Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm ( tiết 2)

1/ Kiến thức:Nắm được cách chọn thực phẩm an toàn, các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và các biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm.

2/ Kĩ năng: Chọn thực phẩm an toàn khi chế biến và sử dụng thực phẩm trong bữa ăn.

3/ Thái độ: Có ý thức phòng tránh nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm.

 4/ Tích hợp bảo vệ môi trường: Đảm bảo vệ sinh khi ăn uống và thu dọn vệ sinh nơi ăn uống

 

doc7 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 8602 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 16: Vệ sinh an toàn thực phẩm ( tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22 Ngày soạn: 05/01/2014 Tiết: 41 Ngày dạy: 11/01/2014 BÀI 16: VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ( TIẾT 2) I: MỤC TIÊU: Thông qua tiết học này HS phải 1/ Kiến thức:Nắm được cách chọn thực phẩm an toàn, các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và các biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm. 2/ Kĩ năng: Chọn thực phẩm an toàn khi chế biến và sử dụng thực phẩm trong bữa ăn. 3/ Thái độ: Có ý thức phòng tránh nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm. 4/ Tích hợp bảo vệ môi trường: Đảm bảo vệ sinh khi ăn uống và thu dọn vệ sinh nơi ăn uống II: PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1/ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án và các tài liệu tham khảo liên quan 1/ Chuẩn bị của học sinh: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà III: TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1/ Ổn định lớp: - Kiểm diện sĩ số và vệ sinh lớp học 6A1:…………………………6A2: ……………………6A3: ………………………… 6A4:…………………………6A5: ……………………6A6: ……………………… 2/ Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm? Cho ví dụ - Làm thế nào để phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại gia đình? 3/ Bài mới a. Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã biết được những thực phẩm như thế nào là không an toàn. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu các biện pháp để giữ an toàn cho thực phẩm b. Các hoạt động dạy và học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là an toàn thực phẩm - GV giới thiệu về khái niệm an toàn thực phẩm. - GV nêu: Thực phẩm luôn cần có mức độ an toàn cao. Người sử dụng cần biết cách lựa chọn cũng như xử lí thực phẩm một cách đúng đắn, hợp vệ sinh. - Em hãy kể tên các loại thực phẩm mà gia đình thường mua sắm? - Đối với thực phẩm tươi, sống, dễ hư, thối cần phải mua như thế nào? - Đối với thực phẩm đóng hộp, có bao bì cần chọn mua như thế nào? - Cần lưu ý gì khi mua cả thực phẩm chín lẫn thực phẩm phải chế biến, thực phẩm ăn sống? - GV nhận xét, kết luận. - Thực phẩm thường được chế biến tại đâu? - Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn bằng con đường nào? - Tại sao thức ăn không nên để lâu trong tủ lạnh? - Cần bảo quản như thế nào đối với các loại thực phẩm sau đây: + Thực phẩm đã chế biến + Thực phẩm đóng hộp + Thực phẩm khô (bột. Gạo, đậu hạt…) * Kết luận: Sử dụng thực phẩm tươi ngon, tinh khiết, hợp vệ sinh. Không sử dụng thực phẩm bị hư thối, biến chất, ôi, ươn. - HS lắng nghe, tiếp thu - HS lắng nghe. - Cá khô, cà chua, rau, cá hộp, ớt, thịt...... - Đối với thực phẩm dễ hư thối phải được mua tươi hoặc ướp lạnh. - Đối với thực phẩm đóng hộp, bao bì cần chú ý đến hạn sử dụng. - Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống với thực phẩm ăn chín. - Thường được chế biến tại nhà bếp. - Mặt bàn, quần áo, giẻ lau, bếp, thớt - Vì thức ăn bị biến chất, vi khuẩn vẫn xâm nhập được. + Thực phẩm đã chế biến cho vào hộp kín, để tủ lạnh. + Thực phẩm đóng hộp để tủ lạnh, mua đủ dùng. + Thực phẩm khô phơi khô, thường xuyên kiểm tra có biện pháp xử lí. II. AN TOÀN THỰC PHẨM An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất. 1. An toàn thực phẩm khi mua sắm - Đối với thực phẩm tươi sống phải được mua tươi hoặc ướp lạnh. - Đối với thực phẩm đóng hộp, bao bì cần chú ý đến hạn sử dụng. - Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống với thực phẩm ăn chín. 2. An toàn thực phẩm khi chế biến - Thực phẩm đã chế biến cho vào hộp kín, để tủ lạnh. - Thực phẩm đóng hộp để tủ lạnh, mua đủ dùng. - Thực phẩm khô phơi khô, thường xuyên kiểm tra có biện pháp xử lí. Hoạt động 2: Tìm hiểu về biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm - Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn gồm những tác nhân nào? - Em hãy nêu các biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm? - GV chú ý: Sử dụng thực phẩm an toàn, có thái độ phê phán, ngăn ngừa những hành vi gây mất ATTP * Kết luận: Cần có biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm để đảm bảo an toàn trong ăn uống. * Chú ý: Khi có ngộ độc thực phẩm cần có biện pháp xử lí thích hợp hoặc đưa ngay đến bệnh viện để xử lí kịp thời. Nguyên nhân ngộ độc thức ăn: - Do thức ăn bị nhiễm vi sinh vật và độc tố của sinh vật. - Do thức ăn bị biến chất. - Do thức ăn có sẵn chất độc. - Do thức ăn bị nhiễm chất độc - Các biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm: + Không dùng các thực phẩm có chứa chất độc + Không dùng thức ăn bị biến chất hoặc nhiễm các chất độc hóa học + Không dùng đồ hộp đã quá hạn sử dụng - HS: Chú ý lắng nghe, ghi nhớ III: BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH NHIỄM ĐỘC THỰC PHẨM 1. Nguyên nhân ngộ độc thức ăn: - Do thức ăn bị nhiễm vi sinh vật và độc tố của sinh vật. - Do thức ăn bị biến chất. - Do thức ăn có sẵn chất độc. - Do thức ăn bị ô nhiễm chất độc, hoá chất 2. Các biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm: + Không dùng các thực phẩm có chứa chất độc + Không dùng thức ăn bị biến chất hoặc nhiễm các chất độc hóa học + Không dùng đồ hộp đã quá hạn sử dụng 4/ Củng cố – đánh giá:- Phải sử dụng những loại thưc phẩm như thế nào để đảm bảo an toàn? - Nêu các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và các biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm? 5/ Nhận xét – Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị trước bài 17 IV: RÚT KINH NGHIỆM ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tuần: 22 Ngày soạn: 10/01/2014 Tiết: 42 Ngày dạy: 13/01/2014 BÀI 17: BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG TRONG CHẾ BIẾN MÓN ĂN (TIẾT 1) I: MỤC TIÊU: Thông qua tiết học này HS phải 1/ Kiến thức: Biết được cách bảo quản các chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến món ăn. 2/ Kĩ năng: Vận dụng những kiến thức đã học vào chế biến món ăn tại gia đình. 3/ Thái độ: Có ý thức bảo quản chất dinh dưỡng trong món ăn. 4/ Tích hợp bảo vệ môi trường: Đảm bảo vệ sinh khi ăn uống và thu dọn vệ sinh nơi ăn uống II: PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1/ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án và các tài liệu tham khảo liên quan 1/ Chuẩn bị của học sinh: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà III: TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1/ Ổn định lớp: - Kiểm diện sĩ số và vệ sinh lớp học 6A1:…………………………6A2: ……………………6A3: ………………………… 6A4:…………………………6A5: ……………………6A6: ……………………… 2/ Kiểm tra bài cũ: .- Muốn đảm bảo an toàn thực phẩm cần lưu ý những yếu tố nào? - Nêu một số biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm? 3/ Bài mới a. Giới thiệu bài: Chất dinh dưỡng của thực phẩm thường bị mất đi trong quá trình chế biến. Vậy phải bảo quản như thế nào để giữ được nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe và thể lực b. Các hoạt động dạy và học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến thịt, cá. - GV cho HS quan sát hình 3.17 SGK. - H: Trong thịt, cá có các chất dinh dưỡng nào? - H: Vậy cần phải làm gì khi chuẩn bị chế biến thịt, cá? Tại sao? - H: Vậy cần phải bảo quản thịt, cá như thế nào? - GV nhận xét, kết luận. * Kết luận: Cần phải bảo quản các chất dinh dưỡng của thực phẩm chu đáo trong quá trình chế biến - HS quan sáthình 3.17 sgk. - Trong thịt có chứa chất đạm, nước, chất béo, vitamin B, chất sắt, phốt pho + Trong cá có chứa ít chất béo, đạm, vitamin A,B,D, chất khoáng, phốt pho, i ốt - Không ngâm, rửa thịt, cá sau khi cắt thái vì khoáng chất dễ bị mất. - Cần bảo quản thực phẩm chu đáo, không để ruồi bọ bâu vào, giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp. I. BẢO QUẢN CHẤT DINH DƯỠNG KHI CHUẨN BỊ CHẾ BIẾN 1. Thịt, cá - Không ngâm, rửa thịt, cá sau khi cắt thái vì khoáng chất và sinh tố dễ bị mất. - Cần bảo quản thực phẩm chu đáo, không để ruồi bọ bâu vào, giữ thịt, cá ở nhiệt độ thích hợp. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến rau, củ, quả tươi - GV cho HS quan sát hình 3.18 SGK. - H: Rau, củ, quả trước khi chế biến hoặc sử dụng phải làm như thế nào? - H: Cắt, rửa, gọt, thái có ảnh hưởng gì đến giá trị dinh dưỡng không? - GV nêu: Sinh tố và các khoáng chất dễ bị tiêu huỷ nếu không thực hiện đúng cách. Cần để nguyên trạng thái, rửa sạch trước khi cắt gọt. - Vậy để rau, củ, quả không bị mất chất dinh dưỡng, hợp vệ sinh ta phải làm thế nào ? - HS quan sát, tìm hiểu. - TL: Cắt, gọt, thái. -TL: Có. - HS lắng nghe, tiếp thu. -> HS trả lời cá nhân. - HS trả lời + Rửa thật sạch, nên cắt, thái sau khi rửa và không để rau khô héo. + Rau, củ, quả ăn sống nên rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn. 2. Rau, củ, quả, đậu hạt tươi - Để rau, củ, quả không bị mất chất dinh dưỡng, hợp vệ sinh nên : + Rửa thật sạch, nên cắt, thái sau khi rửa và không để rau khô héo. + Rau, củ, quả ăn sống nên rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn. Hoạt động 3: Tìm hiểu cách bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến đậu hạt khô, gạo. - GV cho HS quan sát hình 3.19 SGK. - H: Em hãy nêu tên các loại đậu hạt, ngũ cốc thường dùng? - H: Em hãy cho biết đối với những loại này thì cần bảo quản chất dinh dưỡng như thế nào trước khi chế biến? - HS quan sát, tìm hiểu. -> TL: Đậu, lạc, vừng, gạo, đỗ xanh, gạo tẻ, gạo nếp. - HS trả lời + Đậu hạt khô bảo quản chu đáo khô ráo, mát mẻ, tránh sâu mọt. + Gạo tẻ, gạo nếp không vo kĩ. 4/ Củng cố – đánh giá:- Cách bảo quản chất dinh dưỡng của thịt, cá, rau, củ, quả, đậu hạt tươi, đậu hạt khô, gạo khi chuẩn bị chế biến thế nào? 5/ Nhận xét – Dặn dò: Về nhà học bài, đọc trước các phần còn lại IV: RÚT KINH NGHIỆM …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docCN6 TIET41 42.doc