Giáo án Công Nghệ Lớp 7 Trường THCS Quang Trung

- Hiểu được vai trò của ngành chăn nuôi.

- Biết được nhiệm vụ phát triển của ngành chăn nuôi.

- Có ý thức say sưa học tập kĩ thuật chăn nuôi.

 

doc34 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3083 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Công Nghệ Lớp 7 Trường THCS Quang Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
III. Kết thúc bài học: - Củng cố: + Các đặc điểm của các nước nuôi thủy sản? + Các biện pháp cải tạo nước? - Dặn dò & bài tập: + Học bài cũ. + Đọc trước bài 51. --------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 29 /03/ 06 Ngày dạy: 15/ 04/ 06 Bài 50. Tiết 61: MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN (tt) A. Mục tiêu: Giúp HS: - Nêu được nội dung kiến thức cơ bản của 3 đặc điểm của nước nuôi thủy sản. - Phân biệt được các tính chất vật lý, hoá học và sinh vât học của nước. - Trình bày được các biện pháp cải tạo nước và đáy ao để nâng cao chất lượng vực nước nuôi thủy sản. B. Chuẩn bị: - Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu liên quan. - Một số tranh ảnh các loại động thực vật thuỷ sinh. C. Tiến trình bài học: I. Kiểm tra bài cũ: + Vai trò nuôi thủy sản trong nền kinh tế và đời sống xã hội? + Nhiệm vụï chính của nuôi thủy sản là gì? II. Bài mới: * Giới thiệu bài học: Nội dung bài học Phương pháp dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 3. Hoạt động 3: III. Biện pháp cải tạo nước: - Cải tạo nước ao. - Cải tạo đáy ao. => nhằm tạo điều kiện thuân lợi về thức ăn, ôxi, nhiệt độ … cho thủy sản sinh trưởng và phát triển tốt. - Cải tạo nước nhằm mục đích gì? - Tại sao phải cải tạo nước? - Các biên pháp cải tạo nước ao và đáy ao? => GV kết luận - Nâng cao chất lượng của nước. - HS dựa vào sách để trả lời. III. Kết thúc bài học: - Củng cố: + Các đặc điểm của các nước nuôi thủy sản? + Tính chất của vực nước nuôi thủy sản? + Các biện pháp cải tạo nước? - Dặn dò & bài tập: Học bài cũ và đọc trước bài 51. -------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: ...../ ..../ Ngày dạy: ..../ ..../.... Bài 51. Tiết 62: THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ, ĐỘ TRONG VÀ ĐỘ pH CỦA NƯỚC NUÔI THUỶ SẢN A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS phải: - Biết cách đo nhiệt độ, độ trong của nước bằng đĩa sếch xi, biết xác định độ pH bằng giấy đo pH. - Rèn luyện tính cẩn thận, giữ gìn vệ sinh trật tự trong lúc thực hành. - Vận dụng kiến thức ở trường vào thực tiễn nghề nuội trồng thuỷ sản của gia đình. B. Chuẩn bị: Nghiên cứu SGK, sách GV, đĩa sếch xi có đường kính 20cm, nhiệt kế có buộc dây chắc chắn, giấy quỳ và thang màu chuẩn, thùng đựng nước. C. Tiến trình bài học: I. Ổn định lớp: - Kiểmtra sĩ số. - Chia nhóm HS và kiểm tra sự chuẩn bị của HS. II. Hướng dẫn thực hiện quy trình thực hành: - GV hướng dẫn quy trình đo nhiệt độ, độ trong và độ pH. - Yêu cầu HS đọc sách giáo khoa, GV hướng dẫn cách đo các chỉ số và cách xác định kết quả. III. HS thực hành: 1. Hoạt động 1: Thực hành đo nhiệt độ theo quy trình. 2. Hoạt động 2: Thực hành đo độ trong theo quy trình. 3. Hoạt động 3: Thực hành đo độ pH theo quy trình. * Viết báo cáo: Các yếu tố Kết quả Nhận xét Mẫu nước 1 Mẫu nước 2 Tốt Xấu Nhiệt độ Độ trong Độ pH IV. Tổng kết bài học: - HS thu dọn dụng cụ, trả vật dụng thí nghiệm và làm vệâ sinh địa điểm thực hành. - HS tập trung cả lớp để các nhóm báo cáo thực hành. - GV nhận xét, đánh giá sự chuẩn bị và kết quả thực hành của từng nhóm. - Kết luận: bài này nhằm ôn lại lý thuyết các tính chất của nước nuôi thuỷ sản, có thể vận dụng để kiểm tra chất lượng nước ở ao hồ nuôi cá gia đình mỗi HS. V. Công việc về nhà: Đọc trước bài 52 và ôn lại nội dung tính chất sinh học của nước ao ở bài 50. ------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: ...../ ..../ Ngày dạy: ..../ ..../.... Bài 52. Tiết 63: THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN (TÔM, CÁ) A. Mục tiêu: Giúp HS: - Nêu và phân biệt được đăc điểm thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo để nuôi t6m, cá. - Giải thích được mqhvề thức ăn của các loài sinh vật khác nhau trong vực nước nuôi thủy sản. - Nêu được cách sử dụng thức ăn hợp lý trong thực tiễn nuôi thuỷ sản ở đia phương và gia đình. B. Chuẩn bị: Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu liên quan + tranh ảnh + mẫu vật. C. Tiến trình bài học: I. Kiểm tra bài cũ: II. Bài mới: * Giới thiệu bài học: Nội dung bài học Phương pháp dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động 1: I. Những loại thức ăn của tôm cá: 1. Thức ăn tự nhiên: - Thực vật phù du - Động vật phù du - Thực vật bậc cao - Động vật đáy. 2. Thức ăn nhân tạo: - Thức ăn tinh - Thức ăn thô - Thức ăn hỗn hợp. - Thức ăn tôm cá gồm mấy loại? - Thức ăn tự nhiên gồm những loại nào? - Kể tên những thực vật phù du và động vật phù du? - Kể tên động vật đáy? Thức ăn nhân tạo là gì? => GV kết luận - HS đọc mục I/ 140. - 2 loại: thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo. - Các loại tảo, ... - Trùng hình tia ... - Giun, ốc trai,... - Do con người tạo ra. - HS ghi bài. 2. Hoạt động 2: II. Quan hệ về thức ăn giữa các nhóm sinh vật trong nước nuôi thuỷ sản: Chất dinh dưỡng hoà tan, chất vẩn ¯ Thực vật thuỷ sinh, vi khuẩn Tôm, cá ¯ Động vật phù du ¯ Động vật đáy - Thực vật thuỷ sinh, vi khuẩn là gì? - Thức ăn của động vật phù du là gì? - Thức ăn của động vật đáy? => GV kết luận. - HS đọc mục II/ 142 SGK và sơ đồ 6. - Chất dinh dưỡng hoà tan trong nước. - Thực vật thuỷ sinh, vi khuẩn. - Chất vẩn và động vật phù du. - HS ghi bài. III. Kết thúc bài học: Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK/ 143. - Củng cố: + Những loại thức ăn của tôm cá? + Quan hệ về thức ăn giữa các nhóm sinh vật trong nước nuôi thuỷ sản? - Dặn dò & bài tập: + Học bài cũ. + Đọc trước bài 53. Ngày soạn: ...../ ..../ Ngày dạy: ..../ ..../.... Bài 53. Tiết 64 - 65: THỰC HÀNH: QUAN SÁT ĐỂ NHẬN BIẾT CÁC LOẠI THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN (TÔM, CÁ) A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS phải: - Biết cách quan sát bằng mắt thường để đọc tên, phân biệt 1 số loại thức ăn của ĐVTS. - Sử dụng kính hiển vi để quan sát, nhận biết 1 số động thực vật phù du làm thức ăn cho tôm, cá. - Phân biệt được 2 loại thức ăn: tự nhiên và nhân tạo. - Có ý thức tạo nguồn thức ăn cho gia đình khi nuôi động vật thuỷ sản. B. Chuẩn bị: - Nghiên cứu SGK, sách GV. - Vật liệu: Các loại bột, thức ăn hỗn hợp, động vật thân mềm, thực vật thuỷ sinh. - Dụng cụ: kính hiển vi, lọ đựng nước ao hồ, 1 số tiêu bản tảo và động vật nguyên sinh, ống hút và tranh hình 82, 83 của bài 52. C. Tiến trình bài học: I. Ổn định lớp: - Kiểm tra sĩ số. - Chia nhóm HS và kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Các nhóm nhận dụng cụ, vật liệu thực hành. II. Hướng dẫn thực hiện quy trình bài thực hành: 1. Hoạt động 1: Các nhóm quan sát thức ăn tự nhiên có trong nước ao hồ bằng kính hiển vi. - Cách sử dụng kính hiển vi. - Cách hút nước và làm tiêu bản để quan sát. - Xác định tên 1 số sinh vật phù du quen thuộc. - Ghi chép, mô tả, vẽ sơ lược đặc điểm cấu tạo... 2. Hoạt động 2: Phân biệt các loại thức ăn tự nhiên và nhân tạo HS ghi chép vào bảng sau: Loại thức ăn Đại diện Đặc điểm, hình dạng, màu sắc 1. Thức ăn tự nhiên: Thực vật phù du Động vật phù du Thực vật bậc cao Động vật đáy 2. Thức ăn nhân tạo Thức ăn tinh Thức ăn thô Thức ăn hỗn hợp III. HS thực hành: 1. Quan sát động vật phù du trong nước ao hồ: - Các nhóm đặt kính hiển vi vào vị trí quan sát thuận tiện nhất. - Hút 1 giọt nước cho vào lam kính, nay lamen lên rồi cho vào kính hiển vi quan sát. - Chỉnh để nhìn thấy vi sinh vât nhỏ nhất. - Nhận dạng, xác định tên, vẽ sơ lược hình dạng vào bản báo cáo của nhóm. * GV theo dõi, uốn nắn, góp ý cho HS. 2. Nhận dạng, phân biệt các loại thức ăn nhân tạo: - Thức ăn giàu tinh bột: bột gạo, bột ngô, bột sắn,... - Thức ăn thô: cây rau, cây phân xanh hoặc 1 số loại phân vô cơ (urea, kali, lân,...) - Thức ăn hỗn hợp: dùng 1 số loại thức ăn hỗn hợp ở địa phu6ông, nhãn mác, bao bì, thành phần dinh dưỡng ... để HS làm quen với thực tế. - Ghi nhận xét vào bản báo cáo của nhóm. * GV hướng dẫn HS phân biệt các loại thức ăn nhân tạo. 3. Các nhóm trở về lớp báo cáo kết quả quan sát nhận dạng thức ăn vật nuôi động vật thuỷ sản: - Từng nhóm báo cáo - Các nhóm khác bổ sung thêm. - GV lưu ý HS: bài này củng cố phần lý thuyết của bài 52. Thức ăn nuôi tôm, cá Thức ăn tự nhiên Thức ăn nhân tạo Thức ăn thô: rau cỏ, phân vô cơ, ... Thức ăn hỗn hợp Thực vật phù du: tảo Động vật phù du: bọ vòi voi, trùng hình tia, Động vật đáy: ốc, hến trai,... Thực vật bậc cao: rong Thực vật phù du: tảo IV. Tổng kết bài học: - HS thu dọn dụng cụ, trả vật dụng thí nghiệm và làm vệâ sinh địa điểm thực hành. - HS tập trung cả lớp để các nhóm báo cáo thực hành. - HS cùng GV nhận xét, đánh giá lẫn nhau giữa các nhóm, cuối cùng GV cho điểm 1 số HS hoặc nhóm đạt kết quả tốt. V. Công việc về nhà: Đọc trước bài 54. -------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docCN7HKIIDOC.doc