A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
Qua bài giảng HS trình bày được:
Nhiệm vụ, cấu tạo của các chi tiết chính trong hệ thống trục khuỷu, thanh truyền.
2. Kĩ năng:
Đọc được sơ đồ cấu tạo của pít-tông, thanh truyền và trục khuỷu.
B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY
1. Chuẩn bị của GV
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài 23 và lập kế hoạch bài dạy;
- Tham khảo tài liệu có liên quan;
- Nghiên cứu các mẫu vật pít-tông, thanh truyền, trục khuỷu;
- Tranh vẽ về thanh truyền và trục khuỷu, pittông.
2. Chuẩn bị của HS
- Đọc SGK bài 23; tìm hiểu các nội dung trọng tâm;
- Sưu tầm các mẫu vật cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền.
3. Phương pháp dạy học
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp dạy học tích cực.
4. Đồ dùng dạy học
- Tranh cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền trong danh mục thiết bị dạy học tối thiểu
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
I. Phân bố bài giảng.
Bài giảng thực hiện trong 1 tiết, gồm các nội dung:
- Nhiệm vụ và cấu tạo của pít-tông.
- Nhiệm vụ và cấu tạo của trục khuỷu.
- Nhiệm vụ và cấu tạo của thanh truyền.
II. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3263 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 9 - Bài 23: Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 23: CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức:
Qua bài giảng HS trình bày được:
Nhiệm vụ, cấu tạo của các chi tiết chính trong hệ thống trục khuỷu, thanh truyền.
Kĩ năng:
Đọc được sơ đồ cấu tạo của pít-tông, thanh truyền và trục khuỷu.
CHUẨN BỊ BÀI DẠY
1. Chuẩn bị của GV
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài 23 và lập kế hoạch bài dạy;
- Tham khảo tài liệu có liên quan;
- Nghiên cứu các mẫu vật pít-tông, thanh truyền, trục khuỷu;
- Tranh vẽ về thanh truyền và trục khuỷu, pittông.
2. Chuẩn bị của HS
- Đọc SGK bài 23; tìm hiểu các nội dung trọng tâm;
- Sưu tầm các mẫu vật cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền.
3. Phương pháp dạy học
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp dạy học tích cực.
4. Đồ dùng dạy học
- Tranh cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền trong danh mục thiết bị dạy học tối thiểu
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
I. Phân bố bài giảng.
Bài giảng thực hiện trong 1 tiết, gồm các nội dung:
- Nhiệm vụ và cấu tạo của pít-tông.
- Nhiệm vụ và cấu tạo của trục khuỷu.
- Nhiệm vụ và cấu tạo của thanh truyền.
II. Các hoạt động dạy học
Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ
GV hỏi:
- Tại sao nói thân máy và nắp máy là “khung xương” của động cơ đốt trong?
- Vì sao thân máy và nắp máy phải làm mát?
- Đặc điểm chính của thân máy, nắp máy của động cơ làm mát bằng không khí và nước là gì?
GV gọi HS trả lời nhận xét và đánh giá kết quả.
Đặt vấn đề vào bài mới:
Trong động cơ đốt trong mỗi cơ cấu, hệ thống đều đóng vai trò rất quan trọng để động cơ hoạt động được. Cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền có nhiệm vụ rất quan trọng để động cơ đốt trong hoạt động được. Để hiểu rõ nhiệm vụ, cấu tạo của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền học bài 23.
3. Nội dung bài mới
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền
Yêu cầu HS quan sát hình 22.1 và giới thiệu khái quát cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền.Hỏi:
+ Khi động cơ hoạt động em thấy hoạt động của trục khuỷu, thanh truyền như thế nào?
+ Thanh truyền có tác dụng chính là gì?
+ Cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền chia làm mấy nhóm chính? Mỗi nhóm có chi tiết chính nào ?
HS chú ý theo dõi GV giới thiệu.
HS suy nghĩ và trả lời.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
+ Có 3 hệ thống: nhóm pittông, nhóm thanh truyền, nhóm trục khuỷu.
+ Thanh truyền là chi tiết truyền lực giữa pittông và trục khuỷu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhiệm vụ, cấu tạo của pittông
Treo tranh lên bảng và yêu cầu HS quan sát và hướng dẫn HS. Hỏi:
+ Em hãy cho biết đỉnh, đầu, thân của pittông có nhiệm vụ gì?
+ Như vậy nhiệm vụ chính của pittông là gì?
GV yêu cầu hS quan sát tranh và giới thiệu về cấu tạo của pittông. Hỏi:
+ Đỉnh pittông có các dạng nào? Vì sao đỉnh pittông lại có nhiều hình dạng khác nhau như thế?
+ Tại sao ở đầu pittông có các rãnh để lắp xecmăng dầu và xecmăng khí?
+ Rãnh xecmăng dầu vì sao phải có lỗ khoan thông vào bên trong pittông?
+ Thân pittông có cấu tạo như thế nào? Trên thân pittông khoan lỗ để làm gì?
+ Khi động cơ làm việc nhiều ngày phải thay pittông hay xecmăng?
Chú ý theo dõi hướng dẫn của GV
HS suy nghĩ và trả lời.
HS chú ý quan sát.
HS suy nghĩ, vận dụng và trả lời.
II. PIT-TÔNG
Được chia làm 3 phần: đỉnh, đầu và thân.
+ Đỉnh pittông có 3 dạng: bằng, lồi, lõm.
+ Đầu pittông có các rãnh để lắp xecmăng khí và xecmăng dầu.
+ Thân pittông có nhiệm vụ dẫn hướng cho pittông chuyển động trong xilanh và liên kết với thanh truyền để truyền lực.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về nhiệm vụ và cấu tạo của thanh truyền.
Hỏi: + Thanh truyền được nối với chi tiết nào trong cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền?
+ Nhiệm vụ chính của thanh ttruyền là gì?
GV treo tranh lên bảng và yêu cầu HS quan sát tranh kết hợp với hình 23.3 SGK. Hỏi:
+ Thanh truyền được chia làm mấy phần?
+ Đầu to, đầu nhỏ của thanh truyền được lắp với bộ phận nào và có đặc điểm gì?
+ Tại sao đầu to thanh truyền với trục khuỷu và đầu nhỏ thanh truyền với pittông phải có bạc lót hoặc ổ bi?
HS liên hệ với kiến thức cũ để trả lời.
HS chú ý theo dõi tranh vẽ.
HS suy nghĩ và trả lời.
HS chú ý ghi bài.
III. THANH TRUYỀN
1. Nhiệm vụ
Thanh truyền là chi tiết dùng để truyền lực giữa pittông và trục khuỷu.
2. Cấu tạo
Gồm 3 phần: đầu nhỏ, thân và đầu to.
+ Đầu nhỏ thanh truyền có dạng hình trụ rổng để lắp chốt pittông.
+ Thân thanh truyền nối đầu nhỏ với đầu to, thường có tiết diện ngang hình chữ I.
+ Đầu to thanh truyền để lắp với chốt khuỷu.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về nhiệm vụ và cấu tạo của trục khuỷu.
GV hỏi:
+ Trục khuỷu được bố trí như thế nào so với thanh truyền?
+ Khi động cơ làm việc trục khuỷu có nhiệm vụ gì?
GV treo tranh vẽ trục khuỷu lên bảng để hướng dẫn cho HS biết về cấu tạo của trục khuỷu gồm 3 phần( Cổ khuỷu, chốt khuỷu, má khuỷu).
GV hỏi:
+ Để trục khuỷu quay, thanh truyền và pittông chuyển động được thì cổ khuỷu, chốt khuỷu có hình dáng như thế nào?
+ Trên má khuỷu có đối trọng nhằm mục đích gì?
+ Đuôi của trục khuỷu được lắp với bánh đà nhằm mục đích gì?
HS quan sát hình vẽ 23.1 SGK để trả lời.
HS quan sát tranh và chú ý theo dõi sự hướng dẫn của GV và ghi bài.
HS suy nghĩ trả lời những câu hỏi của GV
HS chú ý ghi bài.
IV. TRỤC KHUỶU
1. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ chính của trục khuỷu là nhận lực từ thanh truyền để tạo momen quay kéo máy công tác. Ngoài ra,nó còn làm nhiệm vụ dẫn động các cơ cấu và hệ thống của động cơ.
2. Cấu tạo
Ngoài phần đầu và đuôi, phần thân của trục khuỷu gồm những chi tiết chính sau: Cổ khuỷu, chốt khuỷu, má khuỷu.
Cổ khuỷu và chốt khuỷu có dạng hình trụ, má khuỷu có dạng tùy từng loại động cơ.
Trên má khuỷu thường cấu tạo thêm đối trọng, nó có thể làm liền với má khuỷu hoặc làm riêng rồi hàn hoặc lắp với má khuỷu bằng gugiông.
Đuôi trục khuỷu dược cấu tạo để lắp bánh đà, cơ cấu truyền lực với máy công tác.
Hoạt động 5: Tổng kết, đánh giá
Gọi HS nêu lại những nội dung chính đã học trong bài này.
Yêu cầu HS về nhà đọc thêm thông tin bổ sung và trả lời câu hỏi sau: Tại sao 2 xecmăng đó không phải là 1 vòng tròn liền nhau mà lại hở ra?
Yêu cầu HS đọc trước bài 24 và tìm hiểu về cơ cấu phân phối khí dùng xupap.
File đính kèm:
- cong nghe 12.doc