Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh: “giữ vở sạch – rèn chữ đẹp”

Trong những năm học gần đây vấn đề: “Giữ vở sạch - rèn chữ đẹp” được đặc biệt quan tâm. Việc Giữ vở sạch - rèn chữ đẹp góp phần vào việc nâng cao chất lượng văn hóa và giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. Thông qua việc rèn kĩ năng và thói quen Giữ vở sạch- rèn chữ đẹp dần dần hình thành những phẩm chất đạo đức cho người học sinh tiểu học theo mục tiêu đào tạo như: tính cẩn thận, kiên trì, chịu khó, tinh thần kỉ luật, tạo cho học sinh thói quen giữ vệ sinh cá nhân, phát triển óc thẩm mỹ. Đống chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là biểu hiện của nết người. Dạy học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình”. Việc Giữ vở sạch- rèn chữ đẹp cũng rất quan trọng đối với học sinh khi làm bài thi, gây được nhiều thiện cảm với giám khảo.

doc16 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 852 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh: “giữ vở sạch – rèn chữ đẹp”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh. Nếu học sinh đã đọc đúng, đọc nhanh thì việc viết chữ đúng của các em sẽ thuận lợi hơn rất nhiều . Ngoài ra, tôi còn chú trọng rèn chữ cho học sinh khi các em viết bài của các môn học khác như: Toán, luyện Toán, luyện Tiếng Việtđể các em hiểu được rèn chữ đẹp cần rèn ở mọi lúc mọi nơi. Từ đó hình thành cho các em thói quen tốt giữ vở sạch sẽ, viết chữ cẩn thận, đúng và đẹp . * Đối với việc rèn chữ ở nhà : - Tôi giao việc về nhà cụ thể để học sinh luyện thêm như : + Ở kỳ I: Sử dụng Vở tập viết chữ đẹp - tập 1, gồm 21 bài, tôi quy định mỗi tuần viết 1 bài theo mẫu đã in sẵn, theo 2 kiểu chữ: in nghiêng và đứng. Còn 3 bài các em sẽ hoàn thành vào tuần 18b cuối học kì 1. Mỗi tuần, vào sáng thứ hai, tôi thu vở để chấm và nhận xét. Những bài đầu tôi hướng dẫn cho học sinh cách viết, sau đó các em viết tương tự. + Ở kỳ II: Tôi cũng làm tương tự - Tôi thường xuyên liên hệ với gia đinh các em thông qua phụ huynh nhắc nhở và kiểm tra việc rèn chữ ở nhà của các em. 4. Tổ chức kiểm tra đánh giá việc “Giữ vở sạch - rèn chữ đẹp” cho học sinh: - Vào đầu năm, thành lập các đôi bạn tự kiểm tra lẫn nhau vào đầu mỗi buổi học. Phân công những em viết chữ đẹp kèm thêm hằng ngày cho những em viết chữ chưa đẹp. Ngoài ra phân công cho các tổ trưởng theo dõi việc rèn chữ - giữ vở của từng bạn trong tổ, hằng tuần có đánh giá trong tiết sinh hoạt cuối tuần. - Tôi còn có một sổ theo dõi riêng (ngoài sổ chủ nhiệm của lớp ) về diễn biến chữ viết, việc giữ vở sạch của học sinh trong lớp. Hàng tuần, vào thứ sáu ( tiết sinh hoạt) tôi dành ra khoảng 10 phút để đánh giá việc rèn chữ của từng học sinh trong lớp. Lấy đó làm tiêu chí thi đua giữa các tổ. Ngoài ra tôi còn khuyến khích việc các em trao đổi bài luyện viết, vở cho nhau để các em học được ưu điểm của bạn, nhờ bạn chỉ rõ những yếu điểm của mình để khắc phục . - Hằng tháng, tôi đều chấm vở, xếp loại cho các em. Ngoài ra còn tổ chức thi: Vở sạch - chữ đẹp cho các em, có phát thưởng cho những em đạt giải, phần thưởng là một cây bút chữ A, trích từ nguồn quỹ lớp và đồng thời phê bình nhẹ nhàng những em ít tiến bộ. Với việc này, thời gian đầu tôi làm giám khảo. Sau đó, khi các em đã nắm được đầy đủ các tiêu chuẩn của một bộ vở sạch - chữ đẹp tôi để các em làm giám khảo. Mỗi tổ cử một đại diện tham gia vào ban giám khảo chấm cho các bạn trong lớp, bản thân tôi làm giám sát. Các tổ cử người luân phiên vào ban giám khảo. Khi được tham gia vào ban giám khảo các em rất thích vì cũng được đánh giá, được nhận xét, được đánh giá người khác và điều đó đã kích thích các em thi đua phấn đấu giữ vở sạch - rèn chữ đẹp V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Qua những việc làm trên, tôi thấy việc Giữ vở sạch - rèn chữ đẹp của học sinh ở lớp có sự tiến bộ rõ rệt, nhiều em tiến bộ rất đáng khen, như em : Ly, Tâm, Tuyết, Nhãn, My... kết quả khảo sát cụ thể như sau: + Giữ vớ sạch: Tổng số Loại A Loại B Loại C SL TL SL TL SL TL 31 16 51,6 15 48,4 0 0 + Rèn chữ đẹp: Tổng số Loại A Loại B Loại C SL TL SL TL SL TL 31 13 41,9 18 58,1 0 0 * Bài học kinh nghiệm : Từ thực tế giảng dạy và thử nghiệm các biện pháp đã nêu ở trên, tôi nhận thấy khi rèn chữ đẹp - giữ vở sạch cho học sinh cần chú trọng tới một số vấn đề sau: - Giáo viên cần thực sự hăng say, tận tâm, tận tình luôn luôn gần gũi, khích lệ, động viên các em, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc này. - Giáo viên cần tự mình rèn luyện viết chữ đẹp, đúng để làm gương cho học sinh noi theo. - Tạo ra được phong trào thi đua về việc Giữ vở sạch - rèn chữ đẹp cho học sinh trong lớp. - Chuẩn bị cơ sở vật chất tối thiểu đảm bảo đúng yêu cầu. - Học sinh hiểu và say mê luyện tập . - Có sự giúp đỡ, ủng hộ của đồng nghiệp, của nhà trường và phụ huynh học sinh. VI. KẾT LUẬN: Là một giáo viên say mê với sự nghiêp “Trồng người” khi nhìn thấy các em học sinh trong lớp mình ngày càng tiến bộ về chữ viết và vở cũng sạch hơn, tôi sung sướng vô cùng. Do đó tôi mạnh dạn viết ra những kinnh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã thử nghiệm và đạt được kết quả bước đầu để đồng nghiệp cùng tham khảo. Chắc chắn sẽ không tránh khỏi những điều thiếu sót, rất mong sự góp ý chân tình của quý đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện hơn. VII. ĐỀ NGHỊ: - Với nhà trường: Nhằm tạo ra phong trào: Giữ vở sạch- rèn chữ đẹp trong trường, đồng thời thu hút và phát huy những em có năng khiếu viết chữ đẹp, tôi đề nghị nhà trường trong năm học đến thành lập câu lạc bộ: Viết chữ đẹp trong trường. - Với phòng giáo dục: Hằng năm, nên chăng mở lớp tập huấn về kĩ năng viết chữ đẹp cho giáo viên ở các trường. Nhằm giúp cho giáo viên có thêm kiến thức về viết chữ đẹp để về hướng dẫn cho học sinh thực hiện phong trào: Giữ vở sạch - rèn chữ đẹp tốt hơn. Đai Thắng ngày 10/3/2013 Người viết Trần Thị Ba VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO: STT Tên tài liệu tham khảo Tên tác giả Nhà xuất bản Năm xuất bản 1 Chỉ thị nhiệm vụ năm học năm học :2012-2013 Bộ giáo dục & đào tạo 2012 2 Báo Giáo dục và thời đại 2011 3 Vở luyện viết chữ đẹp lớp 4 tập 1 Trần Mạnh Hưởng Nguyễn Thúy Mai Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 2012 4 Vở luyện viết chữ đẹp lớp 4 tập 2 Trần Mạnh Hưởng Nguyễn Thúy Mai Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 2012 5 Tài liệu về Tâm lí học lứa tuổi tiểu học Nguyễn Quang Uẩn Nhà xuất bản giáo dục 2000 6 Sách Tiếng Việt lớp 4 - tập 1,2 Nguyễn Minh Thuyết Nhà xuất bản giao dục 1998 7 Sách hướng dẫn dạy tiếng Việt lớp 4- tập 1,2 Nguyễn Minh Thuyết Nhà xuất bản giáo dục 1998 8 Dạy tập viết ở tiểu học 1995 9 Mẫu chữ viết trong trường tiểu học 1995 IX.MỤC LỤC: Thứ tự các phần, tiêu đề từng phần Trang Tên đề tài 1 I. Đặt vấn đề 1 II.Cơ sở lí luận 2 III.Cơ sở thực tiễn 2 ->3 IV.Nội dung nghiên cứu 3-> 7 V. Kết quả nghiên cứu 7 -> 8 VI. Kết luận 8 VII.Đề nghị 8 -> 9 VIII.Tài liệu tham khảo 9 IX.Mục lục 10 * Một số bài viết minh hoạ: a. Trong giờ tập viết ( chính khoá - ở kỳ I ) Trước hết tôi cho học sinh nhắc lại , hiểu rõ đặc điểm vầ cách sử dụng vở tập viết để các em biết dùng vở tập viết đúng yêu cầu . Xác định đường kẻ ngang , kẻ dọc ( Từ dưới lên ) - Đường kẻ ngang một 5 - Đường kẻ ngang hai 4 - Đường kẻ ngang ba 3 - Đường kẻ ngang bốn 2 - Đường kẻ ngang năm 1 Các chữ cái có độ cao một đơn vị được xác định bằng đường kẻ ngang trên và đường kẻ ngang dưới ( Nếu ở cùng dòng viết có hai đường kẻ ). Các chữ cái có độ cao 2,5 đơn vị được xác định bằng đường kẻ ngang trên, giữa và giữa. * Ô vuông trên khung chữ mẫu. Các ô vuông này do các đường kẻ ngang, dọc tạo thành, khoảng cách giữa 3 ô vuông nhỏ theo chiều dọc là một đơn vị chữ. *Xác định tạo độ và chiều hướng chữ. *Điểm đặt bút: là điểm bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cái. *Viết liền mạch: là điểm thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng trước tới điểm bắt đầu của nét tiếp theo. *Kĩ thuật lia bút: là thao tác đưa ngòi bút trên không. *Kĩ thuật rê bút: đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết, ở đây xảy ra hai trường hợp dụng cụ viết ( Đầu ngòi phấn, bút) “ Chạy nhẹ” từ điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét đứng sau. Sau khi đã cho học sinh nắm chắc các kí hiệu, kỹ thuật viết chữ rồi tôi tiến hành dạy chắc tiết tập viết. Nếu dạy chắc tiết tập viết tôi tin rằng chữ của học sinh sẽ dần dần trở nên đúng và đẹp hơn. ở trong tiết tập viết tôi đặc biệt chú trọng tới chữ mẫu (Bộ chữ cái) chữ viết mẫu của giáo viên ( Trên bảng lớp ); việc này thực hiện thao tác hướng dẫn học sinh viết phảt thật tỉ mỉ và cho học sinh luyện viết nhiều ở bảng tay, giấy nháp. *Song song với việc rèn tỉ mỉ học sinh ở tiết tập viết có trong chương trình từ tuần đầu của năm học tôi con rèn luyện thêm cho các em một tiết tập viết ở vở luyện chữ đẹp cho các em trong tiết hướng dẫn tự học, với tiết tập viết này, tôi rèn luyện cho các em cách viết chữ hoa sáng tạo, rèn luyện chữ viết thường và việc dạy học này tôi tiến hành rất tỉ mỉ và cẩn thận. - Đối với chính tả( Tập chép ), tôi chú trọng rèn cho các em cách nhẩm chép, cách phân biệt các phụ âm dễ nhầm để viết cho chuẩn xác thông qua việc phát âm, ghép tiếng tạo từ ( Dựa vào nghĩa chuẩn của từ ghép để phân biệt , dựa vào quy luật chung). Mẫu SK3 PHIẾU CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học 2012 - 2013 HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐOÀN QUÝ PHI - Đề tài: .............................................................................................................................. - Họ và tên tác giả: ..... - Đơn vị: ..... - Điểm cụ thể: Phần Nhận xét của người đánh giá xếp loại đề tài Điểm tối đa Điểm đạt được 1. Tên đề tài 2. Đặt vấn đề 1 3. Cơ sở lý luận 1 4. Cơ sở thực tiễn 2 5. Nội dung nghiên cứu 9 6. Kết quả nghiên cứu 3 7. Kết luận 1 8. Đề nghị 9. Phục lục 1 10. Tài liệu tham khảo 11. Mục lục 12. Phiếu đánh giá xếp loại 1 Thể thức văn bản, chính tả 1 Tổng cộng 20đ Căn cứ số điểm đạt được, đề tài trên được xếp loại: Người đánh giá xếp loại đề tài: Mẫu SK1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012-2013 I. Đánh giá xếp loại của HĐKH trường: .... 1. Tên đề tài: ....... . 2. Họ và tên tác giả: .... 3. Chức vụ: .. Tổ: .... 4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài: a. Ưu điểm: b. Hạn chế: 5. Đánh giá, xếp loại: Sau khi thẩm định, đánh gía đề tài trên, HĐKH Trường thống nhất xếp loại: . Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (ký, ghi rõ họ tên) (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ........ II. Đánh gía, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT.. Sau khi thẩm định, đánh gía đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT . . thống nhất xếp loại:................ Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (ký, ghi rõ họ tên) (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ........ II. Đánh gía, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam Sau khi thẩm định, đánh gía đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp loại: .. Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (ký, ghi rõ họ tên) (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ........

File đính kèm:

  • docMot so bien phap giup hoc sinh Giu vo sach Renchu dep.doc
Giáo án liên quan