Giáo án Kĩ thuật: Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (2 tiết)

Kĩ thuật : Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (T1)

I.Mục đích, yêu cầu :

-Hs biết đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu; biết cách lựa chọn vải để học.

-Quan sát, phân tích, lựa chọn được loại vải cần dùng, sử dụng được kéo đúng cách.

-Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.

II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Bộ dụng cụ cắt may thêu lớp 4, một số sản phẩm làm từ các loại vải.

III.Các hoạt động dạy và học : 1.Mở đầu : Giới thiệu các chủ điểm và nội dung từng chủ điểm sẽ học.

 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu.

 b.Nội dung :

 

doc3 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 4139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Kĩ thuật: Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kĩ thuật : Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (T1) I.Mục đích, yêu cầu : -Hs biết đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu, dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu; biết cách lựa chọn vải để học. -Quan sát, phân tích, lựa chọn được loại vải cần dùng, sử dụng được kéo đúng cách. -Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động. II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Bộ dụng cụ cắt may thêu lớp 4, một số sản phẩm làm từ các loại vải. III.Các hoạt động dạy và học : 1.Mở đầu : Giới thiệu các chủ điểm và nội dung từng chủ điểm sẽ học. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu. b.Nội dung : Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của trò Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét về vật liệu khâu, thêu. Mục tiêu : Hs biết cách chọn vật liệu để học khâu, thêu. 1.Vải : -Yêu cầu hs thực hiện : +Kể tên một số sản phẩm làm từ vải (quần, áo, gối, rèm cửa, ) H : Các sản phẩm trên được làm từ những loại vài nào? -Giới thiệu một số mẫu vải đã chuẩn bị. +Quan sát, nêu nhận xét về đặc điểm của mẫu vải (màu sắc, hoa văn phong phú) H : Khi may, khâu, thêu cần lựa chọn vải như thế nào? =>Kết luận : Khi may, khâu, thêu cần lựa chọn vải cho phù hợp với mục đích và yêu cầu sử dụng. -Giới thiệu một số loại vải phù hợp với yêu cầu sử dụng 2.Chỉ : -Yêu cầu hs thực hiện : +Quan sát và nêu tên loại chỉ có trong hình 1. +Quan sát mẫu chỉ gv giới thiệu +Nêu đặc điểm chung của chỉ khâu và chỉ thêu (nhiều màu) +Nêu đặc điểm riêng của chỉ khâu và chỉ thêu (Chỉ khâu quấn thành cuộn quanh lõi tròn bằng gỗ hoặc bìa cứng. Chỉ thêu được đánh thành con chỉ cho tiện sử dụng) H : Muốn có đường khâu, thêu đẹp cần chọn chỉ như thế nào? =>Kết luận : Chọn chỉ có độ mảnh và độ dai phù hợp với độ dày và độ dai của sợi vải. -Nêu ý kiến cá nhân. -Trả lời câu hỏi, bổ sung -Theo dõi -Quan sát mẫu vải. -Nêu nhận xét, bổ sung. -Trả lời câu hỏi, -Theo dõi. -Quan sát hình 1 -Quan sát mẫu chỉ. -Nêu ý kiến cá nhân, bổ sung. -Trả lời câu hỏi. Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kéo. Mục tiêu : Hs biết đặc điểm và cách sử dụng kéo trong khi cắt vải, cắt chỉ. -Yêu cầu hs thực hiện : +Quan sát hình 2, nêu tên các loại kéo dùng trong cắt, khâu, thêu. +So sánh hình dáng, cấu tạo của kéo cắt vải và kéo cắt chỉ =>Nhận xét -Giới thiệu kéo cắt vải và kéo cắt chỉ. -Hướng dẫn hs cách cầm kéo. H : Khi cắt vải cần cầm kéo như thế nào để đảm bảo an toàn? =>Kết luận : Tay phải cầm kéo để điều khiển lưỡi kéo. Lưỡi kéo nhọïn, nhỏ hơn ở phía dưới để luồn dưới mặt vải khi cắt. -Quan sát. -Nêu ý kiến cá nhân -Theo dõi, tập cầm kéo khi cắt. -Trả lời câu hỏi. Hoạt động 3 : Tìm hiểu một số vật liệu và dụng cụ khác. Mục tiêu : Hs biết tên gọi và tác dụng của một số vật liệu, dụng cụ khác. -Yêu cầu hs thực hiện : +Quan sát hình 6 và dựa vào hiểu biết : Nêu tên một số vật liệu, dụng cụ khác dùng trong cắt, khâu, thêu. +Nêu tác dụng của các dụng cụ đó (Thước may : dùng để đo vải và vạch dấu trên vải; Thước dây : được làm bằng vải tráng nhựa, dùng để đo số đo trên cơ thể; Khung thêu cầm tay : giữ cho mặt vải căng khi thêu; Khuy cài, khuy bấm : dùng đính nẹp áo, quần và các sản phẩm khác; Phấn may : dùng để vạch dấu trên vải) =>Nhận xét -Giới thiệu một số mẫu dụng cụ, vật liệu dùng để cắt, khâu, thêu. -Quan sát, nêu tên. -Nêu tác dụng của các dụng cụ. -Bổ sung -Theo dõi 3.Củng cố : -H : Có những loại vật liệu nào thường dùng trong khâu, thêu? -Nhận xét tiết học -Dặn dò : Xem lại bài và chuẩn bị cho tiết sau. --------------------------------------- Kĩ thuật : Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (T2) I.Mục đích, yêu cầu : -Học sinh biết đặc điểm, cách sử dụng kim; thao tác xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ. -Quan sát, phân tích, thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ. -Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động. II.Chuẩn bị : -Giáo viên : Bộ đồ dùng -Học sinh : kim, chỉ, kéo. III.Các hoạt động dạy và học : 1.Ổn định : 2.Bài cũ : Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu. -Kể tên một số dụng cụ, vật liệu dùng để cắt, khâu, thêu. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài : Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu (T2) b.Nội dung : Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của trò Hoạt động 1 : Quan sát, tìm hiểu đặc điểm của kim. Mục tiêu : Hs biết các đặc điểm của kim, cách chọn kim. -Giới thiệu mẫu kim khâu, yêu cầu hs thực hiện : +Quan sát, mô tả đặc điểm cấu tạo của kim khâu (có 3 phần là mũi kim, thân kim và đuôi kim) +Thảo luận nhóm 2 : Khi sử dụng, cần chọn kim như thế nào? (Chọn kim có mũi sắc, nhọn; thân kim thẳng và nhìn rõ lỗ ở đuôi kim) H : Để xâu chỉ vào kim dễ dàng cần chọn chỉ như thế nào? (chọn sợi chỉ nhỏ hơn lỗ kim) -Quan sát, mô tả. -Theo dõi, bổ sung. -Thảo luận nhóm bàn, đại diện nhóm trình bày. -Trả lời câu hỏi Hoạt động 2 : Quan sát, tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim. Mục tiêu : Hs biết các thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ. 1.Xâu chỉ vào kim : -Làm mẫu thao tác xâu chỉ vào kim, yêu cầu hs thực hiện : +Quan sát và nêu những thao tác cần thực hiện để xâu chỉ vào kim =>Kết luận : 1.Cắt đoạn chỉ dài khoảng 50 – 60 cm. 2.Vuốt nhọn đầu chỉ. 3.Xâu chỉ vào lỗ kim. 4.Kéo sợi chỉ vừa xâu qua lỗ kim. +Thực hiện thao tác trước lớp =>Nhận xét, hướng dẫn thêm 2.Vê nút chỉ : -Làm mẫu thao tác vê nút chỉ, yêu cầu hs thực hiện : +Quan sát và nêu các thao tác cần thực hiện để vê nút chỉ =>1.Cầm đầu sợi chỉ dài. 2.Vê đầu sợi chỉ xoắn vào vòng chỉ theo chiều đẩy vòng chỉ ra khỏi đầu ngón tay trỏ. +Thực hiện thao tác trước lớp =>Nhận xét, hướng dẫn thêm -Thực hiện thao tác đâm kim đã xâu chỉ nhưng chưa vê nút qua mặt vải. H : Vê nút chỉ có tác dụng gì? (Khi khâu chỉ không bị tuột ra khỏi vải) H : Bảo quản kim như thế nào để dùng được lâu dài? (Để vào lọ có nắp đậy hoặc cài vào vỉ kim để giữ cho kim không bị gỉ, mũi kim nhọn sắc) -Quan sát thao tác mẫu -Trình bày -Thực hiện trước lớp. -Theo dõi thao tác, trình bày. -Theo dõi -Thực hiện, theo dõi -Quan sát -Trả lời câu hỏi, bổ sung -Nêu ý kiến cá nhân. Hoạt động 2 : Thực hành Mục tiêu : Hs xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ. -Nhắc lại yêu cầu của thao tác. -Yêu cầu hs thực hiện. -Lắng nghe. -Thực hành cá nhân. 4.Củng cố : -H : Tại sao trước khi xâu chỉ vào kim phải chọn sợi chỉ nhỏ hơn lỗ kim? -Nhận xét tiết học -Dặn dò : Thực hiện lại thao tác đã thực hành và chuẩn bị cho tiết sau

File đính kèm:

  • docKI THUAT 01.doc