I. Mục tiêu:
- Hiểu nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quí (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: thầy, dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông, thưa , kiếm sống, đầy tớ.
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung, nhân vật.
- Luôn ý thức trò chuyện thân mật, tình cảm với mọi người trong mọi tình huống.
*GDKNS: Lắng nghe tích cực.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ. Tranh minh họa bài đọc
51 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 950 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 9 - Lê Thị Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết nhận biết danh từ trong câu văn.
- Nắm được những danh từ đặc biệt, vận dụng vào thực tế.
II- Đồ dùng dạy- học :
GV :Bản đồ tự nhiên Việt Nam, bảng phụ.
HS:vở ôn.
III. Các hoạt động dạy -học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
a, Hoạt động 1:HD làm bài tập.
Bài 1: Cho các từ sau: bác sĩ, nhân dân, hy vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thần, hoà bình, chiếc, mong muốn,bàn ghế, gió mùa, truyền thống, xã, tự hào, huyện, phấn khởi.
a, Xếp các từ trên vào hai nhóm:
b, xếp các danh từ tìm được vào các nhóm sau:
Bài 2: Tìm các danh từ trong đoạn văn sau:
Mùa xuân/ đã /đến. Những/ buổi chiều/ hửng ấm/, từng/ đàn/ chim én/ từ/ dãy/ núi/ đằng xa/ bay/ tới/, lượn vòng/ trên/ những/ bến đò/, đuổi nhau/ xập xè/ quanh /những/mái nhà/. Những /ngày/ mưa phùn/, người ta/ thấy/ trên/mấy/bãi soi/ dài/ nổi lên/ ở /giữa/ sông/, những/ con giang/, con sếu/cao/ gần/ bằng/ người/, theo/ nhau/ lửng thửng/ bước/ thấp thoáng/ trong/ bụi mưa/ trắng xoá.
Theo Nguyễn Đình Thi
Bài 3: Tìm chỗ sai trong các câu dưới đây và sửa lại cho đúng:
Bạn Vân đang nấu cơm nước.
Bác nông dân đang cày ruộng nương.
Mẹ cháu vừa đi chợ búa.
Em có một người bạn bè rất thân.
Cách sữa: bỏ tiếng ( chữ ) đứng sau của từ.
Bài 4: Viết lại các cụm từ sau cho đúng quy tắc viết hoa danh từ riêng:
xã kim liên, huyện nam đàn, tỉnh nghệ an.
Sông cửu long, núi ba vì, chùa thiên mụ, cầu hàm rồng, đèo hải vân, hồ hoàn kiếm, bến nhà rồng.
qua đèo ngang, tới vũng tàu, đền cầu giấy, về bến thuỷ.
Bài 5: Viết hoa đúng tên:
a.Bốn vị anh hùng dân tộc trong lịch sử nước ta mà em biết:
b,Bốn tác giả của các bài tập đọc trong SGK Tiếng Việt 4 là người Việt Nam:
c, 4 ca sĩ,nhạc sĩ:
3. Củng cố
- Nhận xét tiết học
4.dặn dò:
Về xem lại kiến thức đã học.
Bài 1:
- GV đọc cho
- HS viết bài, 3 HS lên bảng viết
GV nhận xét, chữa bài.
- danh từ: bác sĩ, nhân dân, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, xe máy, sóng thần, hoà bình, chiếc, gió mùa, truyền thống, xã, huyện
- Không phải danh từ.: hy vọng, mơ ước, mong muốn, tự hào, phấn khởi.
- Danh từ chỉ người: bác sĩ, nhân dân, thợ mỏ
- danh từ chỉ vật: thước kẻ, xe máy, bàn ghế.
- Danh từ chỉ hiện tượng: sấm, sóng thần, gió mùa.
- Danh từ chỉ khái nệm: văn học, hoà bình, truyền thống.
- Danh từ chỉ đơn vị: cái, chiếc, xã, huyện.
Bài 2: Yêu cầu HS đọc – làm bài
Các danh từ trong đoạn văn là: mùa xuân, buổi chiều, đàn, chim én, dãy, núi, bến đò, mái nhà, ngày, mưa phùn, người ta, bãi soi, sông, con, giang, sếu, người, bụi mưa.
Bài 3: Hs Đọc đoạn văn
Hs làm bài, chữa bài.
Các từ: cơm nước, ruộng nương, chợ búa, bạn bè đều có nghĩa kháI quát, không kết hợp được với động từ mang nghĩa cụ thể hoặc với từ chỉ số ít ở trước.
Bài 4:
HS viết vào vở
.
- Lớp nhận xét
Bài 5.
a, Lê Lợi, Trưng Trắc, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ.
b, Tô Hoài, Xuân Quỳnh, Trần Đăng Khoa, Lâm Thị Mỹ Dạ.
c, 4 ca sĩ,nhạc sĩ: Thu Hiền, Lưu Hữu Phước, Hoàng Long, Hoàng Lân.
Luyện tập làm văn
CẢM THỤ VĂN HỌC
I. Mục tiêu
1. Học sinh cảm nhận được cái hay cái đẹp của đoạn văn thông qua nội dung, nghệ thuật, qua các hình ảnh, điệp từ.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ chép sẵn bài.
HS: vở ôn.
III. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài
2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
a. Hoạt động 1.Hướng dẫn hs cảm thụ văn học.
Gợi ý:
- Dòng thơ 1 có ý giới thiệu nhưng đồng thời khẳng định hoa sen là loài hoa đẹp nhất trong đầm.
-Dòng thơ 2, 3 “Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Từ ngữ ở hai dòng hầu như giống nhau nhưng thứ tự diễn đạt trái ngược nhau, gợi cho người đọc liên tưởng đến vẻ đẹp trọn vẹn từ ngoài vào trong từ trong ra ngoài của loài sen.
-Dòng thơ thứ 4:”Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Là câu kết, gợi cho ta nghĩ đến một điều sâu sắc: hoa sen đẹp vươn lên từ bùn đất mà chẳng hề hôi tanh mùi bùn. Đó chính là vẻ đẹp phẩm chất cao quý, thanh tao, không hề bị vẫn đục hay bị ảnh hưởng bởi những xấu xa ngay tại môi trường sống.
3. Củng cố
Nhận xét tiết học
4.dặn dò :
Về làm bài tập.
- Hs đọc đoạn văn:
hai thành ngữ hoặc tục ngữ nói về bài ca dao sau:
“ Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Hình ảnh bông sen trong bài ca dao trên gợi cho em nghĩ đến điều gì sâu sắc?
- HS lắng nghe viết bài vào vở theo gợi ý.
- Hs trình bày bài viết.
HS lắng nghe
Địa lí:
Tiết 9
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở
TÂY NGUYÊN(tt)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên:
+ Sử dụng sức nước sản xuất điện.
+ Khai thác gỗ và lâm sản.
- Nêu được vai trị của rừng đối với đời sống và sản xuất: cung cấp, lâm sản, nhiều thứ quý,...
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng.
- Mô tả sơ lược đặc điểm sông ở Tây Nguyên: có nhiều thác ghềnh.
- Mô tả sơ lược: rừng râm nhiệt đới (rừng rậm, nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng,...), rừng khộp (rừng rụng lá mùa khô).
- Chỉ trên bản đồ (lược đồ) và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: sông Xê Xan, sông Xrê-Pôk, sông Đồng Nai.
2. Kĩ năng:
- Dựa vào lược đồ, tranh, ảnh để tìm kiến thức.
- Xác lập mối quan hệ địa lý giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con ngời.
3. Thái độ
- Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của nguời dân.
- Có ý thức bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng
II. Đồ dùng dạy học
GV: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
HS: vbt.
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên những loại cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên.
- Việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên có thuận lợi và khó khăn gì?
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
aHoạt động 1: Khai thác sức nước
- Yêu cầu học sinh quan sát bản đồ và trả lời:
+ Kể tên một số con sông lớn ở Tây Nguyên?
+ Tại sao các sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh?
+ Nguời dân Tây Nguyên khai thác sức nớc để làm gì?
+ Những con sông này bắt nguồn từ đâu?
+ Các hồ nước do Nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì?
+ Vị trí thuỷ điện Ya Ly và cho biết nó nằm ở đâu trên con sông nào?
b.Hoạt động 2: Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên
- Hoạt động nhóm 4
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát H6, 7 và đọc mục 4SGK và trả lời.
+ Tây Nguyên có những loại rừng nào?
+ Vì sao ở Tây Nguyên lại có những loại rừng khác nhau?
+ Rừng Tây Nguyên cho ta những sản vật gì? Quan sát hình 8, 9, 10. Nêu qui trình sản xuất ra đồ gỗ.
+ Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên?
+ Thế nào là du canh, du cu?
+ Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng?
3: Củng cố,
+ 2 - 3 em đọc mục bạn cần biết
4. Dặn dò
+ Về nhà học bài
+ Nhận xét tiết học
- 2 học sinh lên trả lời câu hỏi.
Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát trả lời.
+ Sê san, Ba, Đồng Nai.
+ Các sông này chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác ghềnh.
+ Chạy tua bin sản xuất ra điện, phục vụ đời sống con ngời.
+ Học sinh tự trả lời.
+ Giữ nước, hạn chế những cơn lũ bất thường.
+ Nằm trên con sông Sê san.
- 1 em đọc mục 4SGK và trả lời.
+ 2 loại: rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp vào mùa khô.
+ Do khí hậu ở Tây Nguyên có 2 mùa ma và khô rõ rệt.
+ Nhất là gỗ. Ngoài gỗ rừng còn có tre, nứa, mây, các loại cây làm thuốc và thú quý.
Quy trình sản xuất ra đồ gỗ: gỗ đợc khai thác và vận chuyển đến xởng ca, xẻ gỗ sau đó đa đến xởng để làm ra các sản phẩm đồ gỗ.
+ Khai thác rừng bừa bãi, đốt phá rừng làm nơng rẫy, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp không hợp lý và tập quán du canh, du c.
+ Du canh: hình thức trồng trọt với kỹ thuật lạc hậu làm cho độ phì nhiêu của đất cạn kiệt. Vì vậy, phải luôn thay đổi địa điểm trồng trọt từ nơi này sang nơi khác.
+ Du cu: hình thức sinh sống không có nơi c trú nhất định.
+ Khai thác rừng hợp lý.
+ Tạo điều kiện để đồng bào định canh, định c.
+ Không đốt phá rừng.
+ Mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp hợp lý.
Kỹ thuật:
Tiết 9
KHÂU ÐỘT THƯA (t2)
I/Mục tiêu:
1. Kiến thức
- HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng khâu vá cho hs.
3. Thái độ:
- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: Bộ đồ dùng khâu thêu.
HS: Bộ đồ dùng khâu thêu
III/Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra dụng cụ của HS.
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
a. Hoạt động 1. HS thực hành khâu đột thưa:
+ Các bước thực hiện cách khâu đột thưa.
- GV nhận xét và củng cố kỹ thuật khâu
- GV hướng dẫn thêm những điểm cần lưu ý khi thực hiện khâu mũi đột thưa.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu thời gian yêu cầu HS thực hành.
- GV quan sát uốn nắn thao tác cho những HS còn lúng túng hoặc chưa thực hiện đúng.
b Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- GV nêu tiêu chẩn đánh giá sản phẩm:
+ Đường vạch dấu thẳng, cách đều cạnh dài của mảnh vải.
+ Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
+ Đường khâu tương đối phẳng, không dúm.
+ Các mũi khâu ở mặt phải tương đối bằng nhau và cách đều nhau.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
- GV nhận xét,đánh giá kết quả của HS.
3. Củng cố
-Nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần, thái độ, kết quả học tập của HS.
4- dặn dò:
- Chuẩn bị dụng cụ học tập.
- HS nhắc lại phần ghi nhớ và
+ Bước 1:Vạch dấu đường khâu.
+ Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- Hs thực hiện các thao tác khâu đột thưa.
-HS thực hành cá nhân.
- HS trưng bày sản phẩm
- HS lắng nghe.
- HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chuẩn trên.
Lắng nghe.
File đính kèm:
- Giao an lop 4 tuan 9(2).doc