Hoạt động tập thể: TRÒ CHƠI DÂN GIAN
I/ Mục tiêu:
- Rèn luyện sự nhanh nhen khéo léo, góp phần giáo dục tinh thần tập thể, khả năng múa hát tập thể.
- Sinh hoạt chơi trò chơi dân gian “ Dung dăng dung dẻ”
II/Nội dung sinh hoạt:
1.Lớp trưởng: Hướng dẫn lớp tập hợp 3 hàng dọc nêu nội dung sinh hoạt.
- Lớp trưởng tiếp tục tập hợp lớp theo vòng tròn.
*GV hướng dẫn cách chơi. Trò chơi “ Dung dăng dung dẻ”
- Các em thực hiện trò chơi kết hợp với múa hát tập thể.
2. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét, đánh giá tiết sinh hoạt.
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy tuần 22 khối 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Đọc: iêp, ươp, ướp cá, tấm liếp, giàn mướp, nườm nượp, rau diếp.
- Đọc bài SGK ( bài 89 )
- HSiết bảng con :
+ Tổ 1: giàn mướp
+ Tổ 2: rau diếp
+ Tổ 3: iêp, ươp
-HS đọc các âm ở cột dọc và âm ở dòng ngang
- HS ghép các âm ở cột dọc với âm dòng
ngang và đọc lên : ap, ăp, âp, op, ôp, ơp,
up, ep, êp, ip, iêp, ươp
- HS đọc trơn các vần vừa ghép
- 12 vần
- 12 vần giống nhau đều có âm p đứng
cuối.
- Trong 12 vần, vần iêp có âm đôi iê; vần ươp có âm đôi ươ.
- Luyện đọc tiếng, từ(cá nhân, nhóm, lớp)
- HS viết bảng con : đón tiếp, ấp trứng
- Mỗi lượt 2 HS lên thực hiện trò chơi, lớp cổ vũ, nhận xét tuyên dương.
CHUYÊN ĐỀ
MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP DẠY TỐT MÔN TOÁN LỚP 1
I/Lý do tổ chức chuyên đề:
Trao đổi kinh nghiệm thực hiện đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng môn toán lớp 1.
II/Mục tiêu:
Dạy Toán lớp 1 nhằm giúp học sinh:
1/ Bước đầu có một kiến thức đơn giản thiết thực về điểm, về các số tự nhiên trong phạm vi 100, về độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20 cm, về tuần lễ và các ngày trong tuần, về giờ đúng trên mặt đồng hồ, về, về một số hình (đoạn thẳng, điểm, hình tam giác, hình vuông, hình tròn), về giải toán có lời văn,…
2/ Hình thành và rèn luyện kĩ năng thực hành đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100, cộng và trừ không nhớ trong phạm vi 100, đo và ước lượng độ dài đoạn thẳng
( với các số tự nhiên trong phạm vi 20), nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn, đoạn thẳng, điểm, vẽ đoạn thẳng có độ dài đến 10 cm, giải một số bài toán đơn về cộng, trừ. Bước đầu diễn đạt bằng lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và thực hành, tập dượt so sánh, phân tích tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa trong phạm vi của những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của học sinh.
3/ Chăm chỉ, tự tin, cẩn thận ham hiểu biết và hứng thú trong học tập.
III/ Nội dung chương trình Toán lớp 1:
Trong thời lượng dạy toán lớp 1, mỗi tuần lễ 4 tiết, 35 tuần = 140 tiết. Moiix tiết học từ 35 – 40 phút ( trong đó có 5 phút giải lao).
Phần số học.
Phần đại lượng và đo đại lượng.
Các yếu tố hình học.
Giải toán có lời văn.
Nội dung dạy Toán lớp 1:
Các số đếm 10, hình vuông, hình tam giác, hình tròn.
Phép công, phép trừ trong phạm vi 10.
Các số trong phạm vi 100. Đo thời gian.
IV/ Yêu cầu cần đạt:
Học Toán lớp 1 các em sẽ biết:
Đếm, đọc số, viết số, so sánh hai số,…
Làm tính cộng, trừ.
Nhìn hình vẽ nêu được đề toán rồi nêu đươc phép tính giải bài toán.
Biết giải các bài toán có lời văn.
Biết đo độ dài, biết hôm nay là ngày thứ mấy, là ngày bao nhiêu, biết xem lịch hằng ngày.
*Đặc biệt là các em phải biết cách học tập và làm việc, biết suy nghĩ thông minh và biết nêu cách suy nghĩ của các em bằng lời.
* Học sinh có ý thức học giỏi toán là phải đi học đều, học thuộc bài, làm bài đầy đủ, chịu khó tìm tòi suy nghĩ.
V/ Phương pháp dạy Toán lớp 1:
Giáo viên giúp HS đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, khái quát hóa vấn đề.
1. Dạy học bài mới:
a) Giúp HS phát hiện vấn đề của bài học, phần bài học thường nêu thành cùng một loại tình huống có vấn đề.
Giáo viên hướng dẫn HS quan sát hình vẽ (tranh, ảnh, mô hình,…) trong sách giáo khoa Toán lơp 1 hoặc sử dụng đồ dùng thích hợp để nêu vấn đề cấn giải quyết chẳng hạn như bài toán có lời văn: “An có 4 quả bóng xanh và 5 quả bóng đỏ. Hỏi An có tất cả mấy quả bóng?
( Bước đầu GV hướng dẫn nếu yêu cầu của đề bài, phân tích đề bài toán. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Sau đó, học sinh tự nêu vấn đề cần giải quyết).
b) Giúp HS chiếm lĩnh kiến thức mới sau khi phát hiện vấn đề bài học, giáo viên giúp HS giải quyết bình thường kiến thức mới chẳng hạn như bài học: “Phép cộng trong phạm vi 3” Giáo viên hướng dẫn đọc câu hỏi cho HS trả lời. Có 1 quả cam, thêm 1 quả cam. Hỏi có tất cả mấy quả cam? (1 quả cam thêm 1 quả cam có tất cả 2 quả cam). Vậy 1 thêm 1 bằng mấy? (1 thêm 1 bằng 2, thêm vào ta thực hiện phép tính gì? (phép tính cộng). Hướng dẫn HS lập phép tính 1 + 1 = 2. Dấu (+) gọi là cộng đọc là một cộng một bằng hai. Hướng dẫn HS viết 1 + 1 = 2. Sau đó, hình thành các phép tính tiếp theo. HS quan sát (tranh, mô hình,..), tự nêu vấn đề và giải quyết vấn đề như sau: Có 2 bông hoa, thêm 1 bông hoa có tất cả 3 bông hoa, 2 thêm 1 bằng 3. HS tự lập phép tính 2 + 1 =3.
c) Giúp HS cách phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới: Qua các bài học và luyện tập về các phép tính trong phạm vi 10 của Toán lớp 1. Giáo viên có thể giúp HS từ tình huống có thực trong đời sống ( thể hiện trong hình vẽ, tranh, mô hình được mô tả bằng lời, nêu được vấn đề cần giải quyết dưới dạng câu hỏi và bài toán). Giải quyết vấn đề đó sẽ góp phần tìm ra kiến thức mới (số mới hoặc công thức tính mới…).
Xây dựng rồi ghi nhớ và vận dụng kiến thức mới vào các tình huống khác nhau. Trong thực hành HS cũng sẽ chiếm lĩnh được kiến thức mới.
d) Hướng dẫn HS thiết lập các mối quan hệ giữa kiến thức mới và các kiến thức đã học.
Đặt kiến thức trong mối quan hệ kiến thức đã có chắng hạn: Khi hướng dẫn HS nhận biết khái niệm ban đầu về số 5. Giáo viên cho HS quan sát tranh vẽ, mô hình và sử dụng kiến thức đã học để nhận ra bằng phép đếm rằng: Có 4 đếm tiếp 1 được 5. Khi giới thiệu 5 cũng là đại diện cho các nhóm có đối tượng có cùng số lượng (là 5). Như các số đã học trước, HS tự nhận ra (qua phép đếm, qua phân tích số,…), 5 đứng liền sau 4 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5; 5 gồm 4 và 1; 5 gồm 2 và 3 nên 5>1; 5>2; 5>3; 5>4,…Do đó số 5 là số lớn nhất trong các số từ 1 đến 5.
đ) Giúp HS thực hành, rèn luyện cách đếm diễn đạt thông tin bằng lời, bằng kí hiệu, bằng sơ đồ.
2. Dạy luyện tập thực hành:
a) Giúp HS nhận ra kiến thức mới trong các dạng bài tập khác nhau khi luyện tập, nếu HS không tự nhận ra kiến thức đã học trong các dạng bài tập khác nhau thì GV nên giúp HS bằng gợi ý. Hướng dẫn HS nhớ lại kiến thức đã học và cách làm, GV không nên vội làm thay cho HS chẳng hạn sau khi học bài số “0” trong phép cộng làm bài tập có dạng: 1 +…= 1; …+ 3 = 3.
Phải để HS tự nhận ra các phép tính đã học hoặc quy tắc “Một số cộng với số 0 bằng chính số đó”. Sau đó các em điền số thích hợp vào chấm “…”.
Trong bài “Phép trừ trong phạm vi 10” có dạng bài tập 6 10 – 4. HS phải nhận ra công thức đã học 10 – 4 = 6. Sau đó, so sánh hai số và điền dấu = vào ô trống.
Hoặc dạng toán cộng, trừ như: Bài 4/122: Tính (theo mẫu) đó dạng toán cộng, trừ các số tự nhiên nhưng có kèm theo tên đơn vị (cm). HS có thói quen viết kết quả bằng số, không có viết kèm theo tên đơn vị. Lúc này GV chúng ta phải nhắc nhở cho các nhớ rằng việc công, trừ các số tự nhiên thì các em vẫn cộng, trừ bình thường rồi sau đó, ta nhớ viết tên đơn vị kèm theo bên phải kết quả của số đó.
b) Giúp HS tự thực hành luyện tập theo khả năng của HS.
- Yêu cầu HS làm bài tập theo thứ tự đã sắp xếp không bỏ qua bài tập nào. HS làm bài tập qua nhiều hình thức, làm miệng, làm bài tập vào vở, làm bài vào phiếu học tập, làm vào bảng con,…
c) Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong các đối tượng HS và gây hứng thú trong thi đua làm bài tập theo nhóm, tổ chức trò chơi,…
d) Tập cho HS thói quen không thỏa mãn với bài làm của mình với cách giải đã có.
Tạo cho HS niềm vui vì mình đã hoàn thành công việc giao ( bằng khuyến khích nêu gương).
Tạo cho HS mong muốn tìm được giải pháp tốt nhất cho bài làm của mình, vì vậy dù cho hoàn thành cũng không thỏa mãn những gì đã đạt được. Học sinh tự kiểm tra, tự đánh, giá và luôn luôn tìm cách hoàn thiện việc mình đã làm.
Bài toán mở: GV cần động viên HS tìm nhiều phương án giải quyết vấn đề và biết lựa chọn phương án hợp lí nhất. Đừng bao giờ áp đặt HS theo phương án đã có sẵn.
Ví dụ: Trong bài “Số 0 trong phép cộng”
Bài tập 4: Viết phép tính thích hợp:
Qua tranh vẽ HS có thể thực hiện 2 cách giải 3 con cá thêm 0 con cá là 3 con cá:
3 + 0 = 3 hoặc 0 con cá thêm 3 con cá là 3 con cá: 0 + 3 =3.
Hình học: Bài “Điểm đoạn thẳng”
Bài tập: Yêu cầu học sinh nối thành 4 đoạn thẳng, HS có thể nối bằng nhiều cách:
Thực hiện phương pháp Toán lớp 1. Trong quá trình giảng dạy có những thuận lợi và khó khăn sau:
VI/ Những thuận lợi và khó khăn :
1.Thuận lợi:
a. Đối với giáo viên:
- Tất cả GV trong tổ đều thông qua lớp học chuyên môn và đổi mới nội dung chương trình SGK lớp 1 và đã giảng dạy nhiều năm về đổi mới nội dung chương trình SGK lớp 1 nên cũng rút được một số kinh nghiệm.
- Có sách hướng dẫn và bộ đồ dùng dạy toán 1.
b. Đối với học sinh:
- 100% học sinh có SGK và bộ đồ dùng toán lớp1, đa số HS được phụ huynh quan tâm.
2. Khó khăn:
- Bộ đồ dùng dạy học toán chưa đảm bảo hết nội dung yêu cầu ở SGK.
- Một số học sinh tiếp thu bài còn chậm, con gia đình khó khăn ít quan tâm, ý thức học tập của các em chưa cao.
Qua những thuận lợi và khó khăn trên GV cần có những biện pháp khắc phục và thực hiện.
VII/ Biện pháp thực hiện:
1. Chuẩn bị của GV:
- Nghiên cứu soạn bài tốt, góp ý bổ sung giáo án để đảm bảo nội dung, kiến thức và phương pháp dạy và học, luôn chú ý đến ba đối tượng học sinh.
- GV phải tự làm đồ dùng dạy học đầy đủ cho mỗi tiết học toán.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Học sinh phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập như: sách giáo khoa, vở, vở bài tập, bảng con, thước,…và bộ đồ dùng thực hành toán lớp 1.
-Phải thuộc bài và làm bài đầy đủ, đi học chuyên cần và có ý thức học tập tốt.
3. GV cần phối hợp với phụ huynh:
- Thường xuyên kèm cặp giúp đỡ HS hoàn thành tốt việc học thuộc bài và làm bài tập đầy đủ, đúng yêu cầu.
- GV thường xuyên kiểm tra bài học, bài tập làm ở trường, ở nhà đối với HS yếu, kém để có biện pháp phụ đạo kịp thời, động viên khuyến khích tạo điều kiện cho các em tư duy ham tích học tập.
Yêu cầu phụ huynh thường xuyên nhắc nhở HS đi học chuyên cần, không có HS nghỉ học mà không có lý do.
VIII/Quy trình tiết dạy toán:
I. Mục tiêu:
II.Đồ dùng dạy học:
III.Các hoạt động dạy và học:
1/ Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:
*Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Cung cấp kiến thức mới.
Hoạt động 2: Thực hành:
4/ Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học
File đính kèm:
- GAUTTUAN 22K1.doc