Tiết 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ - ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN.
I/ Mục tiêu bài học:
* Kiến thức
- H/S hiểu rõ đặc điểm vị trí địa lí, kích thước, địa hình và khoáng sản châu Á.
* Kĩ năng:
- Củng cố và phát triển kĩ năng đọc, phân tích, so sánh các yếu tố địa lí trên bản đồ.
- Phát triển tư duy địa lí, giải thích được mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tự nhiên.
II/ Phương tiện dạy học:
- Lược đồ vị trí địa lí châu Á trên địa cầu.
- Bản đồ tự nhiên châu Á
III/ Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận nhóm.
IV/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định: ( 1 phút )
2/ Bài mới:
G/V giới thiệu bài: ( 1 phút ) Chúng ta đã tìm hiểu thiên nhiên, kinh tế- xã hội châu Phi, châu Mĩ, châu Nam Cực, châu Âu trong chương trình địa lí lớp 7. Sang phần I địa lí 8 chúng ta sẽ tìm hiểu châu Á, châu lục có lịch sử phát triển lâu đời nhất và cũng là “ quê hương” của chúng ta. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản châu Á.
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2720 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy Địa lí 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C BỘ
I/ Mục tiêu bài học:
* Kiến thức: HS cần nắm được:
Vị trí, phạm vi lãnh thổ của miền.
Nêu và giải thích được các đặc điểm nổi bật về tự nhiên của vùng.
Biết những thuận lợi và khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên , bảo vệ môi trường của miền.
* Kĩ năng:
Sử dụng bản đồ để trình bày vị trí giới hạn, các đặc điểm tự nhiên của miền.
Phân tích lát cắt địa hình của miền để thấy rõ hướng nghiêng của địa hình, một số đặc điểm địa hình của miền.
II/ Phương tiện dạy học:
Bản đò tự nhiên VN, tự nhiên của miền.
Tranh ảnh: Vịnh Hạ Long, hồ Ba bể.
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định ( 1 phút )
2/ Bài mới: Thiên nhiên VN phân hoá theo không gian lãnh thổ hình thành 3 miền địa lí tự nhiên khác nhau. Mỗi miền có nét nỗi bật về cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên. Trước hết chúng ta tìm hiểu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Cá nhân ( 8 phút )
- GV treo bản đồ tự nhiên VN.
? Đối chiều lược đồ SGK xác định giới hạn của miền trên bản đồ.
? Xác định vị trí vĩ độ, tiếp giáp?
Em có nhận xét gì về vị trí vĩ độ của vùng?
Hoạt động 2: Nhóm/ cặp ( 30 phút )
Quan sát bản đồ em hãy mô tả địa hình của miền( dạng địa hình chủ yếu, hướng địa hình )
- GV treo bản đồ tự nhiên của vùng.
? Xác định trên H 41.1, lược đồ tự nhiên của vùng
- Các sơn nguyên đá vôi Hà Giang, Cao Bằng
- Các dãy núi cánh cung.
- Đồng bằng sông Hồng.
- Vùng quần đảo Hạ Long.
? Nham thạch chủ yếu của vùng?
? Quan sát lát cắt H41.2 em cho biết
I/ Vị trí, phạm vi lãnh thổ:
- Bao gồm đồi núi tả ngạn sông Hồng và Đồng bằng Bắc Bộ.
II/ Đặc điểm tự nhiên:
a/ Địa hình: phần lớn là đồi núi thấp hướng vòng cung mở rộng ở phía Bắc và quy tụ về Tam Đảo.
- Địa hình Catxtơ khá phổ biến
- Hướng nghiêng của địa hình: TB-ĐN
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
hướng nghiêng của địa hình?
? Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết thời tiết mùa đông của miền có gì khác các miền phía Nam?
? Giải thích tại sao mùa đông kéo dài và lạnh nhất cả nước?
? Về mùa hạ thời tiết như thế nào/
? Các dạng thời tiết đặc biệt của miền?
? Thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại (trong mùa đông, mùa hạ ) đối với sản xuất nông nghiệp?
? Quan sát H 41.1 xác định các hệ thống sông chính?
? Phân tích ảnh hưởng của địa hình và khí hậu đối với sộng ngòi?
? Để phòng chống lũ lụt nhân dân ta đã làm gì ?
? Việc làm đó đã ảnh hưởng đến địa hình đồng bằng này như thế nào?
? Miền B& ĐBBB có tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng. Căn cứ vào H 41.1 và kiến thức SGK cho biết miền có những tài nguyên gì? Phân bố ở đâu?
- GV cho HS xem tranh.
? Những khó khăn của thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của miền?
? Phải làm gì để bảo vệ môi trường trong sạch, kinh tế phát triển bền vững?
b/ Khí hậu:
-Tính chất nhiệt đới bị giảmsút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất nước ta
-Mùa đông đến sớm, kết thúc muộn
( kéo dài 3 đến 5 tháng ).
c/ Sông ngòi:
- Có 2 hệ thống sông lớn: Sông Hồng, sông Thái Bình.
- Các sông có thung lũng rộng, độ dốc nhỏ, thuỷ chế có 2 mùa rõ rệt: Mùa lũ và mùa cạn.
d/ Tài nguyên phong phú, đa dạng và nhiều cảnh đẹp nỗi tiếng:
- Khoáng sản: Than đá, Apatíc, Sắt.
- Thắng cảnh: Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, vườn quốc gia Cúc Phương.
4/ Củng cố ( 3 phút )
- Vì sao tính chất nhiệt đới miền Bắc và ĐB Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ?
5/ Dặn dò:
Làm bài tập số 3 SGK
Chuẩn bị bài mới:Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên miền TB& BTB.
Ngày soạn: 10/4/2014 Tuần 33- Tiết 46
Ngày giảng: 18/4/14 MIỀN TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ.
I/ Mục tiêu bài học:
* Kiến thức: Học sinh nắm được:
Vị trí, phạm vi lãnh thổ của mìền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Nêu và giải thích được những đặc điểm tự nhiên nỗi bật của miền.
* Kĩ năng:
Sử dụng bản đồ tự nhiên để trình bày vị trí và các đặc điểm tự nhiên của miền.
Phân tích biểu đồ để thấy rõ sự khác nhau về mùa mưa
II/ Phương tiện dạy học:
Bản đồ tự nhiên miền TB & BTB- Bản đồ Tự nhiên Việt Nam.
Tranh ảnh dãy Hoàng liên Sơn, bãi biển, hang động.
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định: ( 1 phút )
2/ Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )
Vì sao nói tính chất nhiệt đới của miền Bắc và Đông bắc Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ? Giải thích vì sao có điều đó xãy ra?
3/ Bài mới: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là cầu nối giữa 2 miền
địa lí tự nhiên phía Bắc và phía Nam . Thiên nhiên ở đây có nhiều nét độc đáo, phức tạp.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Cá nhân ( 5 phút )
- GV treo bản đồ tự nhiên VN
? Hãy xác định trên bản đồ treo tường phạm vi của miền?
? Xác định vị trí vĩ độ? ( khoảng 16- 23 0 B ) và vị trí tiếp giáp ?
Hoạt động 2: Nhóm/ cặp ( 22 phút )
? Dựa vào màu sắc bản đồ em có nhận xét gì về độ cao của miền so với các miền khác?
- GV cho HS xem tranh dãy Hoàng Liên Sơn.
? Đồng bằng ở đây như thế nào?
? Địa hình có hướng gì? Chứng minh?
? Giải thích tai sao mùa đông của miền ngắn và ít lạnh hơn miền B và ĐBBB.?
? Tính chất của gió mùa mùa hạ?
? Tại sao gió Tây nam đến miền này lại nóng và khô?
? Quan sát H 42.2 em có nhận xét gì về chế độ mưa của miềm TB & BTB?
I/ Vị trí, phạm vi lãnh thổ:
Có vị trí từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
II/ Đặc điểm tự nhiên:
1/ Địa hình cao nhất Việt Nam:
- Núi non trùng điệp, có nhiều núi cao, thung lũng sâu.
- Núi ăn ra sát biển,đồng bằng nhỏ hẹp.
- Hướng chính của địa hình là Tây bắc- Đông nam.
2/ Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình:
- Mùa đông ngắn ( đến muộn, kết thúc sớm ), nhiệt độ mùa đông cao hơn miền Bắc và Đông Bắc từ 2-3 0C.
- Mùa hạ gió Tây nam khô nóng.
- Mùa mưa trong miền chậm dần từ TB BTB
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến chế độ nước sông ngòi miền này?
? Miền có những nguồn tài nguyên quan trọng nào?
? Hãy nêu giá trị tổng hợp của hồ Hoà Bình ?
? Dựa vào H 42.1 cho biết miền có những khoáng sản gì? Phân bố ở đâu?
- Phàn lớn tài nguyên còn ở dạng tiềm năng chưa được khai thác nhiều- Kinh tế, đời sống ở đây còn nghèo, khó khăn, kém phát trriển.
Hoạt động 3: cá nhân ( 8 phút )
? Cho biết những thiên tai thường xãy ra trong vùng? Biện pháp phòng chống?
3/ Tài nguyên phong phú, đa dạng đang đuợc điều tra, khai thác:
- Tiềm năng thuỷ điện lớn.
- Khoáng sản: Nhiều mỏ và điểm quặng ( thiếc, sắt , ti tan)
- Rừng: có nhiều kiểu rừng.
- Biển: Sinh vật phong phú, có nhiều bãi biển đẹp.
III/ Bảo vệ môi trường và phòng chống thên tai:
- Khó khăn: Giá rét, lũ quét, gió phơn Tây nam khô nóng, bão lụt
- Các biện pháp chủ yếu: bảo vệ rừng, chủ động phòng chống thiên tai
4/ Củng cố: ( 3 phút )
Nêu đặc điểm khí hậu của vùng ? Giải thích vì sao khí hậu có những đặc điểm đó?
5/ Dặn dò: ( 2 phút )
Học bài và làm bài tập ở TBĐ.
Chuẩn bị ôn tập để thi HK.
Ngày soạn: 20/4/2014 Tuần 34- Tiết 47
Ngày giảng:24/4/14 MIỀN NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ
I/ Mục tiêu bài học:
* Kiến thức: HS cần nắm được:
Vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền.
Nêu và giải thích được các đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền.
* Kĩ năng:
Sử dụng bản đồ tự nhiên để trình bày vị trí và các đặc điểm tự nhiên của miền.
-So sánh một số dặc điểm tự nhiên của 3 miền ở nước ta ( địa hình, khí hậu…)
II/ Phương tiện dạy học:
Bản đồ tự nhiên VN.
Bản đồ tự nhiên miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
III/ Tiến trình dạy học:
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra bài cũ:
Nêu những đặc điểm tự nhiên nỗi bật của miền TB & BTB?
3/ Bài mới: Miền NTB & NB là một miền tự nhiên nhiệt đới gió mùa điển hình. Thiên nhiên ở đây khác biệt rõ rệt so với 2 miền tự nhiên phía Bắc. Chúng ta cùng tìm hiểu tự nhiên của miền trong bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Cá nhân (7 phút )
? Dựa vào H43.1 em hãy xác định trên bản đồ treo tường phạm vi của miền?
-GV xác định phạm vi chung và phạm vi Duyên hải NTB, Tây Nguyên , Đông Nam Bộ và ĐBSCL.
? Em có nhận xét gì về diện tích của miền?
Hoạt động 2: Nhóm/ cặp ( 23 phút )
? Quan sát bản đồ em thấy địa hình của miền có thể chia mấy khu vực? Kể tên?
? Mô tả địa hình khu vực Trường Sơn Nam?
? Đọc tên các cao nguyên, các dãy núi cao của miền?
- CN Kom Tum cao 900- 1300m. Ba
- CN Đăk Lăk 700- 800m zan
- CN Di Linh 800- 1000m.
- CNMơ Nông 800- 1000m
- CN Lâm Viên 1500m ( Granit, biến chất , đá ba zan tỉ lệ thấp)
? Đặc điểm đồng bằng duyên hải Nam trung bộ?
I/ Vị trí, phạm vi lãnh thổ:
- Từ Dãy Bạch Mã đến Cà Mau.
- Chiếm ½ diện tích cả nước.
II/ Đặc điểm tự nhiên:
1/ Địa hình chia 3 khu vực:
- Trường Sơn Nam là hệ thống núi và cao nguyên hùng vĩ.
- Khu vực đồng bằng ven biển nhỏ hẹp.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Đặc điểm đồng bằng Sông Cửu Long?
? Dựa vào nội dung SGK và kiến thức đã học chứng minh nhận định trên?
? Vì sao miền có chế độ nhiệt ít biến động và có mùa đông không lạnh giá như 2 miền phía Bắc? ( vĩ độ thấp; gió mùa ĐB suy giảm do cự li xa, do địa hình dãy Bạch Mã chắn gió; gió mùa đông là Tín phong ĐB.)
? Vì sao mùa khô ở miền Nam diễn ra gay gắt hơn 2 miền phía Bắc?( thời tiết nắng nóng, ít mưa, độ ẩm nhỏ, độ bốc hơi lớn vượt xa lượng mưa)
? Vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ có tài nguyên nào? Giá trị kinh tế ra sao?
Thảo luận nhóm:
? Những khó khăn do thiên nhiên gây ra và vấn đề khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường của miền?
- Phia Nam là đồng bằng Nam bộ rộng lớn chiếm hơn ½ diện tích đất phù sa cả nước
2/Khí hậu:
-Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc:
+ Nhiệt độ TB năm vượt 250C ở đồng bằng,> 210C ở miền núi. Biên độ nhiệt trong năm giảm rõ rệt.
+ Mưa:
* DHNTB mùa khô dài, mùa mưa đến muộn và tập trung trong thời gian ngắn.
* Tây nguyên và Nam bộ có 2 mùa mưa và khô rõ rệt.
3/ Tài nguyên phong phú, tập trung, dễ khai thác:
- Khí hậu , đất đai thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Tài nguyên rừng phong phú ( 60% diện tích rừng cả nước ), nhiều sinh vật quý hiếm.
- Tài nguyên biển đa dạng ( khoáng sản, hải sản, đảo yến, đảo san hô)
4/ Củng cố:
Đặc trưng khí hậu của Nam Trung Bộ và Nam Bộ là gì?
Đọc bài đọc thêm
5/ Dặn dò : - Làm bài tập số 3 SGK.
- Chuẩn bị giờ sau : Ôn tập thi học kì II
File đính kèm:
- giao an dia 8.doc