Chuyên đề Vài hình thức dạy – học tích cực nhằm rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp 6 trong môn giáo dục công dân

Dạy – học tích cực là một trong những yêu cầu bắt buộc của ngành GD Việt Nam trong giai đoạn hội nhập. Điều này kéo theo hàng loạt những mục tiêu, yêu cầu trong phương pháp dạy – học cho từng môn học ở nhà trường phổ thông hiện nay. Đối với bộ môn GDCD, khái niệm “rèn luyện kỹ năng sống” mới nhưng không lạ. Bởi mục tiêu của môn học GDCD ở trường phổ thông là xây dựng cho người học những nhận thức, thái độ đúng về các chuẩn mực đạo đức, pháp luật trên cơ sở đó người học có những hành vi phù hợp với chuẩn mực đã được xác định từ lâu. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau nên mục tiêu trên của môn học chưa đạt được yêu cầu như mong đợi trong thời kỳ mới. Đây có lẽ là lý do thuyết phục nhất mà các nhà nghiên cứu về chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam trong giai đoạn mới giao trọng trách quan trọng đầu tiên về giáo dục, rèn luyện kĩ năng sống cho bộ môn GDCD trong nhà trường phổ thông (các môn học khác có nhưng nhiều nhất có lẽ vẫn ở môn GDCD). Mặc dù không lạ nhưng người dạy vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi lên lớp để thực hiện mục tiêu này bởi vì giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong thời kì mới, thời kì phát triển và hội nhập, thời kì của khoa học công nghệ và phương tiện hiện đại không phải là điều dễ dàng thực hiện trong ngày một ngày hai. Làm thế nào để các thế hệ học sinh trong giai đoạn mới có đủ năng lực, bản lĩnh và trí tuệ hòa nhập nhưng không hòa tan, phát triển ngang tầm các nước bạn nhưng không đánh mất bản sắc văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam là trách nhiệm nặng nề của ngành giáo dục Việt Nam nói chung, bộ môn GDCD ở trường phổ thông nói riêng.

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Vài hình thức dạy – học tích cực nhằm rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp 6 trong môn giáo dục công dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐẠI LỘC TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU VÀI HÌNH THỨC DẠY – HỌC TÍCH CỰC NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 6 TRONG MÔN GDCD Tháng 4 năm 2011 Chuyên đề: VÀI HÌNH THỨC DẠY - HỌC TÍCH CỰC NHẰM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 6 TRONG MÔN GDCD A/ ĐẶT VẤN ĐỀ Dạy – học tích cực là một trong những yêu cầu bắt buộc của ngành GD Việt Nam trong giai đoạn hội nhập. Điều này kéo theo hàng loạt những mục tiêu, yêu cầu trong phương pháp dạy – học cho từng môn học ở nhà trường phổ thông hiện nay. Đối với bộ môn GDCD, khái niệm “rèn luyện kỹ năng sống” mới nhưng không lạ. Bởi mục tiêu của môn học GDCD ở trường phổ thông là xây dựng cho người học những nhận thức, thái độ đúng về các chuẩn mực đạo đức, pháp luật trên cơ sở đó người học có những hành vi phù hợp với chuẩn mực đã được xác định từ lâu. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau nên mục tiêu trên của môn học chưa đạt được yêu cầu như mong đợi trong thời kỳ mới. Đây có lẽ là lý do thuyết phục nhất mà các nhà nghiên cứu về chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam trong giai đoạn mới giao trọng trách quan trọng đầu tiên về giáo dục, rèn luyện kĩ năng sống cho bộ môn GDCD trong nhà trường phổ thông (các môn học khác có nhưng nhiều nhất có lẽ vẫn ở môn GDCD). Mặc dù không lạ nhưng người dạy vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi lên lớp để thực hiện mục tiêu này bởi vì giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong thời kì mới, thời kì phát triển và hội nhập, thời kì của khoa học công nghệ và phương tiện hiện đại không phải là điều dễ dàng thực hiện trong ngày một ngày hai. Làm thế nào để các thế hệ học sinh trong giai đoạn mới có đủ năng lực, bản lĩnh và trí tuệ hòa nhập nhưng không hòa tan, phát triển ngang tầm các nước bạn nhưng không đánh mất bản sắc văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam là trách nhiệm nặng nề của ngành giáo dục Việt Nam nói chung, bộ môn GDCD ở trường phổ thông nói riêng. Kĩ năng sống trong thời kì hội nhập tất yếu phải đi đôi với sự linh động, nhạy bén, và khả năng ứng phó, giải quyết các vấn đề một cách nhanh và hiệu quả nhất. Điều này đồng nghĩa với việc người dạy phải sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong việc tổ chức cho học sinh tìm hiểu môn GDCD. Với suy nghĩ trên, nhóm giáo viên giảng dạy môn GDCD của trường THCS Phan Bội Châu mạo muội thực hiện chuyên đề “Vài hình thức dạy – học tích cực nhằm rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh lớp 6 trong môn GDCD”. B/ NỘI DUNG I/ Thực trạng việc dạy – học môn GDCD ở trường THCS hiện nay: Dạy – học môn GDCD ở trường THCS hiện đang tồn tại một số thực trạng về cả người dạy lẫn người học làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả và mục tiêu cần đạt của bộ môn này. 1/ Về phía người dạy: Phần lớn giáo viên được phân công giảng dạy bộ môn GDCD ở trưởng THCS là giáo viên không chính thức, thường là giáo viên của các bộ môn khác được phân công giảng dạy ghép thêm môn GDCD. Điều này ảnh hường không nhỏ đến tâm lí và sự đầu tư cho giờ dạy – học. Do không phải là chuyên môn chính cộng với tâm lí coi nhẹ bộ môn nên việc giáo viên được phân công dạy ghép môn GDCD chuẩn bị bài lên lớp ở mức độ vừa phải, không đào sâu như chuyên môn chính là chuyện dễ hiểu. Cũng do sự đầu tư chưa nhiều nên việc nghiên cứu, tìm tòi đưa ra nhiều hình thức dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực của học sinh trong mỗi giờ dạy – học môn GDCD cũng chưa được chú trọng nhiều. Người dạy chưa thật sự thường xuyên gắn kết những điều được học từ bộ môn với thực tế cuộc sống để giáo dục đạo đức và hành vi (kĩ năng sống) cho học sinh. Chưa tạo điều kiện thật sự thoải mái, hào hứng trong tiết học để học sinh mạnh dạn đưa ra những ý kiến cá nhân về các vấn đề liên quan nội dung bài học, từ đó giáo viên biết và kịp thời điều chỉnh, uốn nắn nhận thức và hành vi cho các em. Đánh giá kết quả của học sinh về bộ môn GDCD chưa thật thỏa đáng, còn chú trọng nhiều đến lí thuyết, chưa đề cao hành vi( mà hành vi chính là kĩ năng sống). 2/ Về phía người học: Thiếu tích cực trong hoạt động, học tập bộ môn (điều này một phần do việc kiểm tra đánh giá dẫn đến học sinh không cần phải hoạt động, làm việc tích cực cũng đủ điểm trung bình) Chưa hình thành những thói quen và kĩ năng cơ bản từ việc học tập, tìm hiểu bộ môn GDCD. II/ Vài hình thức dạy - học tích cực nhằm rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh: Với những thực trạng được nêu trên, chúng tôi thiết nghĩ để góp phần vào giải quyết thực trạng đó đồng thời đáp ứng được yêu cầu của bộ môn hiện nay (rèn luyện kĩ năng sống) thì phải tạo điều kiện cho học sinh tích cực, chủ động hơn nữa trong học tập bộ môn để qua đó rèn luyện kĩ năng sống cho các em. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập đến đối tượng học sinh lớp 6 nên những giải pháp đưa ra cũng nhằm rèn luyện những kĩ năng cần thiết cho các em. Để phát huy được sự tích cực hoạt động của học sinh lớp 6 trong học tập môn GDCD, chúng ta có thể sử dụng một số hình thức dạy – học sau trong việc tổ chức cho các em tìm hiểu bài học. 1/ Dạy - học qua tiểu phẩm do các em tự thể hiện Hình thức này yêu cầu GV phải hướng dẫn HS thực hiện một tiểu phẩm có nội dung liên quan đến bài học. Các em tự xây dựng (dưới sự hướng dẫn của GV) và sau đó trình bày tiểu phẩm trong giờ học. Từ tiểu phẩm, các em thảo luận, trao đổi để đi đến nhận thức và hành vi đúng về vấn đề được học. Với hình thức dạy – học này chúng ta rèn luyện được cho HS lớp 6 một số kĩ năng như: hợp tác làm việc, giao tiếp, ứng xử, tự tin Về xây dựng tiểu phẩm, GV có thể từ những tình huống trong SGK hướng dẫn HS xây dựng hoặc tự người dạy đưa ra một vấn đề nào đó để xây dựng. Ví dụ: Với bài QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở CỦA CÔNG DÂN giáo viên có thể lấy tình huống SGK đưa ra để xây dựng tiểu phẩm. 2/ Dạy – học gắn với thực tế cuộc sống Rèn luyện kĩ năng sống đồng nghĩa với việc dạy – học phải gắn với thực tế cuộc sống đang diễn ra. Dạy học với hình thức này đòi hỏi người dạy phải đầu tư, nghiên cứu nhiều để tìm ra những tình huống, những vấn đề trong cuộc sống liên quan đến nội dung bài học và đặc biệt là phải liên quan trực tiếp đến cuộc sống của học sinh. Từ những tình huống, những vấn đề đó GV tổ chức cho HS thảo luận đưa ra ý kiến rõ ràng, cụ thể và phải biết lí giải, bảo vệ cho ý kiến của mình. Ở hình thức này, GV cũng cần linh hoạt trong việc tổ chức cho HS thể hiện ý kiến. Có những vấn đề yêu cầu thảo luận lấy ý kiến nhóm nhưng cũng cần có nhiều tình huống để biết ý kiến và nhận thức của từng cá nhân. Làm như vậy mới có điều kiện nắm bắt và uốn nắn kịp thời nhận thức và hành vi của các em. Với hình thức này, ngoài việc rèn luyện những kĩ năng như trên đã nói thì còn giúp học sinh thể hiện được sự kiên định và kĩ năng biết lựa chọn những điều phù hợp nhất. 3/ Dạy – học tôn trọng tối đa tính chủ thể của học sinh Một trong những cách cần thiết để phát huy sự tích cực của học sinh là người dạy biết tôn trọng tính chủ thể của mỗi em và tạo điều kiện để các em phát huy tốt nhất tính chủ thể đó. Làm được điều này thì đầu tiên nhất người dạy phải biết tạo ra một không khí thật sự thoải mái, nhẹ nhàng, gần gũi, tôn trọng và hợp tác trong giờ dạy – học. GV phải tạo được sự hưng phấn cho học sinh vô tư đưa ra ý kiến của mình đồng thời không bác bỏ ý kiến đó mà phải hết sức ghi nhận, tôn trọng. Nếu xét thấy ý kiến của các em còn chưa phù hợp thì phải từ từ đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục để xây dựng cho các em nhận thức và hành vi đúng. Một khi người học đủ tự tin ở bản thân mình và nhìn thấy được điều đáng học tập ở người xung quanh có nghĩa là các em đã có được rất nhiều kĩ năng cần thiết cho cuộc sống của mình (tự tin, tôn trọng người khác, biết nhận thức và lựa chọn đúng sai khi hành động, ). III/ Kết quả Vận dụng vài hình thức dạy – học trên trong quá trình lên lớp môn GDCD ở lớp 6 chúng tôi nhận thấy sự hào hứng và tinh thần tích cực thật sự của học sinh, đặc biệt là qua đó đã giúp học sinh có sự thích thú hơn đối với bộ môn và quan trọng hơn là từng bước rèn luyện và hình thành cho các em lớp 6 một số kĩ năng sống cần thiết ở độ tuổi các em. C/ KẾT LUẬN Đứng trước yêu cầu đổi mới và trách nhiệm nặng nề của người làm nhiệm vụ “trồng người”, bất kì một thầy giáo, cô giáo nào cũng nặng lòng những trăn trở, nghĩ suy, nhóm giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD của trường THCS Phan Bội Châu cũng không ngoài tâm trạng đó. Tuy nhiên do năng lực còn có hạn nên chúng tôi chỉ đưa ra một vài giải pháp nhỏ ở phạm vi lớp 6 mà chúng tôi đã áp dụng trong thời gian qua. Những ý kiến trên của chúng tôi dù được đúc kết từ thực tế giảng dạy nhưng vẫn không thể tránh những thiếu sót và sự chủ quan nào đó, vì vậy rất mong các thầy cô và các bạn đồng nghiệp chân tình góp ý để chúng tôi thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình. Xin chân thành cảm ơn !

File đính kèm:

  • docchuyen de.doc
Giáo án liên quan