Giáo án các môn khối 4 - Nguyễn Thị Hương Giang - Trường Tiểu học Hộ Độ - Tuần 5

I- MỤC TIÊU .

1- Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

( Gieo trồng, chăm sóc, nô nức, lo lắng, sững sờ, luộc kĩ)

- đọc giọng trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ gợi cảm.

- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.

2- Đọc - hiểu.

- Hiểu được các từ khó trong bài : Bệ hạ, sững sờ, dõng dạc, hiền minh.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi cậu bé chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.

 

doc31 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 931 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối 4 - Nguyễn Thị Hương Giang - Trường Tiểu học Hộ Độ - Tuần 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HĐ1: Gọi HS nhắc lại cách tìm số trung bình cộng HĐ2: Luyện tập Bài 1: Tìm số trung bình cộng của: a, 35 và 45 b, 76 và 16 c, 21; 30 và 45 Bài 2: Một người đi xe đạp giờ thứ nhất đi dược 13 km,giờ thứ hai đi được 14 km, giờ thứ ba đi được 15 km. Hỏi trung bình mỗi giờ người đó đi được bao nhiêu km? Giải : Trung bình mỗi giờ người đó đi được: (13 + 14 +15 ) : 3 = 14 ( km) Đáp số: 14 km Bài 3: Trung bình cộng của hai số là 35. Biết một số là 28 . Tìm số kia? HĐ3: Gọi HS chữa bài, GV nhận xét giờ học Hoạt động ngoài giờ: Làm sạch, đẹp trường lớp GV phổ biến nội dung công việc cần làm. Kiểm tra dụng cụ của từng nhóm. GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Các nhóm tiến hành công việc. GV cùng nhóm trưởng đốc thúc và kiểm tra . Yêu cầu các nhóm làm việc khẩn trương. Nhóm trưởng báo cáo két quả làm việc của nhóm mình. GV nhận xét chung Thứ 6 ngày 5 tháng 10 năm 2007 Thể dục Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái. I- Mục tiêu. - Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Yêu cầu thực hiện đúng động tác, đều, đúng khẩu lệnh. - Trò chơi " Bỏ khăn" . Yêu cầu biết cách chơi, nhanh nhẹn, khéo léo, chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi. II- địa điểm , phương tiện - Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. - Phương tiện : Chuẩn bị còi, khăn sạch để chơi . III- Nội dung - phương pháp dạy học. HĐ1: Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chẩn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. - Chạy theo một hàng dọc quanh sân. + Trò chơi" Làm theo hiệu lệnh" HĐ2: Phần cơ bản. a- Đội hình đội ngũ. - Ôn quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại, đổi chân khi đi đều sai nhịp. + GV điều khiển lớp tập. + Tổ trưởng điều khiển - GV quan sát, nhận xét, sửa sai cho HS. + Tập hợp cả lớp thi đua trình diễn ( cá nhân, tổ ) GV quan sát, nhận xét, sửa sai biểu dương. b- Trò chơi vận động. - Trò chơi bỏ khăn GV tập hợp cho HS theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi. Sau đó , cho cả lớp cùng chơi, - GV quan sát, nhận xét . HĐ3: Phần kết thúc: - GV cho cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp. - HS cùng hệ thống bài . - GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài về nhà. --------------------------------------- Tập làm văn Đoạn văn trong bài văn kể chuyện I- Mục tiêu - Hiểu thế nào là đoạn văn kể chuyện. - Viết được những đoạn văn kể chuyện: Lời lẽ hấp dẫn, sinh động phù hợp với cốt truyện và nhân vật. II- Đồ dùng dạy học . - Tranh minh hoạ truyện hai mẹ con và bà tiên trang 54, SGK. - Giấy khổ to và bút giấy. III- Các hoạt động dạy và học. A- Kiểm tra bài cũ : + Cốt truyện là gì? + Cốt truyện thường gồm những phần nào? + Nhận xét câu trả lời của HS B- Dạy học bài mới. HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Tìm hiểu ví dụ. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi HS đọc truyện Những hạt thóc giống. - HS hoạt động nhóm. - Các nhóm trả lời câu hỏi. * Sự việc 1: ba dòng đầu. * Sự việc 2: 10 dòng tiếp theo. * Sự việc 3 : 4 dòng còn lại Bài 2: - Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn? + Em nhận xét gì về dấu hiệu này ở đoạn 2? - Khi viết hết đoạn văn chúng ta cần viết xuống dòng. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS thảo luận cặp và trả lời câu hỏi. - Mỗi sự việc đều được viết thành một đoạn văn làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. Khi hết một đoạn văn, cần chấm xuống dòng .HĐ3: Ghi nhớ. - HS đọc phần ghi nhớ. HĐ4: Luyện tập. - Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu . + Kể chuyện là kể lại chuyện gì? + Đoạn nào đã viết thành đoạn văn? Đoạn nào còn thiếu? + Đoạn 1 kể sự việc gì? + Đoạn 2 kể sự việc gì ? + Đoạn 3 còn thiếu phần nào? - GV nhận xét. C-Củng cố - Dặn dò - 2 HS trả lời câu hỏi. - HS đọc thành tiếng. - 1HS đọc , cả lớp đọc thầm. - Trao đổi, hoàn thành phiéu. - Các nhóm nhận xét . - Chỗ đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô. chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng . + ở đoạn 2 khi kết thúc lời thoại cũng viết xuống dòng nhưng không phải là một đoạn văn. - 2 HS đọc yêu cầu của bài . - Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. - 3 HS đọc ghi nhớ . - 2 HS đọc nội dung bài. - Kể lại một cậu bé vừa hiếu thảo, vừa thật thà. Đoạn 1,2 hoàn chỉnh, đoạn 3 còn thiếu . - HS trình bày Toán Biểu đồ ( tiếp theo) I - Mục tiêu Giúp HS :- Làm quen với biểu đồ hình cột. - Bước đầu biết cách đọc biểu đồ hình cột. II - Đồ dùng dạy - học - Phóng to hoặc vẽ sẳn vào bảng phụ biểu đồ số chuột của 4 thôn đã diệt. III - Các hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 2 SGK trang 29. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm 2. Dạy - học bài mới HĐ1: Giới thiệu bài HĐ2: Giới thiệu biểu đồ hình cột - Số chuột của 4 thôn đã diệt. - GV treo biểu đồ số chuột của 4 thôn đã diệt và giới thiệu : Đây là biểu đồ hình cột thể hiện số chuột 4 thôn đã diệt. + Biểu đồ có mấy cột ? + Dưới chân của các cột ghi gì ? + Trục bên trái của bản đồ ghi gì ? + Số được ghi trên đầu mỗi cột là gì ? - GV hướng dẫn HS đọc biểu đồ : + Biểu đồ biễu diễn số chuột đã diệt được của các thôn nào ? + Hãy chỉ trên biểu đồ số chuột đã diệt được của từng thôn. + Thôn đông diệt được bao nhiêu con chuột ? + Vì sao em biết thôn Đông diệt được 2000 con chuột ? + Hãy nêu số chuột đã diệt được của thôn Đoài, Trung, Thượng. + Như vậy cột cao hơn sẽ biểu diễn số con chuột nhiều hơn hay ít hơn ? + Thôn nào diệt được nhiều chuột nhất ? Thôn nào diệt được ít chuột nhất ? + Cả 4 thôn diệt được bao nhiêu con chuột ? HĐ3:Luyện tập thực hành. Bài 1: - Yêu cầu hS lên bảng làm. - HS nêu kết quả. - HS nhận xét . Bài 2: - GV treo tranh SGK HS quan sát và hỏi. - Cả lớp trả lời 3. Củng cố , dặn dò. Về nhà học thuộc và chuẩn bị bài - 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - HS quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi của GV để nhận biết đặc điểm của biểu đồ : + Biểu đồ 4 cột. + Dưới chân các cột ghi tên của 4 thôn. + Trục bên trái của biểu đồ ghi số con chuột đã diệt. + Là số con chuột được biểu diễn ở cột đó. + Của 4 thôn là thôn Đông, thôn Đoài, thôn Trung, thôn Thượng. + 2 HS lên bảng chỉ, chỉ vào cột của thôn nào thì nêu tên thôn đó. + Thôn Đông diệt được 2000 con chuột. + Vì trên đỉnh cột biểu diễn số chuột đã diệt được của thôn Đông có số 2000. + Thôn Đoài diệt được 2200 con chuột. Thôn Trung diệt được 1600 con chuột. Thôn Thượng diệt được 2750 con chuột. + Cột cao hơn biễu diễn số con chuột nhiều hơn, cột thấp hơn biễu diễn số con chuột ít hơn. + Thôn diệt được nhiều chuột nhất là thôn Thượng, thôn diệt được ít chuột nhất là thôn Trung. + Cả 4 thôn diệt được : 2000 + 2200 + 1600 + 2750 = 8550 con chuột. + Thôn Đoài diệt được nhiều hơn thôn Đông là 2200 - 2000 = 200 con chuột. + Thôn Trung diệt được ít hơn thôn Thượng là 2750 - 1600 = 1150 con chuột. + Có 2 thôn diệt được trên 2000 con chuột đó là thôn Đoài và thôn Thượng. - HS làm bài tập 1. - HS nêu kết quả. - HS quan sát và trả lời câu hỏi. Khoa học Ăn nhiều rau, quả chín sử dụng thực phẩm sạch và an toàn I. Mục tiêu Giúp HS : - Nêu được ích lợi của việc ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày. - Nêu được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn. - Biết các biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. - Có ý thức thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. - Có ý thức thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và ăn nhiều rau, quả chín . II. Đồ dùng dạy học - Các hình minh hoạ trang 22, 23 SGK ( phóng to nếu có điều kiện). - Một số rau còn tươi, 1 bó rau bị héo, 1 hộp sữa mới và 1 hộp sữa để lâu - 5 tờ phiếu có ghi sẵn các câu hỏi. III. Các hoạt động dạy - học A- Kiểm tra bài cũ. - Vì sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật? - Vì sao phải ăn muối i - ốt và không nên ăn mặn ? B- Bài mới: - HS 2 trả lời câu hỏi Hoạt động 1: ích lợi của việc ăn rau và quả chín hàng ngày 1. Em cảm thấy thế nào nếu vài ngày không ăn rau? 2. Ăn rau và quả chín hàng ngày có lợi ích gì? + Nhận xét, tuyên dương HS thảo luận tốt. - Kết luận: ( sgk) Hoạt động 2 :Trò chơi : Đi chợ mua hàng + Các đội hãy cùng đi chợ, mua những thứ thực phẩm mà mình cho là sạch và an toàn. + Sau đó giải thích tại sao đội mình chọn mua thứ này mà không mua thứ kia. + Sau 5 phút GV sẽ gọi các đội mang hàng lên giait thích . + Nhận xét tuyên dương các nhóm biết mua hàng và trình bày lưu loát. - Kết luận: (sgk) Hoạt động 3: Các cách thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm - GV cho HS thảo luận nhóm điền vào phiếu - Sau 10 phút GV gọi các nhóm lên trình bày và các nhóm có cùng nội dung nhận xét, bổ sung, có thể hỏi lại bạn những nội dung mà nhóm mình đang suy nghĩ. Hoạt động kết thúc; - Gọi HS đọc lại mục Bạn cần biết. - Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng - Nhận xét tiết học. - Thảo luận theo cặp 1. Nếu vài ngày không ăn rau em cảm thấy người mệt mỏi, khó tiêu, không đi vệ sinh được. 2. Ăn rau và quả chín hàng ngày để chống táo bón, đủ các chất khoáng và vi - ta - min cần thiết, đẹp da, ngon miệng. + Các đội cùng đi mua hàng. + Mỗi đội cử 2 HS tham gia. Giới thiệu về các thức ăn đội đã mua. Ví dụ về cách trả lời đúng : ã Đội em mua loại rau còn tươi vì khi ché biến các món ăn sẽ ngon, không bị ngộ độc còn loại rau đã héo và úa vàng không nên mua vì chúng sắp hỏng, ăn không ngon và dễ mắc bệnh. Đồ hộp trước khi mua chúng ta nên xem kỹ hạn sử dụng vì chúng đã nhiễm hoá chất có thể gây hại cho sức khoẻ. - Các nhóm lên trình bày và nhận xét, bổ sung cho nhau. HS về nhà tìm hiểu xem gia đình mình làm cách nào để bảo quản thức ăn. Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I- Mục tiêu - Đánh giá học sinh chính xác, công bằng, công khai. - Có biện pháp khắc phục nhược điểm vấp phải trong tuần và phát huy những thành tích đã đạt được. II- Tiến hành đánh giá . 1- Ban cán sự lớp đánh giá hoạt động trong tuần - Phong trào học tập, thể dục, sinh hoạt 15 phút , tổ học tập. - Vệ sinh trực nhật, vệ sinh thân thể. - Nề nếp sinh hoạt của lớp: thực hiện quàng khăn đỏ, mủ ca lô 2- Bầu học sinh xuất sắc trong tuần. 3- Biện pháp và căn dặn của giáo viên chủ nhiệm

File đính kèm:

  • doctuan 5.doc