Thực hành: Nhận biết một số loại thuốc và nhãn hiệu của thuốc trừ sâu, bệnh hại

1. Kiến thức: Giúp HS

- Nhận biết một số loại thuốc qua trạng thái và màu sắc của thuốc.

- Xác định đặc điểm của thuốc qua nhãn hiệu bao bì: Tên thuốc trạng thái, thành phần, nơi sản xuất, khả năng hòa tan, nhóm độc.

2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng nhận biết thuốc qua trạng thái, màu sắc, đặc điểm dựa vào nhãn hiệu.

3. Thái độ: Rèn cho HS ý thức cẩn thận, bảo đảm an toàn khi sử dụng thuốc và bảo vệ môi trường.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực hành: Nhận biết một số loại thuốc và nhãn hiệu của thuốc trừ sâu, bệnh hại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 11 Thực hành: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI THUỐC VÀ NHÃN HIỆU CỦA THUỐC TRỪ SÂU, BỆNH HẠI Ngày dạy : 13 - 11 -2006 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS - Nhận biết một số loại thuốc qua trạng thái và màu sắc của thuốc. - Xác định đặc điểm của thuốc qua nhãn hiệu bao bì: Tên thuốc trạng thái, thành phần, nơi sản xuất, khả năng hòa tan, nhóm độc. 2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng nhận biết thuốc qua trạng thái, màu sắc, đặc điểm dựa vào nhãn hiệu. 3. Thái độ: Rèn cho HS ý thức cẩn thận, bảo đảm an toàn khi sử dụng thuốc và bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Một số mẫu thuốc trừ sâu, bệnh ở dạng bột hòa tan, bột thấm nước, dạng sữa. Nhãn hiệu các loại thuốc trừ sâu. Học sinh: Sưu tầm nhãn thuốc trừ sâu bệnh, khăn lau. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Trực quan, thảo luận, thực hành thí nghiệm, đàm thoại gợi mở. IV. TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh. 7A1:....................................... 7A4 : ..................................... 7A5: ................................... 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 2HS Câu hỏi 1. Những nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh? Tại sao người ta lấy nguyên tắc phòng là chính để trừ sâu, bệnh hại? (10đ) 2. Hãy nêu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại? ( Sai hoặc thiếu mỗi biện pháp -1đ) Khi sử dụng thuốc hóa học cần lưu ý điều gì? (10đ) Đáp án 1. - Phòng là chính. - Trừ sớm, kịp thời nhanh chóng và triệt để. - Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ. Nguyên tắc phòng là chính: ít tốn công, cây sinh trưởng tốt, sâu bệnh ít, giá thành thấp. 2. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh; Biện pháp thủ công; Biện pháp hóa học; Biện pháp sinh học; Biện pháp kiểm dịch thực vật. Sử dụng đúng loại thuốc, nồng độ và liều lượng thuốc. Phun đúng kĩ thuật. Điểm 6đ 4đ 6đ 4đ 3. Giảng bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu Để việc sử dụng thuốc có hiệu quả cao không gây ngộ độc cho người, động thực vạât ta cần phải biết rõ đặc điểm của từng loại thuốc, nhận biết được nhãn hiệu của thuốc trừ sâu bệnh hại. Đó là nội dung bài học hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 2: Giới thiệu mục tiêu bài - GV giới thiệu mục tiêu bài. * Hoạt động3: Giới thiệu quy trình thực hành - GV treo tranh biểu tượng, nhãn hiệu của thuốc. (SGK/34)   HS nhìn tranh nêu ý nghĩa của từng biểu tượng (rất độc, độc cao, cẩn thận)   HS: giới thiệu nhãn hiệu 1 loại thuốc đã chuẩn bị và giải thích các kí hiệu ghi trên bao bì. - GV giới thiệu cho HS quan sát một số dạng thuốc   HS: Quan sát dựa vào đặc điểm để nhận biết một số dạng thuốc ( Kí hiệu, màu sắc, dạng thuốc … ) Ÿ GV lưu ý HS chữ viết tắt trên các bao bì + Thuốc bột thấm nước: (Viết tắt WP, BTN, DF, WDG) ở dạng bột tơi, màu trắng hay trắng ngà có khả năng tan trong nước. + Thuốc bột hòa tan trong nước:( SP, BHN ) + Thuốc hạt : (G, GK, HD ) + Thuốc sữa : (EC, ND ) + Thuốc nhũ dầu: ( SC ) * Hoạt động 4 : Tổ chức học sinh thực hành - GV kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm. - Phân công giao nhiệm vụ cho từng nhóm.   HS thực hành theo nhóm lớn (tổ), thảo luận ghi và phiếu hoạt động của nhóm.   Từng nhóm quan sát tranh ảnh, các dạng thuốc đã chuẩn bị. + Quan sát nhãn thuốc: Nhận biết, phân biệt độ độc, đọc tên, giải thích kí hiệu trên nhãn thuốc. + Quan sát màu sắc, dạng thuốc để phân biệt mẫu thuốc. - GV theo dõi uốn nắn học sinh. I. Yêu cầu - Nhận biết một số loại thuốc và nhãn hiệu của thuốc trừ sâu bệnh hại. - Rèn kĩ năng quan sát để nhận biết thuốc qua đặc điểm, màu sắc, dạng thuốc, nhãn hiệu. II. Quy trình thực hành 1. Nhận biết nhãn hiệu của thuốc trừ sâu bệnh hại - Phân biệt độ độc của thuốc qua kí hiệu và biểu tượng. - Nhận biết tên thuốc qua: tên sản phẩm, hàm lượng, chất tác dụng, dạng thuốc, cách sử dụng. 2. Quan sát một số dạng thuốc - Thuốc bột ( Viết tắt:D, BR, B) - Thuốc bột thấm nước (Viết tắt: WP, BTN, DF, WDG ) - Thuốc bột hòa tan trong nước (Viết tắt: SP, BHN) - Thuốc hạt (Viết tắt: G, GK, HD ) - Thuốc sữa (Viết tắt: EC, ND ) - Thuốc nhũ dầu (Viết tắt: SC ) III. Tổ chức thực hành 4. Củng cố và luyện tập ( Đánh giá kết quả ) - Học sinh thu dọn tranh ảnh, nhãn thuốc, vệ sinh nơi thực hành. - Các nhóm bổ sung kết quả quan sát. - Các nhóm báo cáo kết quả thực hành, đại diện nhóm khác nhận xét và bổ sung thiếu sót. - GV kiểm tra kết quả từng nhóm - Giới thiệu một số nhóm nhận xét đúng, chuẩn bị tốt ? - GV đánh giá chung: nhận xét quá trình chuẩn bị, thực hành, kết quả thực hành của các nhóm và bình điểm: Tinh thần(2đ) ; kết quả trên phiếu học tập (6đ) ; giữ trật tự, vệ sinh (2đ) 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Quan sát các nhãn thuốc và tập nhận biết độ độc, dạng thuốc, phân biệt mẫu thuốc - Chuẩn bị: đọc và soạn bài “Làm đất và bón phân lót ; gieo trồng cây nông nghiệp” V. RÚT KINH NGHIỆM - Nội dung : - Phương pháp : - Hình thức tổ chức :

File đính kèm:

  • docjhgdlisdkgfasdhijegjdbkafuyaoisduf (4).doc