I/ MỤC TIÊU:
- Học sinh nhận biết và phân biệt được các vật liệu cơ khí phổ biến.
- Biết phương pháp đơn giản để thử cơ tính của vật liệu cơ khí.
II/ CHUẨN BỊ:
- Mỗi nhóm học sinh chuẩn bị dụng cụ như mục I bài 19, báo cáo thực hành như mục III SGK.
- Giáo viên: chuẩn bị bộ mẫu VLCK và dụng cụ như SGK.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên và học sinh.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu.
Giáo viên nêu rõ mục đích, yêu cầu của bài thực hành, giao nhiệm vụ cho học sinh.
+ Nhận biết các vật liệu cơ khí bằng phương pháp quan sát màu sắc mặt gãy, ước lượng khối lượng riêng.
+ So sánh cơ tính của vật liệu: tính cứng, giòn, dẻo. Giáo viên thao tác mẫu.
+ Nhắc nhở học sinh việc trật tự, kỷ luật trong giờ học, phân bổ thời gian hợp lý cho các phần của bài.
- Giáo viên chia nhóm học sinh, kiểm tra dụng cụ thực hành, mẫu vật.
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 21: Vật liệu cơ khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 15.11.2005 - Tiết 21
VẬT LIỆU CƠ KHÍ
I/ MỤC TIÊU:
- Học sinh nhận biết và phân biệt được các vật liệu cơ khí phổ biến.
- Biết phương pháp đơn giản để thử cơ tính của vật liệu cơ khí.
II/ CHUẨN BỊ:
- Mỗi nhóm học sinh chuẩn bị dụng cụ như mục I bài 19, báo cáo thực hành như mục III SGK.
- Giáo viên: chuẩn bị bộ mẫu VLCK và dụng cụ như SGK.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên và học sinh.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn ban đầu.
Giáo viên nêu rõ mục đích, yêu cầu của bài thực hành, giao nhiệm vụ cho học sinh.
+ Nhận biết các vật liệu cơ khí bằng phương pháp quan sát màu sắc mặt gãy, ước lượng khối lượng riêng.
+ So sánh cơ tính của vật liệu: tính cứng, giòn, dẻo. Giáo viên thao tác mẫu.
+ Nhắc nhở học sinh việc trật tự, kỷ luật trong giờ học, phân bổ thời gian hợp lý cho các phần của bài.
- Giáo viên chia nhóm học sinh, kiểm tra dụng cụ thực hành, mẫu vật.
* Hoạt động 2: Tổ chức thực hành.
1/ Nhận biết vật liệu:
+ Phân biệt giữa kim loại và phi kim qua màu sắc, khối lượng riêng, mặt gãy của mẫu.
+ So sánh tính cứng và tính dẻo bằng cách uốn và bẻ các mẫu vật liệu để ước lượng định tính.
- Điền kết quả vào báo cáo thực hành.
2/ So sánh kim loại màu và kim loại đen:
+ Quan sát màu sắc và mặt gãy các mẫu để phân biệt gang, thép, đồng, nhôm.
+ Thử tính dẻo bằng cách bẻ cong các đoạn vật liệu.
+ Thử tính cứng bằng cách bẻ cong, dũa vào các mẫu vật liệu.
+ Thử khả năng biến dạng bằng cách đập vào đầu các mẫu vật liệu.
- Điền kết quả vào mục 2 báo cáo thực hành.
3/ So sánh vật liệu gang và thép:
+ Quan sát để phân biệt gang xám và thép.
+ Bẻ và dũa để thử tính cứng.
+ Đập vào mẫu gang và thép để thử độ giòn.
- Điền kết quả vào mục 3 báo cáo.
* Hoạt động 3: Tổng kết
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài thực hành theo mục tiêu của bài.
- Học sinh nộp bài báo cáo, thu dọn dụng cụ, vật liệu.
- Giáo viên nhận xét giờ học, yêu cầu học sinh đọc trước bài 20.
File đính kèm:
- CN8-t21.doc