Giáo án dạy lớp 3 tuần 20

ATGT: THỰC HÀNH

I. Mục tiêu:

 - Vận dụng các kiến thức đã học để thực hành tham gia giao thông.

 - Thực hiện đúng các yêu cầu của nội dung biển báo.

 II.Đồ dùng dạy học: Chuẩn bị tốt cho việc thực hành.

III Các hoạt động dạy học:

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy lớp 3 tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu biết kể về một vị anh hùng(BT2) Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong doạn văn(BT3) II. Đồ dùng dạy học - Bảng lớp kẻ sẵn (2 lần) bảng phân loại để học sinh làm bài tập 1. Có thể thay bằng 3 tờ phiếu khổ A4. - Tóm tắt tiểu sử, 3 vị anh hùng được nêu tên trong bài tập 2 để có thể nói ngắn gọn một vài câu. bổ sung cho ý kiến của học sinh. III. Các hoạt động dạy học 1.Kiểm tra bài cũ : Nhân hoá là gì ? Nêu ví dụ . Hoạt động của GV Hoạt động của HS 2.Bài mới : a. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài tập 1: - HD trao đổi nhóm đôi và làm vào vở. Bài 2: - Gọi học sinh kể về 1 vị anh hùng có công lao to lớn. Bài tập 3: HD đọc kết quả . - Gọi vài em đọc lại 3 câu đặt đúng dấu phẩy. - Đất nước, nước nhà, non sông, giang sơn. - Giữ gìn, gìn giữ. - Dựng xây, kiến thiết. - HS kể về 1 vị anh hùng dân tộc. - HS lên bảng điền dấu phẩy mỗi học sinh làm một câu - HS đặt dấu phẩy vào trong mỗi câu in nghiêng. 3. Củng cố - Dặn dò: Về nhà tìm thêm về 13 vị anh hùng đã nêu tên ở bài tập 2 . LV. LTVC: ÔN BÀI TUẦN 19 – 20 I. Mục tiêu: - Nhận biết được hiện tượng nhân hoá, cách nhân hoá. - Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?; tìm được bộ phận trả lời cho câu hỏi : Khi nào? trả lời được câu hỏi Khi nào? - Đặt thêm được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong doạn văn(BT3) II.Nội dung: Bài 1/9: Tìm những sự vật được gọi và tả như người trong bài : Anh Đom Đóm Bài 3/9: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi khi nào? Bài 4/ : Tìm những từ cùng nghĩa với Tổ quốc, bảo vệ, xây dựng Bài 5/ :Đặt câu với từ: kiến thiết, giữ gìn Thứ năm ngày 21 tháng 1 năm 2010 TẬP LÀM VĂN: BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG. I/ Mục đích, yêu cầu: * Bước đầu biết báo cáo về hoạt động của tổ tháng vừa qua dựa theo bài tập đã học(BT1).;viết lại một phần nội dung báo cáo trên( về học tập, hoặc về lao động) theo mẫu (BT2). II/ Đồ dùng-dạy học: Mẫu báo cáo III/ Các hoạt động dạy – học 1/ Kiểm tra bài cũ:Nối tiếp kể lại câu chuyện : Chàng trai làng Phù Ung. 2/ Dạy – học bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1: Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: - Cả lớp đọc thầm lại bài : Báo cáo kêt` quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội” - Nhắc : Báo cáo hoạt động của tổ chỉ theo 2 mục: 1 học tập, 2 lao động . Trước khi đi vào các nội dung cụ thể, cần nói lời mở đầu:”Thưa các bạn …” + Báo cáo cần chân thực, đúng thực tế hoạt động cảu tổ mình.( không bắt chước máy móc các nội dung trong bài tập đọc) + Mỗi bạn đóng vai tổ trưởng cần báo cáo với lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đảng hoàng, tự tin. Bài 2: + Báo cáo này có phần quốc hiệu (Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) và tiêu ngữ ( Độc lập- tự do – hạnh phúc). + Có địa điểm, thời gian viết . + Tên báo cáo. + Người nhận báo cáo. 3/ Củng cố dặn dò: - Dặn HS về nhà ôn lại bài. - Hãy báo cáo kết quả học tập , lao động của tổ em trong tháng qua. - Chú ý theo dõi. - Lần lượt từng học sinh đóng vai tổ trưởng báo cáo trước các bạn kết quả học tập và lao động của tổ mình. -Học sinh lên trình bày bản báo cáo. Theo dõi. - HS làm bài. - Gọi một số HS đọc bài làm của mình trước lớp. - HS viết bài vào phiếu. - 5 đến 7 học sinh đọc bài. TOÁN: LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: Biết so sánh các số phạm vi 10 000, viết bốn số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. -Nhận biết dược thứ tự các số tròn trăm (nghìn) trên tia số và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng.` II/ Đồ dùng dạy - học:- Bảng ,SGK. III/ Các hoạt động dạy – học 1/ Kiểm tra bài cũ: So sánh : 1254…1245; 5678…6587; 7990……7890.. 2/ Dạy – học bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1; Bài 2. Bài 3: - Số 5247 có mấy nghìn, mấy trăm mấy chục , mấy đơn vị. + Giới thiệu : Đây là tổng của số 5247. +Tương tự HS tự làm với số tiếp theo. 2 .Hướng dẫn bài tập. Bài 1: - Nêu yêu cầu của bài toán và cho HS làm bài. Bài 2 - Gọi HS đọc đề. - Yêu cầu HS làm vào vở. Bài 3: Yêu cầu HS làm vở. - Viết bảng con. - Năm nghìn, hai trăm, bốn chục, bảy đơn vị. - HS tự làm bài - Yêu cầu HS viết số 5247 thành tổng các nghìn các trăm các chục các đơn vị.. 5247 = 5000 + 200 + 40 + 7 7070= 7000 + 0 + 70 + 0 - Viết các số theo mẫu. 9731 = 9000 + 700 + 30 + 1 1952 = 1000 + 900 + 50 + 2 5757 = 5000 + 700 + 50 + 7 Viết các tổng ( theo mẫu) 4000 + 500 + 60 + 7 = 4567 3000 + 600 + 10 + 2 = 3612 7000 + 900 + 90 + 9 = 7999 Viết số. - HS làm bài vào vở,1 HS lên bảng nêu rõ cách tìm thương của mình. a)8555, b)8550 c)8500 3/ Củng cố dặn dò: HS luyện tập thêm về đọc số, viết số. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: THỰC VẬT I/ Mục tiêu: -Biết được cây đều có rễ, thân ,lá, hoa ,quả. - Nhân ra sự đa dạng và phong phú của thực vật. -Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được thân, rễ, hoa, lá. quả của một số cây. II/ Đồ dùng dạy – học: Các hình trong SGK III/ Các hoạt động dạy – học: 1. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1: Quan sát nhóm ngoài thiên nhiên. * MT: Nêu những điểm giống và khác nhau của cây cối xung quanh.Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên. * Cách tiến hành: Bước 1: Tổ chức hướng dẫn. + Chia nhóm, phân khu vực quan sát. Bước 2: Làm việc ngoài thiên nhiên. - Chỉ vào và nói tên các cây ở khu vực quan sát. Bước 3: Làm việc cả lớp. + Kết luận: 2: Làm việc cá nhân. * MT: Biết vẽ và tô màu một số cây. Cách tiến hành. Bước 1: Bước 2: Trình bày. - nhận xét, các bức tranh đẹp - HS về nhóm của mình. - HS quan sát cây cối ở khu vực được phân công. - Chỉ và nói tên từng bộ phận của cây - Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dạng và kích thước của những cây đó. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình. - HS lấy giấy và bút chì vẽ một hoặc vài cây mà em đã quan sát - Từng cá nhân dán bài trước lớp và giới thiệu về bức tranh của 3. Củng cố, dặn dò: Dặn về nhà quan sát cây kĩ hơn, chăm sóc bảo vệ cây. LUYỆN TLV : ÔN TUẦN 19 – 20 I/ Mục tiêu: - Nghe -kể lại được câu chuyện chàng trai làng Phù Ủng. - Bước đầu biết báo cáo về hoạt động của tổ tháng vừa qua dựa theo bài tập đã học. II.Nội dung: Bài tập 1: Kể lại câu chuyện chàng trai làng Phù Ủng - Kể theo nhóm đôi - Mời 2 nhóm thi kể phân vai Bài tập 2: Hãy viết báo cáo kết quả tháng thi đua của tổ em trong tháng thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam - GV gọi HS nêu trình tự báo cáo - Từng cá nhân viết vào vở theo tổ mình Thứ sáu ngày 16 tháng 1 năm 2009 TOÁN: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10.000 I/ Mục tiêu Biết cộng các số trong phạm vi 10 000 (bao gồm đặt tính và tính đúng) -Biết giải toán có lời văn ( có phép cộng. các số trong phạm vi 10.0000 II/ Các hoạt động dạy học 1/ Kiểm tra bài cũ: So sánh các số sau: 3002….4705, 2067……2607, 8921……9821. 2/ Dạy- học bài mới: giới thiệu bài. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1: HD phép cộng 3526 + 2759. -GV ghi phép tính lên bảng. H: Muốn thực hiện phép cộng này ta đặt tính và thực hiện như thế nào? - Gọi vài em nêu lại cách thực hiện. * Muốn cộng hai số có 4 chữ số ta viết các số hạng sao cho các chữ số ở cùng một hàng đều thẳng cột vối nhau rồi viết dấu cộng, kẻ vạch ngang và cộng từ phải sang trái. 2: Thực hành. Bài 1: Bài 2 : Bài 3. - Gọi 1 HS đọc đề bài, phân tích đề. H: Bài toán cho biết gì? H: Bài toán hỏi gì? Yêu cầu học sinh tóm tắt bài Bài 4. - Yêu cầu học sinh đọc đề, làm bài. -Gọi vài em làm miệng. 3/ Củng cố dặn dò: - Yêu cầu HS luyện tập thêm về viết số, đọc số. - Theo dõi. - Đặt tính dọc và thực hiện từ phải sang trái. - HS nêu lại vài em. . 6 cộng 9 bằng 15, viết 5 nhớ 1. . 2 cộng 5 bằng 7, thêm 1 bằng 8, viết 8. .5 cộng 7 bằng 12, viết 2 , nhớ 1. . 3 cộng 2 bằng 5 thêm 1 bằng 6, viết 6 - HS lên bảng nêu cách thực hiện, Tóm tắt. Đội 1: 3680 cây. Đội 2: 4220 cây. Cả hai đội:…………..cây? Bài giải Cả hai đội trồng được là: 3680 + 4220 = 7900 ( cây ) Đáp số: 7900 cây. Nêu tên trung điểm mỗi cạnh của hình chữ nhật ABCD. Trung điểm cạnh AB là M. Trung điểm cạnh BC là N Trung điểm cạnh CD là P Trung điểm cạnh DA là Q. CHÍNH TẢ: (Nghe- viết) TRÊN ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH. I/ Mục đích, yêu cầu. - N-V: đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng BT2a/b. II/ Đồ dùng dạy – học: Viết bài tập trên bảng phụ. III/ Các hoạt động dạy – học: 1/ Kiểm tra bài cũ: bay lượn, suối, rực rỡ. 2/ Dạy - học bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1:Hướng dẫn viết chính tả a/ Trao đổi về nội dung đoạn văn. - Hỏi :Đoạn văn nói lên điều gì? b/ Hướng dẫn cách trình bày - Trong đoạn văn có chữ nào viết hoa ? c/ Hướng dẫn viết từ khó - Đọc cho học sinh viết bài. 2: Hướng dẫn bài tập chính tả Bài 2:Thứ tự cần điền là: sáng suốt, xao xuyến, sóng sánh, xanh xao Bài 3: Cho Hs làm miệng. -Nỗi vất vả của doàn quân vượt dốc. -Những chữ đầu câu,đầu đoạn tên riêng. -Bảng con :trơn, lầy, nhích. - HS viết bài. -Điền vào chỗ trống s hay s? - HS làm vào vở. -Mỗi em đặt 1 câu với mỗi từ vừa tìm được ở bài trên. 3/ Củng cố dặn dò: Dặn HS về nhà sửa lỗi. HS nào viết xấu, sai viết lại bài. LUYỆN TOÁN : ÔN TẬP I.Mục tiêu: - Nhận biết điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng. Luyện tập so sánh phép cộng các số trong phạm vi 10 000. Giải toán bằng hai phép tính. II. Nội dung: VBT/9 Bài 1: Viết được tên 3 điểm thẳng hàng trong hình - Xác định được M,N,O là điểm ở giữa của hai điểm đã cho Bài 2: ( HS khá) Đúng ghi Đ sai ghi S. Giải thích vì sao Bài 3: ( HS) giỏi - Xác định được M là TĐ của đoạn CD - Xác định được N.........................EG - Xác định được .................. .........HK SINH HOẠT LỚP I-Đánh giá công tác qua: - Duy trì sĩ số đảm bảo. Nề nếp học tập tốt - Thực hiện đầy đủ đồ dùng học tập học kì 2 II- Sinh hoạt: - Sinh hoạt theo chủ điểm - Tổ chức chơi các trò chơi dân gian vào thứ 2 & thứ 5 hằng tuần. - HS ôn qui trình sinh hoạt lớp nhi đồng. II- Công tác đến: + Tập trung nâng cao chất lượng học tập + Thực hiện tốt việc truy bài đầu giờ + Tham gia phát biểu xây dựng bài sôi nổi - Tiếp tục hoàn thành các khoản tiền còn lại

File đính kèm:

  • docTUAN 20.doc
Giáo án liên quan