Giáo án 2 – Tuần 12 Trường Tiểu Học Lý Thường Kiệt

- Biết được bạn bè phải quan tâm, phải giúp đỡ lẫn nhau.

- Nêu được một vài biểu hiện cụ thể quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày.

- Biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.

 

doc17 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án 2 – Tuần 12 Trường Tiểu Học Lý Thường Kiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Giáo viên theo dõi uốn nắn, giúp đỡ học sinh chậm theo kịp các bạn. - Chấm chữa: thu 7, 8 bài chấm rồi nhận xét cụ thể. 3/ Củng cố - Dặn dò. - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét giờ học. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh quan sát mẫu. - Học sinh theo dõi. - Học sinh viết bảng con chữ K từ 2, 3 lần. - Học sinh đọc cụm từ. - Giải nghĩa từ. - Luyện viết chữ Kề vào bảng con. - Học sinh viết vào vở theo yêu cầu của giáo viên. - Tự sửa lỗi. ----------------------------------------------------------------------------------------- Chính tả (Tập chép ) Tiết 24 Mẹ I. Mục tiêu. - Chép chính xác bài chính tả; biết cách trình bày đúng các dòng thơ lục bát. - Làm đúng BT2, BT3 a/ b, hoặc BT chính tả. II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên :Bảng nhóm. - Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy, học: (35p) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Học sinh lên bảng viết: Con nghé, người cha, suy nghĩ con trai, cái chai. - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới: a: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. b: Hướng dẫn học sinh viết. - Giáo viên đọc mẫu bài viết. - Nêu cách viết đầu mỗi dòng thơ ? - Người mẹ được so sánh với hình ảnh nào. - Hướng dẫn học sinh viết bảng con chữ khó: Quạt, thức, chẳng bằng, giấc tròn, suốt đời - Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở. - Giáo viên quan sát, theo dõi, uốn nắn HS. - Đọc lại cho học sinh soát lỗi. - Chấm chữa: giáo viên thu bài chấm ,nhận xét cụ thể. 3/ Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: Điền vào chỗ trống iê hay yê - Giáo viên cho học sinh các nhóm thi làm bài nhanh. - Nhận xét bài làm của học sinh. Bài 2: Tìm trong bài thơ mẹ: a) Những tiếng bắt đầu bằng r, gi. b) Những tiếng có thanh hỏi, thanh ngã. - Giáo viên cho học sinh vào vở. - Giáo viên cùng cả lớp nhận xét chốt lời giải đúng. 4/ Củng cố - Dặn dò. - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét giờ học. Hs viết bảng lớp ,bảng con. - 2, 3 học sinh đọc lại. - Viết hoa đầu mỗi dòng thơ. - So sánh với ngôi sao, với ngọn gió, … - Học sinh luyện viết bảng con. - Học sinh nhìn bảng chép bài vào vở. - Soát lỗi. - Đại diện học sinh các nhóm lên thi làm nhanh. - Cả lớp nhận xét chốt lời giải đúng. - Học sinh làm vào vở. - Học sinh lên chữa bài. R ru, rồi, Gi giú, giấc, ------------------------------------------------------------- Toán (tiết 59) 53- 15. I. Mục tiêu: Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 53 – 15. Biết tìm số bị trừ, dạng x- 18 = 9. Biết vẽ hình vuông theo mẫu (vẽ trên giấy ôli). II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: 5 bó mỗi bó một chục que tính và 3 que tính rời. - Học sinh: Bảng phụ, vở bài tập. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu(35p) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên gọi học sinh lên đọc bảng công thức 13 trừ đi một số. - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới: a/Giới thiệu bài, ghi đầu bài. b/Giới thiệu phép trừ 53- 15. - Giáo viên nêu bài toán để dẫn đến phép tính 53- 15 - Giáo viên viết phép tính 53 - 15 = ? lên bảng. - Hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính theo cột dọc. * 3 không trừ được 5 lấy 13 trừ 5 bằng 8 viết 8, nhớ 1. * 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3. * Vậy 53 – 15 = 38 * Hoạt động 3: Thực hành. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm lần lượt từ bài 1 đến bài 3 bằng các hình thức khác nhau: Miệng, vở, bảng con, … - Các bài còn lại dành cho HS khá giỏi 3/ Củng cố - Dặn dò. - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét giờ học. Hs lên bảng đọc . - Học sinh thao tác trên que tính để tìm ra kết quả là 38. - Học sinh thực hiện phép tính vào bảng con. - Học sinh nêu cách thực hiện: Đặt tính, rồi tính. - Học sinh nhắc lại: - Học sinh nhắc lại cá nhân + đồng thanh Bài 1: làm bảng con. Bài 2: làm vở 63 83 53 - 24 - 39 - 17 ------ ----- ----- 39 44 36 Bài 3: làm vào vở câu a. X – 18 = 9 X = 9 + 18 X = 27 Bài 4 cho học sinh lên thi vẽ hình nhanh --------------------------------------------------- Thủ công (tiết 12) Ôn tập chủ đề GẤP HÌNH (Tiết 2) I. Mục đích - Yêu cầu: - Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp hình đã học. - Gấp được ít nhất một hình để làm đồ chơi. II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Các sản phẩm đó học bằng giấy. - Học sinh: Giấy màu, keo, hồ dán, … III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 2. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh ôn tập. - Cho HS quan sát mẫu các sản phẩm đã học. - Yêu cầu HS nêu từng sản phẩm đã học. - Cho học sinh nhắc lại các bước thực hiện. * Hoạt động 3: Thực hành. - Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm gấp một sản phẩm. - Cho học sinh làm theo nhóm. - Giáo viên theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm. - Giáo viên nhận xét đánh giá. 3/ Củng cố - Dặn dò. - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét giờ học. - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. - Học sinh theo dõi. - Nêu tên các bài đó học: Gấp tên lửa, gấp máy bay phản lực, gấp máy bay đuôi rời, gấp thuyền phẳng đáy không mui, gấp thuyền phẳng đáy có mui. - Học sinh nhắc lại các bước gấp thuyền, gấp máy bay, gấp tên lửa) - Học sinh các nhóm thực hành. theo sự phân công của giáo viên. - Các nhóm học sinh tự trang trí sản phẩm của mình theo ý thích. - Học sinh trưng bày sản phẩm. ----------------------------------------------------------------------------------- TẬP LÀM VĂN (tiết 12) LUYỆN TẬP KỂ VỀ NGƯỜI THÂN. I. Mục tiêu: - Viết được đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu về ông bà hoặc người thân . * Tự nhận thức bản thân . II. Đồ dùng học tập: SGK III. Các hoạt động dạy, học: (35p) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a/Giới thiệu bài, ghi đầu bài. b/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài tập – Yêu cầu HS viết một đoạn văn ngắn (khoảng 3-5 câu ) kể về người thân. - Cần viết rõ ràng, dùng từ đặt câu cho đúng. - Giáo viên thu bài để chấm và chữa bài. Yuêu cầu HS đọc bài . 3. Củng cố - Dặn dò. - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét giờ học. - HS viết bài Bà em năm nay 60 tuổi. Trước khi nghỉ hưu bà dạy ở trường tiểu học. Bà rất yêu thương và chăm sóc cho em.Bà dạy em học ,kể chuyện cho em nghe, bà cho em quà. - Học sinh làm bài vào vở. - Một số học sinh khá giỏi đọc bài của mình. - Cả lớp cùng nhận xét. -------------------------------------------------------- Tự nhiên và xã hội (tiết 12) ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH. I. Mục tiêu - Kể tên một số đồ dùng của gia đình mình. - Biết cách giữ gìn và xếp đặt một số đồ dùng trong nhà gọn gàng, ngăn nắp. II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Phiếu bài tập. - Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên nhận xét – đánh giá. 2. Bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa – trả lời nội dung từng tranh. - Kết luận: Giáo viên nêu một số đồ dùng thông thường trong gia đình. * Hoạt động 3: Bảo quản, giữ gìn - Yêu cầu học sinh quan sát hình 4, 5, 6 trong sách giáo khoa . - Kết luận: Muốn đồ dùng bền đẹp ta phải biết cách bảo quản và lau chùi thường xuyên, đặc biệt dùng xong phải xếp gọn gàng ngăn nắp. 3/ Củng cố - Dặn dò. - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét giờ học. - 2 Học sinh lên bảng kể về các thành viên trong gia đình của mình. - Học sinh lắng nghe. - Quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa - trả lời. - Thảo luận nhóm đôi. - Đại diện các nhóm trình bày. H1: Bàn học H2: Bếp ga, xoong nồi, bát đũa, dao, thớt, H3: Nồi cơm điện, bình hoa, ti vi, đồng hồ, quạt, điện thoại, kìm, … - Cả lớp nhận xét. - Quan sát tranh. - Học sinh trao đổi trong nhóm. - Nối tiếp nhau phát biểu. H4: Bạn trai đang lau bàn. H5: Rửa cốc, ly. H6: Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh. - Nhắc lại kết luận. ************************************* Toán(tiết 60) LUYỆN TẬP. I. Mục tiêu: HS học thuộc bảng 13 trừ đi một số. Thuộc được phép trừ dạng 33 – 5 ; 53 – 15. Biết giải toán có một phép trừ dạng 53 – 15. II. Đồ dùng học tập: - Giáo viên: Bảng phụ; - Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới: a: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. b: Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: Cho học sinh làm miệng Bài 2: Yêu cầu học sinh làm bảng con. - Giáo viên nhận xét – chữa . Bài 4: Học sinh tự tóm tắt rồi giải vào vở - Giáo viên nhận xét – chữa . 3/ Củng cố - Dặn dò. - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét giờ học. - Học sinh lên đọc bảng công thức 13 trừ đi một số. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh nhẩm rồi nêu kết quả. - Học sinh làm bảng con. 63 - 35 28 73 - 29 44 33 - 8 21 93 - 46 47 - HS đọc đề bài toán. - 1 HS lên bảng – Lớp làm vào vở. Bài giải Cô giáo còn số quyển vở là 63- 48 = 15 (quyển) Đáp số: 15 quyển ******************************************** Sinh hoạt lớp tuần 12 I- Nhận xét chung tuần 12: 1- Ưu điểm: -Có ghế ngồi chào cờ. - HS nắm được các hoạt động diễn ra trong tuần - Thấy được những ưu khuyết điểm trong tuần - Biết tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục - Nắm được kế hoạch và thực hiên được công việc trong tuần 12 - Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cơ bản đủ . - Trang phục sạch sẽ, gọn gàng 2- Tồn tại: - Chưa chú ý trong giờ học . - Hs vẫn còn quên sách vở ở nhà - Kỹ năng đọc, viết yếu trình bày vở có tiến bộ hơn . -Chép bài còn chậm. II- Kế hoạch tuần 13: *Chào mừng ngày 20-11. - Khắc phục những tồn tại của tuần 12 - Thi đua học tập tốt (rèn kỹ năng đọc, viết nhiều) - Không nói tục, chửi bậy, giữ gìn sách vở sạch đẹp - 100% HS đi học đầy đủ và đúng giờ. - Rèn đọc và viết đúng tốc độ phụ đạo cho hs yếu thường xuyên trong các tiết học.

File đính kèm:

  • docgiaoanlop2tuan1-35idfididfidfi (21).doc
Giáo án liên quan