Giáo án dạy - Tuần 32 Lớp 4

TẬP ĐỌC

VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI

I.Mục tiêu:

1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự buồn chán, âu sầu của vương quốc nọ vì thiếu nụ cười. Đọc phân biệt lời các nhân vật.

2. Hiểu ý nghĩa các từ ngữ trong bài.

 -Hiểu nội dung chuyện: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.

II.Đồ dùng dạy học:

 -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III.Hoạt động trên lớp:

 

doc38 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án dạy - Tuần 32 Lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngoài và tả hoạt động của con vật. Đó chính là 2 đoạn văn thuộc phần thân bài. Bây giờ các em có nhiệm vụ viết mở bài theo cách gián tiếp cho đoạn thân bài đó. -Cho HS làm việc. GV phát giấy cho 3 HS làm bài. -Cho HS trình bày kết quả bài làm. -GV nhận xét và khen những HS viết hay. * Bài tập 3: -Cách tiến hành tương tự như BT2. -GV nhận xét và chấm điểm những bài viết hay. 3. Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà viết hoàn chỉnh bài văn vào vở. -Dặn HS chuẩn bị giấy bút để làm bài kiểm tra ở tiết sau. -HS1: Đọc đoạn văn tả ngoại hình của con vật đã quan sát. -HS2:Đọc đoạn văn tả hoạt động của con vật ở tiết TLV trước. -HS lắng nghe. -1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK. -HS đọc lại cách viết mở bài trực tiếp, gián tiếp. Cách kết bài mở rộng, không mở rộng. -HS đọc thầm lại đoạn văn Chim công múa rồi làm bài. -HS phát biểu ý kiến. -Lớp nhận xét. -1 HS đọc, lớp lắng nghe. -3 HS làm bài vào giấy. -HS còn lại viết vào VBT. -3 HS làm bài vào giấy dán lên bảng lớp, một số HS đọc bài viết. -Lớp nhận xét. TOÁN ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ I. Mục tiêu:Giúp HS ôn tập về: -Phép cộng, phép trừ phân số. -Tìm thành phần chưa biết của phép tính. -Giải các bài toán có liên quan đến tìm giá trị phân số của một số. II. Đồ dùng dạy học: III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2.KTBC: -GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 159. -GV nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới: a).Giới thiệu bài: -Trong tiết học này các em sẽ cùng ôn tập về phép cộng, phép trừ phân số. b).Hướng dẫn ôn tập Bài 1 -Yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép cộng, trừ các phân số cùng mẫu số, khác mẫu số. -Yêu cầu HS tự làm bài, nhắc các em chú ý chọn mẫu số bé nhất có thể quy đồng rồi thực hiện phép tính. -Chữa bài trước lớp. Bài 2 -Cho HS tự làm bài và chữa bài. Bài 3 -Gọi HS nêu yêu cầu của bài và tự làm bài. -Yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình. Bài 4 -Yêu cầu HS đọc đề bài, tóm tắt, sau đó hỏi: +Để tính được diện tích bể nước chiếm mấy phần vườn hoa, chúng ta phải tính được gì trước? +Khi đã biết diện tích trồng hoa và diện tích lối đi thì chúng ta làm thế nào để tính được diện tích bể nước ? -Yêu cầu HS làm bài. -GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 5 -Yêu cầu HS đọc đề bài. -Hỏi: Để so sánh xem con sên nào bò nhanh hơn chúng ta phải biết được gì ? -Yêu cầu HS chọn giải theo một trong hai cách trên. 4.Củng cố: -GV tổng kết giờ học. 5. Dặn dò: -Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. -2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn. -HS lắng nghe. -2 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. -HS theo dõi bài chữa của GV và đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. -3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. + x = 1 ; - x = ; x – = x = 1 – ; x = - ; x = + x = ; x = ; x = -Giải thích: a). Tìm số hạng chưa biết của phép cộng. b). Tìm số trừ chưa biết của phép trừ. c). Tìm số bị trừ chưa biết của phép trừ. -Đọc và tóm tắt đề toán. +Phải tính được diện tích trồng hoa và diện tích lối đi chiếm mấy phần vườn hoa. +Ta lấy diện tích cả vườn hoa trừ đi tổng diện tích trồng hoa và lối đi đã tính được. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Bài giải a). Số phần diện tích để trồng hoa và làm đường đi là: + = (vườn hoa) Số phần diện tích để xây bể nước là: 1 - = (vườn hoa) b). Diện tích vườn hoa là: 20 Í 15 = 300 (m2) Diện tích để xây bể nước là: 300 Í = 15 (m2) Đáp số: 15 m2 -1 HS đọc thành tiếng, HS cả lớp đọc thầm trong SGK. +Phải biết mỗi con sên bò được bao nhiêu xa trong 1 phút. +Phải biết được mỗi con sên bò bao nhiêu xa trong 15 phút -HS làm bài: Bài giải m = 40 cm ; giờ = 15 phút Trong 15 phút con sên thứ nhất bò được 40 cm Trong 15 phút con sên thứ hai bò được 45 cm Vậy con sên thứ hai bò nhanh hơn con sên thứ nhất. KHOA HỌC TRAO ĐỔI CHẤT Ở ĐỘNG VẬT I/.Mục tiêu : Giúp HS: -Nêu được trong quá trình sống động vật lấy gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì. -Vẽ sơ đồ và trình bày sự trao đổi chất ở động vật. II/.Đồ dùng dạy học : -Hình minh họa trang 128 SGK (phóng to nếu có điều kiện). -Sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật viết sẵn vào bảng phụ. -Giấy A4. III/.Các hoạt động dạy học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1/.KTBC: -Gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi: +Động vật thường ăn những loại thức ăn gì để sống ? +Vì sao một số loài động vật lại gọi là động vật ăn tạp ? Kr63 tên một số con vật ăn tạp mà em biết ? +Với mỗi nhóm động vật sau, hãy kể tên 3 con vật mà em biết: nhóm ăn thịt, nhóm ăn cỏ, lá cây, nhóm ăn côn trùng ? -Nhận xét câu trả lời của HS. 2/.Bài mới: -Hỏi: Thế nào là quá trình trao đổi chất ? *Giới thiệu bài: Chúng thức ăn đã tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người, thực vật. Nếu không thực hiện trao đổi chất với môi trường thì con người, thực vật sẽ chết. Còn đối với động vật thì sao? Quá trình trao đổi chất ở động vật diễn ra như thế nào ? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. *Hoạt động 1:Trong quá trình sống động vật lấy gì và thải ra môi trường những gì? -Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 128, SGK và mô tả những gì trên hình vẽ mà em biết. Gợi ý: Hãy chú ý đến những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của động vật và những yếu tố cần thiết cho đời sống của động vật mà hình vẽ còn thiếu. -Gọi HS trình bày, HS khác bổ sung. -Hỏi: +Những yếu tố nào động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường để duy trì sự sống ? +Động vật thường xuyên thải ra môi trường những gì trong quá trình sống ? +Quá trình trên được gọi là gì ? +Thế nào là quá trình trao đổi chất ở động vật? -Thực vật có khả năng chế tạo chất hữu cơ để tự nuôi sống mình là do lá cây có diệp lục. Động vật giống con người là chúng có cơ quan tiêu hoá, hô hấp riêng nên trong quá trình sống chúng lấy từ môi trường khí ô-xi, thức ăn, nước uống và thải ra chất thừa, cặn bã, nước tiểu, khí các-bô-níc. Đó là quá trình trao đổi chất giữa động vật với môi trường. *Hoạt động 2: Sự trao đổi chất giữa động vật và môi trường -Hỏi: +Sự trao đổi chất ở động vật diễn ra như thế nào ? -Treo bảng phụ có ghi sẵn sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật và gọi 1 HS lên bảng vừa chỉ vào sơ đồ vừa nói về sự trao đổi chất ở động vật. -Động vật cũng giống như người, chúng hấp thụ khí ô-xi có trong không khí, nước, các chất hữu cơ có trong thức ăn lấy từ thực vật hoặc động vật khác và thải ra môi trường khí các-bô-níc, nước tiểu, các chất thải khác. *Hoạt động 3: Thực hành: Vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật -Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm 4 HS. -Phát giấy cho từng nhóm. -Yêu cầu: Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật. GV giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm. -Gọi HS trình bày. -Nhận xét, khen ngợi những nhóm vẽ đúng, đẹp, trình bày khoa học, mạch lạc, dễ hiểu. 3/.Củng cố: -Hỏi: hãy nêu quá trình trao đổi chất ở động vật? -Nhận xét câu trả lời của HS. 4/.Dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. -HS trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung. -Lắng nghe. -Quá trình trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường và thải ra môi trường nh7ững chất thừa, cặn bã. -Lắng nghe. -2 HS ngồi cùng bàn quan sát, trao đổi và nói với nhau nghe. -Ví dụ về câu trả lời: Hình vẽ trên vẽ 4 loài động vật và các loại thức ăn của chúng: bò ăn cỏ, nai ăn cỏ, hổ ăn bò, vịt ăn các loài động vật nhỏ dưới nước. Các loài động vật trên đều có thức ăn, nước uống, ánh sáng, không khí. -Trao đồi và trả lời: +Để duy trì sự sống, động vật phải thường xuyên lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ô-xi có trong không khí. +Trong quá trình sống, động vật thường xuyên thải ra môi trường khí các-bô-níc, phân, nước tiểu. +Quá trình trên được gọi là quá trình trao đổi chất ở động vật. +Quá trình trao đổi chất ở động vật là quá trình động vật lấy thức ăn, nước uống, khí ô-xi từ môi trường và thải ra môi trường khí các-bô-níc, phân, nước tiểu. -Lắng nghe. -Trao đổi và trả lời: +Hàng ngày, động vật lấy khí ô-xi từ không khí, nước, thức ăn cần thiết cho cơ thể sống và thải ra môi trường khí các-bô-níc, nước tiểu, phân. -1 HS lên bảng mô tả những dấu hiệu bên ngoài của sự trao đổi chất giữa động vật và môi trường qua sơ đồ. -Lắng nghe. -Hoạt động nhóm theo sự hướng dẫn của GV. -Tham gia vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật, sau đó trình bày sự trao đổi chất ở động vật theo sơ đồ nhóm mình vẽ. -Đại diện của 4 nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung, nhận xét. -Lắng nghe. SINH HOẠT CUỐI TUẦN

File đính kèm:

  • docTuan 32(1).doc