Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội (tiết 1) - Trường THCS Lê Hồng Phong

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức:

 - HS nêu được thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

2. Về kỹ năng:

- HS biết nhận xét, đánh giá tính tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội của bản thân và mọi người.

3. Về thái độ:

- HS có ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng hợp tác trong việc thực hiện các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đông người.

III. Tiến trình dạy – học.

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A1 vắng . , Lớp 6A2 vắng: ., Lớp 6A3 vắng: .

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Nêu khái niệm và những biểu hiện của lịch sự, tế nhị?

 - Ý nghĩa của lịch sự tế nhị ? Đọc vài câu ca dao tục ngữ nói về lịch sự tế nhị?

 3. Dạy - học bài mới:

 *GV giới thiệu: Đọc trên báo thiếu niên tiền phong, chúng ta đã biết được nhiều tấm gương học giỏi – chăm ngoan và tham gia các hoạt động đoàn thể một cách tích cực và tự giác. Để hiểu điều đó có ý nghĩa quan trọng như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học.

 *Hoạt động dạy học:

 

doc2 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội (tiết 1) - Trường THCS Lê Hồng Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12 Ngày soạn: 04/11/2013 TIẾT 12 Ngày dạy: 07/11/2013 Bài 10: TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI (Tiết 1) I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: - HS nêu được thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. 2. Về kỹ năng: - HS biết nhận xét, đánh giá tính tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội của bản thân và mọi người. 3. Về thái độ: - HS có ý thức tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài: - Kĩ năng hợp tác trong việc thực hiện các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. - Kĩ năng thể hiện sự tự tin trước đông người. III. Tiến trình dạy – học. 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A1 vắng. , Lớp 6A2 vắng:., Lớp 6A3 vắng:. 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu khái niệm và những biểu hiện của lịch sự, tế nhị? - Ý nghĩa của lịch sự tế nhị ? Đọc vài câu ca dao tục ngữ nói về lịch sự tế nhị? 3. Dạy - học bài mới: *GV giới thiệu: Đọc trên báo thiếu niên tiền phong, chúng ta đã biết được nhiều tấm gương học giỏi – chăm ngoan và tham gia các hoạt động đoàn thể một cách tích cực và tự giác. Để hiểu điều đó có ý nghĩa quan trọng như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học. *Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt *Đặt vấn đề: Khai thác truyện đọc. * GV cho HS phân vai đọc truyện (2 vai: Quế Chi và dẫn truyện), từ đó cho HS trao đổi nhóm (3’) sau đó cho trả lời các câu hỏi trực tiếp theo phần gợi ý (SGK /24): CTrương Quế Chi có suy nghĩ và ước mơ gì? - HS: Ước mơ trở thành con ngoan trò giỏi. CNhững chi tiết nào chứng tỏ bạn Chi tích cực tham gia các hoạt động? - HS: Cùng các bạn viết văn - làm thơ, say sưa học tập –dịch thơ và tập làm thơ, sáng lập ra nhóm “người nói tiếng Pháp”, tích cực tham gia các hoạt động của Đội – sinh hoạt ở cộng đồng và giúp đỡ mọi người khi cần thiết. CĐộng cơ nào giúp Trương Quế Chi hoạt động tích cực và tự giác? - HS: Ước mơ trở thành nhà báo thể hiện sớm xác định lý tưởng nghề nghiệp của cuộc đời => Những ước mơ đó đã trở thành động lực của những hành động tự giác và tích cực. CTrương Quế Chi đã giúp mẹ được những việc gì? - HS: Là cô gái đảm đang, hàng ngày đưa đón em đi học mẫu giáo và giúp đỡ mẹ trong việc nội trợ. CMuốn trở thành con ngoan trò giỏi, Trương Quế Chi phải làm gì? - HS: Cố gắng kiên trì vượt khó, tranh thủ thời gian, có thời gian biểu và tham gia các hoạt động tập thể – ngoại khoá và các lĩnh vực của xã hội... CEm học tập được gì ở bạn Trương Quế Chi? - HS: Cần tích cực học tập cũng như tham gia tự giác các phong trào của tập thể và xã hội => Bạn Chi là tấm gương sáng để các em học tập và noi theo. =>GV chốt lại: Trương Quế Chi là học sinh toàn diện và luôn gương mẫu trong các hoạt động. * Tìm hiểu nội dung bài học. * GV hướng dẫn HS rút ra bài học từ thông tin mục II/24. CThế nào là tích cực? CThế nào là tự giác? =>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn xác và chốt lại: Tích cực và tự giác tham gia các hoạt động tập thể và xã hội sẽ có ích cho bản thân rất nhiều. I. Đặt vấn đề: Truyện đọc. “Điều ước của Trương Quế Chi” II. Nội dung bài học. 1. Khái niệm: - Tích cực là luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện. - Tự giác là chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở – giám sát. 4. Củng cố: GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học. 5. Đánh giá: Những việc làm nào sau đây nói lên tích cực, tự giác? - Thích đi sinh hoạt Đội. - Giúp đồng bào lũ lụt. - Thích chơi trò chơi điện tử. - Tham gia Tết trồng cây 6. Hoạt động nối tiếp: - Học bài theo nội dung bài học. - Chuẩn bị giờ sau (tìm biểu hiện, rút ra ý nghĩa và làm các bài tập ). 7. Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docGDCD 6 tiet 12.doc