Giáo án Đạo đức Lớp 2 Tuần 18 Trường tiểu học Số 1 Triệu Phước

I.Mục tiêu:

-Học sinh có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ.

-Học sinh nhận biết thêm về lợi ích của học tập và sinh hoạt đúng giờ.

-Học sinh biết sắp xếp lại thời gian biểu cho hợp lý.

II. Đồ dùng học tập.

-Phiếu 3 màu

-Vở bài tập đạo đức.

 

doc11 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1666 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức Lớp 2 Tuần 18 Trường tiểu học Số 1 Triệu Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày tháng 9 năm 200 Đạo đức: Học tập và sinh hoạt đúng giờ I.Mục tiêu: -Học sinh có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ. -Học sinh nhận biết thêm về lợi ích của học tập và sinh hoạt đúng giờ. -Học sinh biết sắp xếp lại thời gian biểu cho hợp lý. II. Đồ dùng học tập. -Phiếu 3 màu -Vở bài tập đạo đức. III.Hoạt động dạy học. 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên - HS1: ở nhà em học tập và sinh bảng hoạt có theo thời gian quy định không? Mỗi khi làm việc đúng thời gian quy định em cảm thấy thế nào? - HS2: cần sắp xếp thời gian hợp lý để làm gì? * Giáo viên nhận xét 2. Bài mới. Hoạt động 1.Thảo luận lớp Mục tiêu:Tạo cơ hội để học sinh bày tỏ ý kiến,thái độ của mình về lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. -GV phát bìa màu cho HS và nói qui định chọn màu:đỏ là tán thành, xanh là không tán thành , trắng là không biết ( hay phân vân lưỡng lự ) -GV lần lượt đọc ý kiến a.Trẻ em không cần học tập,sinh hoạt Sau mỗi ý kiến học sinh suy nghĩ đúng giờ. chọn và giơ 1trong 3 màu để biểu thị thái độ của mình. b.Học tâp đúng giờ giúp em học mau tiến bộ. c.Cùng một lúc em có thể vừa học,vừa chơi. d.Sinh hoạt đúng giờ có hại cho sức khoẻ. * GV kết luận: a.Trẻ em không cần học tập, sinh hoạt đúng giờ là ý kiến sai, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, đến kết quả học tập của mình và bạn bè,làm bố mẹ thầy cô lo lắng. b. Học tập đúng giờ, đi học đúng, làm HS nghe bài tiến bộ giúp em học mau tiến bộ. c.Cùng một lúc em có thể vừa học,vừa chơi là ý kiến sai, vì không tập trung chú ý thì kết quả học tập sẽ thấp,mất nhiều thời gian. Vừa học vừa chơi là thói quen xấu . d.Sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khoẻ là ý kiến đúng. Kết luận: Học tập và sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khoẻ và việc học tập của bản thân em . Hoạt động2: Hành động cần làm. Mục tiêu: Giúp HS tự nhận biết thêm về lợi ích của học tập và sinh hoạt đúng giờ. GV chia học sinh thành 4 nhóm N1:Ghi lợi ích khi học tập đúng giờ. HS thảo luận ghi ý của mình lên bảng con. N2:Ghi lợi ích khi sinh hoạt đúng giờ. HS từng nhóm tự so sánh để loại trù nhung kết quả ghi giống nhau N3:Ghi những việc cần làm để học tập đúng giờ. N4:Ghi những việc cần làm để sinh hoạt đúng giờ. N1ghép cùng N3,N2 ghép cùng N4 để tìm từng cặp tương ứng. Cho từng nhóm trình bày trước lớp. Cả lớp xem xét, đánh gía ý kiến bổ sung. GV kết luận:Việc học tập, sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta học tập kết quả hơn , thoải mái hơn.Vì vậy, học tập, sinh hoạt đúng giờ là việc làm cần thiết. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm . Mục tiêu: Giúp HS sắp xếp lại thời gian biểu cho hợp lí và tự theo dõi việc thực hiện theo thời gian biểu. 1.GV chia HS theo nhóm đôi và giao nhiệm Các nhóm HS làm việc vụ:Hai bạn trao đổi với nhau về thời gian biểu của mình:Đã hợp lý chưa? Đã thực hiện như thế nào?Có làm đủ các Một nhóm HS trình bày việc đề ra chưa? GV hướng dẫn HS tự theo dõi việc thực hiện thực thời gian biểu ở nhà. GV kết luận: Thời gian biẻu nên hợp với điều kiện của từng em. Việc thực hiện đúng thời gian biểu sẽ giúp các em làm việc, học tập có kết quả và đảm bảo có sức khoẻ. Củng cố: Cần học tập, sinh hoạt đúng giờ để đảm bảo sức khoẻ, học hành tiến bộ. Dặn dò: Biết nhận lỗi và sửa lỗi. Thứ hai ngày tháng 9 năm 200 Đạo đức: Biết nhận lỗi và sửa lỗi(T1) I.Mục tiêu 1.KT: Khi có lỗi thì nên nhận lối và sửa lỗi. Có như thế mới là dũng cảm, trung thực, mau tiến bộ và được mọi người yêu quý 2.TĐTC: ủng hộ và cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi. Không đồng tình với các bạn mắc lỗi mà không biết nhận lỗi và sữa lỗi. 3. Hành vi: Nhận và sửa lỗi khi mắc lỗi. Nhắc bạn nhận và sửa lỗi khi mắc lỗi. II. Đồ dùng dạy-học: -Nội dung các ý kiến cho HĐ3 tiết 1. -Giấy khổ lớn, bút viết bảng. Phiếu thảo luận. III.các hoạt động dạy- học: Tiết1. 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng HS1: Các em hãy xếp thời gian biểu như thế nào? Việc thực hiện đúng thời gian biểu sẽ giúp các em như thế nào? HS2: Em có thực hiện việc học tập và sinh hoạt đúng giờ không? Em cảm thấy như thế nào? * Giáo viên nhận xét Hoạt động 1: Tìm hiểu và phân tích truyện”Cái bình hoa” Yêu cầu các nhóm theo dõi câu HS theo dõi câu chuyện. chuyện và xây dựng phần kết của Các nhóm thảo luận và xây dựng câu chuyện phần kết của câu chuyện Kể chuyện Cái bình hoa với kết Vô- va quên luôn chuyện vỡ cái cục mở:Từ đầu...ba tháng trôi qua bình. Không ai còn nhớ đến chuyện bình hoa vỡ -Vô- va đã day dứt và nhờ mẹ mua một cái bình cho cô. -Kể nốt đoạn cuói câu chuyện Yêu cầu các nhóm tiếp tục Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận theo các ý sau. thảo luận Qua câu chuyện, em thấy cần làm Trao đổi, nhận xét, bổ sung cho gì sau khi mắc lỗi? phần kết của các nhóm Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì? Các nhóm tiếp tục thảo luận và trả lời câu hỏi Kluận:Trong cuộc sống, ai cũng có thể mắc lỗi, nhất là các em ở lứa tuổi nhỏ. Nhưng điều quan trọng là biết nhận lỡi và sửa lỗi.Biết nhận lỗi và sửa lỗi thì sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. HĐ2: Bày tỏ ý kiến, thái độ. Thảo luận nhóm theo các tình huống Yêu cầu các nhóm thảo luận và bày Việc làm nào đúng, việc làm nào tỏ ý kiến về việc làm trong tình huống: sai? Tại sao đúng(sai)? Tình huống 1:Lan chẳng may làm -Việc làm của Lan là đúng. Vì bạn gẫy bút của Mai, Lan đã xin lỗi bạn và đã nhận lỗi và sửa lỗi do mình gây xin mẹ cho tiền mua bút khác cho Mai. ra Tình huống2: Do mải chạy, Tuấn xô ngã Việc làm của Tuấn là sai vì mặc dù một em học sinh lớp 1. Cậy mình lớn hơn, em học sinh đó bé hơn Tuấn Tuấn mặc kệ em tiếp tục chơi với các bạn nhưng Tuấn là người mắc lỗi nên Tuấn phải xin lỗi em và nâng em dạy. Kết luận: Bất cứ ai khi mắc lỗi đều Đại diện nhóm trình bày. phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Có như Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa thế mới mau tiến bộ và được mọi các nhóm người quý mến. Nghe, ghi nhớ. Hđ3: Trò chơi tiếp sức:Tìm ý kiến đúng.Phổ biến luật chơi GV sẽ giấy 3 tờ giấy khổ lớn, trong đó HS mỗi đội thống nhất cử các bạn có ghi các ý kiến đúng và sai về nội lên chơi và chuẩn bị phương tiện để dung bài học.HS cả chia thành 3 đội, chơi lần lượt chơi tiếp sức, từng học sinh lên ghi từng ô vuông bên cạnh mỗi ý kiến chữ Đ và S. Mỗi ý làm đúng được tính 5 điểm. Đội nào ghi được nhiều điểm trong thời gian ngắn nhất là đội thắng cuộc. GV cho học sinh chơi thử 2 HS chơi thử GV tổ chức chơi giữa 3 đội HS chơi trò chơi. Nhận xét. Các ý kiến 1. Khi mắc lỗi với người ít tuổi hơn mình, không cần xin lỗi. 2. Mắc lỗi và sửa lỗi mới là người tốt. 3. Người nhận lỗi là người hèn nhát. 4.Nếu có lỗi, chỉ cần tự sửa lỗi, không cần nhận lỗi. 5. Chỉ xin lỗi khi mắc lỗi với người mà mình quen biết. 6. Bạn bè cùng tuổi với nhau vẫn cần phải xin lỗi nhau khi mắc lỗi. 7. Cần nhận lỗi ngay cả khi mọi người không biết mình mắc lỗi. Hướng dẫn thực hành ở nhà. Sưu tầm các câu chuyện kể hoặc tự liên hệ bản thân và những người thân trong gia đình những trường hợp nhận và sửa lỗi. Thứ hai ngày tháng 9 năm 200 Đạo đức: Biết nhận lỗi và sửa lỗi(T2) I.Mục tiêu: -Khi có lỗi thì nên nhận lỗi và sửa lỗi. Có như thế mới là người dũng cảm, trung thực, mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. -Không đồng tình với các bạn mắc lỗi mà không biết nhận lỗi và sửa lỗi. -Nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi. II.Đồ dùng học tập. -Các tấm biển ghi tình huống và cách ứng xử cho HĐ3-tiết2. -Phiếu thảo luận nhóm của HĐ2-tiết2. III.Hoạt động dạy- học. Tiết2. 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng HS1: Thế nào là biết nhận lỗi? Em cần làm gì khi trót mắc lỗi? HS2: Có lần nào em mắc lỗi với ai chưa? Và em đã nhận lỗi như thế nào? 2.Bài mới. HĐ1:Đóng vai theo tình huống GV chia nhóm HS và phát phiếu giao việc. Tình huống 1:Lan đang trách Tuấn Các nhóm chuẩn bị đóng vai Sao bạn hẹn cùng rủ mình đi học mà lại đi học một mình? Các nhóm thảo luận. Em sẽ làm gì nếu là Tuấn? Tuấn cần xin lỗi bạn vì không giữ đúng lời hứa. Tình huống 2: Nhà cửa đang bừa bãi, chưa được dọn dẹp. Ba mẹ đang hỏi Châu:”Con đã dọn nhà cho mẹ chưa” Em sẽ làm gì nếu là Châu? Châu cần xin lỗi mẹ và dọn dẹp nhà cửa. Tình huống 3: Tuyết mếu máo cầm quyển sách: “Bắt đền Trường đấy, Trường cần xin lỗi bạn và dán sách làm rách sách tớ rồi.” lại cho bạn. Em sẽ làm gì nếu là Trường? Tình huống 4: Huân quên không làm Huân nhận lỗi với cô giáo, với các bài tập Tiếng Việt. bạn và làm lại bài tập ở nhà. Sáng nay đến lớp, các bạn kiểm tra bài tập ở nhà . Em sẽ làm gì nếu là Huân? Khi có lỗi, biết nhận và sửa lối là dũng cảm, đáng khen. HĐ2: Thảo luận GV chia nhóm HS và phát phiếu giao việc. Tình huống1:Vân viết chính tả bị điểm xấu vì em nghe không rõ do tai Các nhóm thảo luận kém, lại ngồi bàn cuối:Vân muốn viết đúng nhưng không biết làm thế nào Theo em Vân nên làm gì?Đề nghị, yêu cầu người khác giúp đỡ, hiểu và thông Các nhóm lên trình bày kết quả cảm có phải việc nên làm không? thảo luận của nhóm Tại sao?Lúc nào nên nhờ giúp đỡ, lúc nào không nên? Cả lớp nhận xét. Tình huống2:Dương bị đau bụng nên HS thảo luận trả lời ăn cơm không hết suất, tổ em bị chê. Các bạn trách Dương dù Dương đã nói lí do. Việc đó đúng hay sai? Dương nên làm gì? Kết luận: - Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị người khác hiểu nhầm. -Nên lắng nghe để hiểu người khác, không trách lỗi nhầm cho bạn -Biết thông cảm, hướng dẫn, giúp đỡ bạn bè sửa lỗi, như vậy mới là bạn tốt. HĐ3:Tự liên hệ GV mời một số em lên kể những trường HS lên bảng trình bày hợp mắc lỗi và sửa lỗi. GVcùng HS phân tích ra cách giải quyết đúng. GV khen các HS biết nhận lỗi và sửa lỗi. Kết luận chung: Ai cũng có khi mắc lỗi.Điều quan trọng là phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Như vậy em sẽ mau tiến bộ và được mọi người mọi người yêu quý. Bài sau: Gọn gàng, ngăn nắp.

File đính kèm:

  • docDao duc.doc
Giáo án liên quan