I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải
1. Kiến thức:
- HS biết cách đọc, khai thác thông tin và rút ra nhận xét về nhiệt độ, lượng mưa của một địa phương được thể hiện trên biểu đồ.
- Nhận biết được dạng biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Nửa cầu Bắc và Nửa cầu Nam.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện cho HS bước đầu làm quen với biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.
3. Thái độ:
Có ý thức học tập tự giác tích cực
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của Hà Nội và của hai địa điểm A, B.
2. Học sinh: sgk
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 8007 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án địa lí 6 tiết 25 bài 21: Thực hành phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Ngày soạn: 14/02/2014
Tiết 25 Ngày dạy: 17/02/2014
BÀI 21: THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học, HS phải
1. Kiến thức:
- HS biết cách đọc, khai thác thông tin và rút ra nhận xét về nhiệt độ, lượng mưa của một địa phương được thể hiện trên biểu đồ.
- Nhận biết được dạng biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Nửa cầu Bắc và Nửa cầu Nam.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện cho HS bước đầu làm quen với biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.
3. Thái độ:
Có ý thức học tập tự giác tích cực
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của Hà Nội và của hai địa điểm A, B.
2. Học sinh: sgk
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp học: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học
6A1........................................6A2..........................................6A3.........................................
6A4........................................6A5..........................................6A6.........................................
2. Kiểm tra bài cũ:
Mưa hình thành như thế nào? Cách tính lượng mưa trung bình của 1 địa phương.
3. Bài mới:
Biểu đồ lượng mưa của 1 địa điểm cho ta biết điều gì?
GV giới thiệu biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.
1. Hoạt động 1.(cặp)
Bài tập 1:
* Bước 1: Hoạt động theo cặp: Quan sát biểu đồ H55 trả lời câu hỏi sgk.
(Giáo viên gọi học sinh yếu dựa vào nội dung thảo luận trả lời)
* Bước 2: HS báo cáo kết quả. Các cặp khác theo dõi bổ sung.
3. Hoạt động 3: (nhóm)
Bài tập 2:
* Bước 1: Nhóm 1, 2 phân tích biểu đồ A.
Nhóm 3, 4 phân tích biểu đồ B.
Nhiệt độ và lượng mưa
Biểu đồ A
Biểu đồ B
Tháng có nhiệt độ cao nhất
4
12
Tháng có nhiệt độ thấp nhất
1
7
Những tháng có mưa nhiều (mùa mưa) bắt đầu
5 -> 10
10 -> 3
Bài tập 3:
* Bước 2:
Biểu đồ A: Của địa điểm ở nửa cầu Bắc.
Biểu đồ B: Của địa điểm ở nửa cầu Nam.
GV: Nhận xét, chuẩn xác lại kiến thức làm việc của các nhóm. Cho điểm từng nhóm.
4. Đánh giá:
- Tóm tắt lại các bước đọc và khai thác thông tin trên biểu đồ: nhiệt độ và lượng mưa
5. Hoạt động nối tiếp:
Ôn lại : - Các đường chí tuyến và đường vòng cực nằm ở các vĩ độ nào?
- Tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với mặt đất ở các đường chí tuyến nào, vào các ngày nào?
- Các khu vực có các loại gió: Tín phong, Tây ôn đới
IV. PHỤ LỤC:
V. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...........
File đính kèm:
- tiet 25 tuan 25 dia li lop 6.doc