Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiét 2 - Bài dạy: Siêng năng, kiên trì

I/. Mục tiêu:

1/. Kiến thức:

- Hsnắm được thế nào là siêng năng, kiên trì.

- Các biểu hiện của siêng năng, kiên trì.

2/. Kĩ năng:

- Có khả năng tự rèn luyện đức tính siêng năng.

- Dự kiến được kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động để trở thành người tốt.

3/. Thái độ:

- Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác.

II/. Chuẩn bị:

1/. Giáo viên: - Tranh bài 1 trong bộ thực hành GDCD 6.

 - Bảng phụ ghi sẵn bài tập tình huống.

 - Một số tấm gương sáng.

2/. Học sinh:

 - Bảng nhóm, bút dạ, nam châm

 - Đọc trước truyện đọc “Bác Hồ tự học ngoại ngữ”. Soạn phần gợi ý a, b, c SGK.

 - Sưu tầm tục ngữ, ca dao thể hiện phẩm chất siêng năng, kiên trì.

III/. Tiến trình tiết dạy:

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 6 - Tiét 2 - Bài dạy: Siêng năng, kiên trì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 2 Tiết : 2 Ngày soạn : Ngày dạy : Bài dạy: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ. I/. Mục tiêu: 1/. Kiến thức: Hsnắm được thế nào là siêng năng, kiên trì. Các biểu hiện của siêng năng, kiên trì. 2/. Kĩ năng: Có khả năng tự rèn luyện đức tính siêng năng. Dự kiến được kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động để trở thành người tốt. 3/. Thái độ: Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và các hoạt động khác. II/. Chuẩn bị: 1/. Giáo viên: - Tranh bài 1 trong bộ thực hành GDCD 6. - Bảng phụ ghi sẵn bài tập tình huống. - Một số tấm gương sáng. 2/. Học sinh: - Bảng nhóm, bút dạ, nam châm - Đọc trước truyện đọc “Bác Hồ tự học ngoại ngữ”. Soạn phần gợi ý a, b, c SGK. - Sưu tầm tục ngữ, ca dao thể hiện phẩm chất siêng năng, kiên trì. III/. Tiến trình tiết dạy: 1/. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (1’) 2/. Kiểm tra bài cũ: (5’) H1: Hãy kể một viêc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khỏe bản thân? H2: Hãy trình bày kế hoạch luyện tập TDTT. * Dự kiến trả lời: - H1: HS kể một việc làm có thể: tự luyện tập một môn thể thao: Cầu lông, bơi Về thời gian luyện tập, nhờ sự giúp đỡ, kết quả. - H2: Kế hoạch: Sáng 5h10 tập thể dục buổi sáng, 5h20 chạy 1000m. 16h50 đến 17h50 đá bóng 3/. Giảng bài mới: a/. Đặt vấn đề: GV treo tranh, HS quan sát. GV yêu cầu HS nêu nội dung từng bức tranh. HS trả lời => GV dẫn dắt vào bài học hôm nay. b/. Tiến trình: Thời lượng Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Nội dung kiến thức 15’ Hoạt động 1: Hoạt động nhóm, phân tích truyện đọc => Hình thành khái niệm. GV: Gọi học sinh đọc truyện “Bác Hồ tự học ngoại ngữ”. GV: Nhận xét cách đọc. GV: Treo bảng nhóm ghi sẵn nội dung thảo luận: Nhóm 1, 2: Bác Hồ của chúng ta biết mấy thứ tiếng? Bác đã tự học như thế nào? Nhóm 3, 4: Bác Hồ của chúng ta gặp khó khăn gì trong viêc học ngoại ngữ? Cách học của Bác Hồ thể hiện đức tính gì? GV nhận xét => kết luận. Vậy siêng năng là gì? Kiên trì là như thế nào? Gv chốt lại ghi bài. Em hãy nêu tên những danh nhân nhờ tính siêng năng, kiên trì mà thành công trong trong việc. - HS đọc truyện. - HS chú ý lắng nghe => rút kinh nghiệm. - HS thảo luận nhóm: (4’) Cách thức: Các nhóm tập trung thảo luận thống nhất ý kiến, thư ký nhóm ghi nội dung lên bảng nhóm. Cụ thể: Bác Hồ của chúng ta biết nhiều thứ tiếng nước ngoài: Pháp, Anh, Nga, Trung Quốc Bác học thêm vào 2 giờ nghỉ trong đêm, Bác nhờ thủy thủ giảng bài, vừa làm vừa học, viết 10 từ mới vào tay. Sáng sớm và buổi chiều tự học ở vườn hoa. Ngày nghỉ Bác học với giáo sư người Ý, Bác tra từ điển. Khó khăn: không được học ở trường, lớp, thời gian làm việc 17 đến 18 giờ/ ngày. Cách học của Bác thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì. HS trả lời. HS nêu: Bác học Lê Quý Đôn; Giáo sư Tiến sĩ Tôn Thất Tùng; Nhà nông học, Giáo sư Lương Đình Của. 1/. Khái niệm: Siêng năng là sự cần cù tự giác, thường xuyên đều đặn. Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn gian khổ. 11’ Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân: Nêu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các lĩnh vực hoạt động. GV: Treo bảng phụ: Biểu hiện của siêng năng trong các lĩnh vực: Học tập Lao động Hoạt động khác GV: Nhận xét kết luận những ý đúng. - HS xung phong lên bảng điền vào: Học tập: Đi học chuyên cần. Chăm chỉ làm bài. Tự giác học tập. Gặp khó khăn giải đến khi nào xong mới thôi. Lao động: Chăm làm việc nhà. Không bỏ dở công việc. Không ngại khó. Tìm tòi, sáng tạo. Hoạt động khác: Kiên trì rèn luyện TDTT. Kiên trì phòng chống tệ nạn XH. Bảo vệ môi trường. 12’ Hoạt động 3: Củng cố, luyện tập. Em hãy nêu những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì? GV treo bảng phụ ghi sẵn bài tập: Khoanh tròn chữ cái đứng đầu ý em đồng ý. Người siêng năng: a/. Miệt mài trong công việc. b/. Là người chỉ mong hoàn thành nhiệm vụ. c/. Làm việc thường xuyên đều đặn. d/. Làm tốt công việc không cần khen thưởng. e/. Làm theo ý thích, gian khổ không làm. g/. Gặp bài khó quyết tâm thức khuya giải khi nào làm xong mới thôi. GV: Cho HS liên hệ bản thân: Bản thân em đã thể hiện được tính siêng năng chưa? Kể một việc làm bản thân em đã thể hiện tính siêng năng? Gv nhận xét việc làm của các em và phát huy. - HS nêu: Lười biếng, ỷ lại, hời hợt cẩu thả, ngại khó, gian khổ, mau chán nản. - HS giải bài tập. - HS liên hệ bản thân. - HS kể những chuyện làm thể hiện tính siêng năng: Sáng nào Lan cũng dậy sớm rửa bình li. Chiều nào Hồng cũng quét sân sạch sẽ. 4/. Dặn dò: (1’) + Về nhà ôn bài. + Làm bài tập a, b, c, d. + Tiết sau học tiếp bài 2. Sưu tầm tục ngữ ca dao nói về phẩm chất siêng năng, kiên trì. IV/. Rút kinh nghiệm - Bổ sung:

File đính kèm:

  • docTiet 2.doc
Giáo án liên quan