đọc điều 125 – BLHS 1999. -H: Nếu thấy bạn nghe trộm điện thoại, xem thư của người khác em sẽ làm gì? ( + Nhắc nhở bạn không nên + Phân tích: đó là hành vi sai trái, vi phạm đạo đức, pháp luật + Nếu bạn vẫn không nghe có thể nhờ GVCN, hoặc nhà trường, bạn bè cùng phân tích để bạn hiểu ra không nên làm như vậy vì hành vi đó là thiếu lịch sự và vi phạm pháp luật.) * GV yêu cầu 1 HS đọc lại nội dung bài học. Õ Có thể sẽ bị xử lí theo điều 125 – BLHS 1999. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập : *HS đọc bài tập d/ 58 / SGK. - HS làm việc cá nhân ( 5’), ghi lại cách ứng xử của mình ra vở bài tập. - HS phát biểu ý kiến về cách ứng xử của bản thân. -GV hướng dẫn các HS khác nhận xét, bổ sung ( nếu thiếu). - GV chốt đáp án. * H: Em hoặc bạn em đã có lần nào vi phạm quyền được bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín , điện thoại, điện tín chưa? Nếu có, hãy kể cho các bạn cùng nghe và nêu hướng khắc phục? ( HS tự liên hệ) - GV nhắc nhở HS: nên tranh thủ thời gian để học, hạn chế viết thư nhất là trao đổi tình cảm chưa phù hợp với lứa tuổi HS, gây lãng phí thời gian , ảnh hưởng tới kết quả HT III.Bài tập: * Bài tập d/ 58 / SGK: Đáp án: -Nhặt được thư của người khác : cần tìm cách trả lại cho chủ của bức thư đó. - Nhìn thấy bạn lấy trộm thư hoặc nghe trộm điện thoại của người khác : Khuyên bạn không nên làm như vậy, vì đó là hành vi thiếu lịch sự và vi phạm pháp luật. Nếu bạn không nghe em sẽ báo với GVCN để GVCN nhắc nhở, phân tích cho bạn thấy hành vi sai trái của mình. -Bố, mẹ hoặc anh chị xem thư của em mà không hỏi ý kiến của em: em sẽ phân tích cho bố, mẹ hoặc anh chị thấy công dân có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín. Bố, mẹ hoặc anh chị muốn xem thư của em thì nên hỏi ý kiến của em. 3. Củng cố bài học: -Thế nào là quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín , điện thoại, điện tín của công dân? -Vì sao pháp luật lại quy định công dân có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín , điện thoại, điện tín ? ( Là phương tiện trao đổi tâm tư, tình cảm, hỏi thăm sức khoẻ, bàn bạc công việcgiữa công dân với nhau. Đó là những vấn đề về đời sống riêng của mỗi người Õ cần được bảo đảm an toàn và bí mật.) 4.Hướng dẫn về nhà: -Học thuộc nội dung bài học. Thực hành nội dung vừa học. -Chuẩn bị nội dung ngoại khoá về an toàn giao thông: Xem lại nội dung bài học 14.tìm hiểu về tình hình ATGT ở nước ta và địa phương nơi trường đang đóng quân.

File đính kèm:

  • docTUAN 31.doc
Giáo án liên quan