Giáo án GDCD Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Tân Tiến - Hoàng Su Phì - Quang Văn Đạt

1. Về kiến thức.

 - HS hiểu được thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung của nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

 - Vì sao phải bảo vệ tổ quốc ? Biết được những quy định của pháp luật về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

2. Về kĩ năng.

 - Thường xuyên rèn luyện sức khỏe tham gia hoạt động bảo vệ an ninh ở trường học và nơi cư trú.

 - Tuyên truyền, vận động mọi người trong gia đình thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

3. Về thái độ.

 - Đồng tình ủng hộ những hành động, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

 - Phê phán những hành vi trốn tránh quân sự.

II. Tích hợp kỹ năng sống :

 - Kỹ năng ra quyết định ( biết ra quyết định phù hợp với nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong các tình huống của cuộc sống ).

 - Kỹ năng thu thập và xử lí thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương.

 - Kỹ năng tư duy phê phán đối với những hành vi, thái độ việc làm vi phạm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

 - Kỹ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng của bản thân về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án GDCD Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Tân Tiến - Hoàng Su Phì - Quang Văn Đạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 9a.Tiết (tkb): .Ngày dạy : / / 2014 Sĩ số :Vắng:.......................... Lớp 9b.Tiết (tkb): .Ngày dạy : / / 2014 Sĩ số :Vắng:.......................... Tuần 30 : Tiết 30. Bài 17: NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC I. Mục tiêu cần đạt : 1. Về kiến thức. - HS hiểu được thế nào là bảo vệ Tổ quốc và nội dung của nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. - Vì sao phải bảo vệ tổ quốc ? Biết được những quy định của pháp luật về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. 2. Về kĩ năng. - Thường xuyên rèn luyện sức khỏe tham gia hoạt động bảo vệ an ninh ở trường học và nơi cư trú. - Tuyên truyền, vận động mọi người trong gia đình thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. 3. Về thái độ. - Đồng tình ủng hộ những hành động, việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. - Phê phán những hành vi trốn tránh quân sự. II. Tích hợp kỹ năng sống : - Kỹ năng ra quyết định ( biết ra quyết định phù hợp với nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong các tình huống của cuộc sống ). - Kỹ năng thu thập và xử lí thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương. - Kỹ năng tư duy phê phán đối với những hành vi, thái độ việc làm vi phạm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. - Kỹ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng của bản thân về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân. III Chuẩn bị của GV và học sinh : 1. GV: Soạn giáo án, SGK, Hiến pháp 2013, Luật nghĩa vụ quân sự ( sửa đổi, bổ sung năm 2005 ), Bộ Luật hình sự 1999... 2. HS : Đọc, tìm hiểu sgk IV. Tiến trình lên lớp : 1. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra. 2. Bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt Hoạt động 1 : Tìm hiểu phần đặt vấn đề (14p) Cho HS quan sát ảnh trong sgk. ? Em có suy nghĩ gì về các bức ảnh đó? ? Em hãy cho biết những tấm gương tiêu biểu trong thời chiến đã xả thân vì đất nước ? ? Bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của ai? GV chốt lại nội dung. - HS quan sát ảnh. - Trả lời câu hỏi - Nhận xét, bổ sung. - HS suy nghĩ – trả lời - HS suy nghĩ – trả lời - HS suy nghĩ – trả lời - Nghe, ghi nhớ I. Đặt vấn đề : 1. Quan sát ảnh. ( Xsgk) 2. Nhận xét. - Những bức ảnh đó giúp chúng ta hiểu được trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của mọi công dân trong thời chiến tranh cũng như trong thời bình ( của thanh niên, phụ nữ và những người mẹ ) => Bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của mọi người, toàn dân là nghĩa vụ thiêng liêng, cao quý của công dân. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.(20p) GV cho HS đọc nội dung bài học . ? Thế nào là bảo vệ Tổ quốc ? ? Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc bao gồm những nội dung nào ? ? Em hãy cho biết tình hình tham gia nghĩa vụ quân sự ở địa phương mình như thế nào ? ?Gia đình em hoặc người quen của em đã có ai tham gia nghĩa vụ quân sự chưa? ? Vì sao phải bảo vệ Tổ quốc ? - GV yêu cầu HS đọc phần tư liệu tham khảo để HS hiểu được một số quy định của nhà nước về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. ? Pháp luật quy định như thế nào về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ? - Gv nhận xét và kết luận ? Theo em công dân – Hs có nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc .? ? Khi thấy những hành vi trốn tránh, không đăng kí nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ em sẽ làm như thế nào? GV kết luận và chốt nội dung bài học. - HS dựa sgk trả lời - HS suy nghĩ – trả lời - HS suy nghĩ – trả lời - HS liên hệ - Hiện nay, vẫn còn nhiều thế lực thù địch đang âm mưu thôn tính nước ta - HS đọc , nghe - Suy nghĩ, trả lời - Nghe – ghi nhớ - Suy nghĩ, trả lời - Suy nghĩ, trả lời - Nghe, hiểu II. Nội dung bài học: 1. Bảo vệ tổ quốc là gì ? - Bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ XHCN và Nhà nước CHXHCNVN - Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc bao gồm : + Xây dựng quốc phòng toàn dân. + Thực hiện nghĩa vụ quân sự. + Bảo vệ trật tự an ninh xã hội. + Thực hiện chính sách hậu phương quân đội. * Vì sao phải bảo vệ tổ quốc. - Non sông đất nước là do cha ông ta đã bao đời đổ mồ hôi, sương máu khai phá, bồi đắp, bảo vệ mới có được - Hiện nay, vẫn còn nhiều thế lực thù đich đang âm mưu thôn tính nước ta . 2. Quy định của pháp luật về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. - Quy định trong hiến pháp 2013 (Đ44, 45, 46) và Điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự ( được sửa đổi 2005). 3. Trách nhiệm của công dân – HS trong việc tham gia bảo vệ Tổ quốc. - Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức. - Rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự. - Tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự an ninh trường học và nơi cư trú. - Tuyên truyền và vận động mọi người trong gia đình thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự, gữ gìn trật tự an ninh..... - Phê phán những hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS làm bài tập (6p) GV yêu cầu HS làm bài tập 3/65 sgk. GV nhận xét và kết luận. - HS thảo luận nhóm bàn . ( 3 phút ) - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét và bổ sung. - Nghe – ghi nhớ. III. Bài tập : * Bài tập 3/65 sgk. - Nếu em là Hòa em sẽ can ngăn và giải thích cho Mẹ hiểu làm như vậy là vi phạm pháp luật. vì tham gia quân sự là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân. 3. Củng cố – luyện tập.(4p) Em hãy chọn một phương án đúng nhất ? Câu 1: Luật nghĩa vụ quân sự ( sửa đổi, bổ sung năm 2005 ) quy định độ tuổi gọi nhập ngũ đối với công dân nam trong thời bình là: Từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi. Từ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi. Câu 2: Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ và trách nhiệm của ai? Của mọi công dân. Của quân đội nhân dân. Của các lực lượng vũ trang nhân dân. Của toàn dân, mà nòng cốt là Quân đội nhân dân và công an nhân dân. 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.(1p) - Học sinh học nội dung bài học. - Làm các bài tập sgk. - Đọc trước bài 18.

File đính kèm:

  • docTiet 30 Nghia vu bao ve To quoc.doc
Giáo án liên quan