Giáo án Công Nghệ Lớp 8 Kì II

I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS:

- Biết được cấu tạo của đèn ống huỳnh quang, chấn lưu và tắc te.

- Hiểu được nguyên lý làm việc và cách sử dụng đèn ống huỳnh quang.

- Có ý thức thực hiện các quy trình về an toàn điện.

II. Chuẩn bị.

- GV: + Thiết bị: 1 đèn ống huỳnh quang 220V, loại 0,6m, 1 bộ máng đèn cho loại 0,6m, 1 chấn lưu, 1 tắc te,1 phích cắm điện.

+ Vật liệu:1 cuộn băng dính cách điện, 2m dây dẫn điện 2 lõi.

+ Dụng cụ: Kìm cắt dây, kìm tuốt dây, tua vít. Nguồn 220V lấy ở ổ điện.

- HS: Mỗi tổ chuẩn bị trước 1 báo cáo thực hành theo mục III/Tr. 142_SGK

 

doc35 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1980 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Công Nghệ Lớp 8 Kì II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiếp các thiết bị sử dụng điện vào mạng điện mà phải dùng các thiết bị lấy điện (ổ điện, phích cắm điện)? 3. Bài mới HĐ1: Tìm hiểu về cầu chì HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung - GV giới thiệu công dụng của cầu chì cho HS tiếp thu. - GV yêu cầu HS tìm hiểu H53.2 và gọi tên các loại cầu chì. ? Vậy theo hình dạng cầu chì gồm những loại nào? - GV giới thiệu cầu chì có nhiều loại nhưng cấu tạo chung của nó thì giống nhau sau đó cho HS quan sát một cầu chì thật và sơ đồ cấu tạo cầu chì. ? Vậy cầu chì gồm những bộ phận nào? - GV nhận xét, tổng kết - GV cho HS đọc thông tin trong mục 3 phần I ? Cầu chì có nguyên lí làm việc như thế nào? - GV nhận xét, kết luận. ? Theo em tại sao dây chảy là bộ phận quan trọng nhất của cầu chì? - GV yêu cầu HS quan sát bảng 53.1 SGK và trả lời câu hỏi sau: ? Tại sao khi dây chì bị nổ ta không được phép thay một dây chảy mới bằng một loại dây chảy khác có cùng đường kính? - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. - HS quan sát, tìm hiểu và gọi tên cầu chì - HS dựa vào SGK trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu và quan sát, tìm hiểu. - HS trả lời, em khác nhận xét, bổ xung. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. - HS đọc thông tin trong SGK và tìm hiểu. - HS dựa vào SGK trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. - HS trả lời cá nhân, em khác nhận xét, bổ xung. - HS quan sát, tìm hiểu - HS trả lời cá nhân, em khác nhận xét, bổ xung. I. Cầu chì 1. Công dụng. - Cầu chì dùng để bảo vệ an toàn cho các đồ dùng điện khi mạch điện có sự cố ngắn mạch hoặc quá tải. 2. Cấu tạo và phân loại a. Phân loại - Dựa vào hình dáng bao gồm: cầu chì ống, cầu chì hộp, cầu chì nút… b. Cấu tạo. Gồm 3 bộ phận chính: + Vỏ bằng sứ hoặc thuỷ tinh, dùng để bảo vệ. + Cực giữ dây chảy và dây dẫn làm bằng đồng. + Dây chảy làm bằng chì. 3. Nguyên lí làm việc - Khi dòng điện tăng lên quá giá trị định mức, dây chảy của cầu chì nóng chảy và bị đứt làm mạch điện bị hở và bảo vệ được mạch điện. HĐ2: Tìm hiểu về Aptomat HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung ? Aptomat có nhiệm vụ gì trong mạng điện trong nhà? - GV nhận xét, kết luận - GV cho HS quan sát sơ đồ nguyên lí hoạt động của Aptomat và giải thích ? Em hãy cho biết nguyên lí hoạt động của Aptomat? - GV nhận xét, kết luận. - HS dựa vào thông tin trong SGK và thực tế trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. - HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu. - HS trả lời theo ý hiểu cá nhân, em khác nhận xét, bổ xung. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. II. Aptomat - Aptomat là thiết bị tự động đóng cắt mạch điện khi bị ngắn mạch hoặc quá tải. Aptomat phối hợp cả hai chức năng cầu dao và cầu chì. * Nguyên lí hoạt động: - Khi mạch điện bị ngắn mạch hoặc quá tải, dòng điện trong mạch tăng lên vượt quá định mức, tiếp điểm và các bộ phận khác của Aptomat tự động cắt mạch điện. IV. Củng cố - luyện tập. - GV gọi một em đọc ghi nhớ ? Qua bài học em hãy cho biết những ưu điểm của Aptomat so với cầu chì? V. Hướng dẫn về nhà. - Chuẩn bị: Kìm, tua vít, mẫu báo cáo thực hành SGK/ Tr.182 VI. Rút kinh nghiệm. --------------------------------------***-------------------------------------- Ngày soạn: 9/4/2007 Ngày giảng: Tiết 49 - bài 52; bài 54 Thực hành Thiết bị đóng - cắt và lấy điện. Cầu chì I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS: - Nắm rõ được cấu tạo và nguyên lí hoạt động của các thiết bị đóng cắt và lấy điện, của cầu chì. - Rèn luyện kĩ năng thao tác thực hành chuẩn xác, đúng kĩ thuật. - Có ý thức tốt trong giờ thực hành, thao tác chính xác, khoa học. II. Chuẩn bị. - GV: 4 bộ thực hành (nguồn điện 6V, bóng đèn, dây dẫn, cầu chì, công tắc, ổ điện, phích điện) - HS: Mỗi nhóm chuẩn bị: Kìm, tua vít, mẫu báo cáo thực hành SGK/ Tr.182 III. Lên lớp. 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thiết bị đóng cắt và lấy điện trong nhà có chức năng gì? Cho ví dụ về một số thiết bị đó? ? Cầu chì là gì? Em hãy nêu cấu tạo của cầu chì? 3. Bài mới HĐ1: Hướng dẫn ban đầu Nội dung HĐ của thầy HĐ của trò 1. Tìm hiểu số liệu kĩ thuật và ý nghĩa. 2. Cấu tạo của các thiết bị điện. 3. So sánh dây chì và dây đồng. 4. Sơ đồ mạch điện tìm hiểu chức năng của cầu chì. a. Mạch điện bình thường. b. Mạch có hiện tượng ngắn mạch - GV giao cho các nhóm một số thiết bị đóng cắt, cầu chì và yêu cầu HS hoàn thiện số liệu KT, nêu ý nghĩa số liệu KT và ghi cấu tạo của nó vào báo cáo thực hành. - GV giao cho mỗi nhóm một đoạn dây chì và dây đồng. ? Dây chì và dây đồng khác nhau ở chỗ nào? Dây nào cứng hơn? Dây nào dễ chảy hơn (đốt dây qua ngọn nến trong cùng một thời gian) - GV cho HS quan sát sơ đồ mạch điện và giới thiệu cách mắc và yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: ? Đối với mạch điện bình thường khi đóng công tắc bóng đèn có sáng không? Cầu chì có chức năng gì trong mạch điện này ? Đối với mạch điện ngắn mạch thì cầu chì có chức năng gì trong mạch điện? - HS hoạt động nhóm quan sát, tìm hiểu và ghi vào báo cáo thực hành. - HS thực hiện và viết vào báo cáo thực hành. - HS quan sát, tìm hiểu, tiếp thu. HĐ2: Hướng dẫn thường xuyên Nội dung HĐ của thầy HĐ của trò * Mắc mạch điện. *Kiểm tra sự bảo vệ của mạch điện. - GV yêu cầu các nhóm thực hiện mắc mạch điện như hình trên. và trả lời câu hỏi sau vào báo cáo thực hành: - GV theo dõi, hướng dẫn thêm nếu cần thiết. - HS hoạt động nhóm mắc sơ đồ mạch điện để hoàn thiện báo cáo. HĐ3: HD kết thúc Nội dung HĐ của thầy HĐ của trò - GV yêu cầu HS hoàn thiện báo cáo, thu dọn dụng cụ và vệ sinh khu vực thực hành. - HS hoàn thiện báo cáo, vệ sinh khu vực thực hành. IV. Củng cố - luyện tập. - GV nhận xét về giờ thực hành theo mục tiêu bài học (Sự chuẩn bị, ý thức, kết quả thực hành…) V. Hướng dẫn về nhà. - Đọc trước Bài 55 - Sơ đồ điện VI. Rút kinh nghiệm. --------------------------------------***-------------------------------------- Ngày soạn: 16/4/2007 Ngày giảng: Tiết 49 - bài 55 Sơ đồ điện I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS: - Hiểu được khái niệm, sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện. - Đọc được một số sơ đồ mạch điện cơ bản của mạng điện trong nhà. - Rèn luyện kĩ năng đọc sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện. II. Chuẩn bị. - GV: Phiếu học tập: Bảng kí hiệu sơ đồ điện phân cho các nhóm (để trống phần kí hiệu hoặc tên gọi của kí hiệu) Mô hình mạch điện chiếu sáng. - HS: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà. III. Lên lớp. 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy nêu đặc điểm và cấu tạo của mạng điện trong nhà? 3. Bài mới HĐ1: Tìm hiểu khái niệm sơ đồ điện HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung - GV cho HS quan sát H55.1 SGK và giới thiệu khái niệm sơ đồ mạch điện như SGK. - HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu và ghi chép. 1. Sơ đồ điện là gì? - Sơ đồ điện là hình biểu diễn quy ước của một mạch điện, mạng điện hoặc hệ thống điện. HĐ2: Tìm hiểu một số kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung - GV cho HS nghiên cứu bảng 55.1 và hoạt động theo nhóm phân loại và vẽ lại kí hiệu điện theo nhóm. + Nhóm kí hiệu nguồn điện. + Nhóm kí hiệu dây dẫn điện. + Nhóm kí hiệu các thiết bị điện. + Nhóm kí hiệu đồ dùng điện. - HS hoạt động nhóm nghiên cứu bảng 55.1 và hoàn thành phiếu học tập. 2. Một số kí hiệu quy ước trong sơ đồ điện. (SGK) HĐ3: Tìm hiểu cách phân loại sơ đồ điện HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung - GV cho HS quan sát H55.2 và H55.3 ? Em hãy nêu sự khác nhau giữa hai sơ đồ trên. ? Sơ đồ nguyên lí cho ta biết điều gì? ? Sơ đồ lắp đặt cho ta biết điều gì? - GV nhận xét, kết luận. - GV yêu cầu HS hoàn thành phần c trong SGK. - HS quan sát, tìm hiểu - HS trả lời theo nhận xét cá nhân, em khác bổ xung. - HS trả lời theo ý hiểu cá nhân. - HS trả lời theo ý hiểu cá nhân. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép. - HS trả lời cá nhân, em khác nhận xét, bổ xung. 3. Phân loại sơ đồ điện - Gồm hai loại: + Sơ đồ nguyên lí: Thể hiện mối liên hệ điện của các phần tử trong mạch điện, không thể hiện vị trí lắp đặt, cách lắp đặt trong thực tế. + Sơ đồ lắp đặt: Biểu thị rõ vị trí, cách lắp đặt của các phần tử của mạch điện. IV. Củng cố - luyện tập. - GV gọi một HS đọc ghi nhớ. ? Qua bài học em hãy cho biết thế nào là sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt? Chúng khác nhau ở điểm nào? ? Quan sát sơ đồ mạch điện có thể biết được dây pha và dây trung tính được không? Tại sao? V. Hướng dẫn về nhà. - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, giấy A4 làm sẵn mẫu báo cáo thực hành. VI. Rút kinh nghiệm. --------------------------------------***-------------------------------------- Ngày soạn: 23/4/2007 Ngày giảng: Tiết 50 - bài 56, bài 57 Thực hành Vẽ sơ đồ nguyên lí - sơ đồ lắp đặt mạch điện I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS: - Hiểu rõ hơn về sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt mạch điện, mối liên hệ giữa sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt. - Rèn luyện kĩ năng phân tích mạch điện - Có ý thức tìm hiểu mạch điện trong mạng điện trong nhà. II. Chuẩn bị. - GV: H56.1 SGK phóng to. - HS: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập, giấy A4 làm sẵn mẫu báo cáo thực hành. III. Lên lớp. 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp giáp có điểm gì giống và khác nhau. ? Vẽ một số kí hiệu quy ước của một số kí hiệu thiết bị điện? 3. Bài mới HĐ1: Hướng dẫn ban đầu Nội dung HĐ của thầy HĐ của trò 1. Phân tích mạch điện. 2. Vẽ sơ đồ nguyên lí của mạch điện. ? Mạch điện có bao nhiêu phần tử? kí hiệu của các phần tử đó như thế nào? ? Các phần tử đó được nối với nhau như thế nào? * Vẽ sơ đồ nguyên lí 3. Vẽ sơ đồ lắp đặt a. Phân tích sơ đồ nguyên lí. b. Vẽ sơ đồ - gv cho HS quan sát H56.1 SGK phóng to và hướng dẫn HS quan sát và phân tích mạch điện tìm chỗ sai của mạch điện để điền vào báo cáo. * GV dùng mạch điện gồm một cầu chì, một nguồn điện 6V, một công tắc hai cực điều khiển hai bóng đèn để hướng dẫn. - GV giới thiệu quy trình vẽ sơ đồ nguyên lí cho HS tiếp thu để vẽ sơ đồ nguyên lí. - GV vẽ sơ đồ nguyên lí cho HS tiếp thu. - GV giới thiệu cách phân tích sơ đồ nguyên lí theo SGK. - GV vẽ sơ đồ theo sự phân tích. - HS quan sát tìm hiểu và phân tích.

File đính kèm:

  • docCong nghe 8 ki II 3 cot.doc