Một số giải pháp thực hành trong giờ tập viết khi dạy viết chữ hoa cho học sinh lớp 2C Trường Tiểu học An Thạnh Nam A

Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở tiểu học, nhất là đối với các lớp đầu cấp. Phân môn tập viết trang bị cho học sinh bộ chữ La Tinh và những yêu cầu về kỹ thuật để sử dụng bộ chữ cái này trong học tập và giao tiếp. Với ý nghĩa này, tập viết không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập của các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kỹ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường – kỹ năng chữ viết. Nếu viết đúng, viết đẹp, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi chép bài học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu, chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập.

 Mặt khác tập viết là phân môn có tính chất thực hành. Tính chất thực hành có mục đích của việc dạy học tập viết cũng góp phần khẳng định vị trí quan trọng của phân môn này ở trường tiểu học.

 Ngoài ra tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tính kỷ luật và khiếu thẩm mỹ.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1931 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp thực hành trong giờ tập viết khi dạy viết chữ hoa cho học sinh lớp 2C Trường Tiểu học An Thạnh Nam A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u học sinh quan sát kỹ cách nối từ chữ sang chữ, học sinh cũng viết từng chữ một để khắc sâu trí nhớ và rút kinh nghiệm cho chữ sau. Ở dòng đầu của chữ ghi cụm từ ứng dụng “Anh em thuận hòa” giáo viên cần cho học sinh nhắc lại khoảng cách giữa các chữ trước khi luyện viết. Việc đảm bảo tốt các công việc trtên sẽ giúp các em viết tốt hơn ở những dòng sau. Hình thức thứ năm: Luyện tập viết chữ hoa khi học các môn học khác Ngoài các giờ tập viết, giáo viên còn phải luôn nhắc nhở học sinh tập viết các chữ hoa ở các môn (phân môn) khác. Có như thế việc luyện tập viết chữ mới được củng cố đồng bộ thường xuyên, nhằm nâng cao chất lượng chữ viết và hình thành ở học sinh những phẩm chất tốt như tính kiên trì, cẩn thận, khiếu thẩm mỹ. Việc làm này đòi hỏi ở giáo viên ngoài những hiểu biết về chuyên môn còn cần sự kiên trì, tính cẩn thận và lòng yêu nghề mến trẻ. 2. Tổ chức thực nghiệm (giáo án): Bài: M- Miệng nói tay làm 1/ Mục tiêu dạy học: - Rèn kĩ năng viết chữ hoa M cỡ vừa và nhỏ - Biết cách nối nét từ chữ M hoa sang chữ cái đứng liền sau -Biết viết ứng dụng câu :”Miệng nói tay làm” theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định 2/ Đồ đùng dạy học: -Giáo viên: Mẫu chữ M hoa, bảng phụ -Học sinh: Vở tập viết, bảng con 3/ Hoạt động dạy học chủ yếu : TG Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ A - Kiểm tra bài cũ: kiểm tra chữ L hoa, cụm từ Lá lành đùm lá rách” Gọi học sinh viết bảng lớp kiểm tra chữ L hoa và cụm yừ “Lá lành đùm lá rách” Nhận xét chữa bài 2 học sinh viết bảng lớp chữ: L Cả lớp viết bảng con chữ: L 20’ B – Dạy bài mới 1/ Giới thiệu bài 2/Hướng dẫn viết chữ hoa +Quan sát và nhận xét chữ M hoa Chỉ dẫn cách viết trên bìa mẫu chữ M hoa +Nét 1 ĐB ở ĐK2 viết nét móc ngược dưới rồi lượn sang phải DB ở ĐK 6 +Nét 2 viết 1 nét thẳng đứng xuống ĐK 1 +Nét 3 viết 1nét xiên lên ĐK 6 +Nét 4 viết nét móc ngược phải DB ở ĐK2. + Hướng dẫn học sinh viết bảng con 3/ Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Giới thiệu câu ứng dụng:” Miệng nói tay làm ” - Quan sát và nêu cách viết - Viết bảng con Giới thiệu và ghi đầu bài chữ:M và cụm từ:” Miệng nói tay làm” Treo mẫu chữ: Hỏi: +Chữ M hoa cao mấy li? +Gồm mấy nét ? +Là những nét nào? Chỉ dẫn cách viết. Viết chữ M hoa trên bảng, vừa viết vừa nói lại cách viết Nêu lại cách viết, uốn nắn từng học sinh -Con hiểu nghĩa cụm từ ” Miệng nói tay làm ”như thế nào? -“ Miệng nói tay làm” gồm mấy chứ ? là những chữ nào? -Chữ nào cao 1 đơn vị chữ ? -Chữ nào cao1,5 đơn vị chữ? -Chữ nào cao 2,5 đơn vị chữ? Yêu cầu học sinh viết chữ “Miệng” vào bảng con, giáo viên sửa Quan sát bảng Quan sát chữ mẫu Nhận xét và trả lời +Cao 5 li (6 dòng kẻ ) +Gồm 4 nét +Là nét: móc ngược trái, thẳng đứng, xiên, móc ngược phải Học sinh quan sát Học sinh quan sát Viết bảng con chữ:M Mỗi chữ viết hai đến ba lượt Giở vở tập viết đọc câu ứng dụng - Lời nói phải đi đôi với việc làm -Gồm 4 chữ, là chữ: Miệng- nói- tay- làm - Là chữ:i, e, n, o, a, m - Là chữ: t - Là chữ: M, l,g, y Viết bảng con 2 lượt 15’ 4/ Hướng dẫn viết vào vở tập viết Uốn nắn cách cầm bút tư thế ngồi của học sinh Viết từng dòng vào vở tập viết 5/ Chấm, chữa bài Chấm 5-7 bài Nhận xét, khen học sinh viết đẹp Thu vở theo tổ 6/ Củng cố dặn dò Nhận xét tiết học Viết nốt phần luyện vào tiết buổi chiều KẾ HOẠCH DẠY HỌC Bài : Chữ hoa O I/ Mục tiêu dạy học: Rèn kỹ năng viết chữ : Biết viết chữ cái O viết hoa theo cỡ vừa và nhỏ. Biết viết ứng dụng câu Ong bay bướm lượn theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định. II/ Đồ dùng dạy học: Giáo viên: Mẫu chữ cái O trong khung Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên ly dòng kẻ. Học sinh: Vở tập viết. III/ Các hoạt động chủ yếu: TGDK NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 5’ 5’ 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới: 3.Hướng dẫn viết chữ O: a. Quan sát cấu tạo và quy trình viết chữ O hoa: - Gọi 2 học sinh lên bảng kiểm tra. Viết hoa chữ N. HS dưới nhắc lại thành ngữ dòng ứng dụng đã viết và viết bảng chữ: Nghĩ. Nhận xét giờ KTBC. Các con viết đúng mẫu, các nét chữ tương đối mềm mại, điều đó sẽ giúp các con dễ dàng viết đúng, viết đẹp chữ O hoa hôm nay. GV: Viết đầu bài. GV treo mẫu chữ trong khung cho HS quan sát. GV đây là chữ O viết hoa trong khung chữ. Hỏi: Chữ O viết hoa có chiều cao và chiều rộng như thế nào? Chữ O viết hoa được viết bởi mấy nét? Là những nét nào? HSTL Học sinh mở vở TV. HSQS.. Chữ O cỡ vừa cao 5 li, và rộng 4 li. Gồm 1 nét cong kín, phần cuối lượn vào TGDK NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 6’ 7’ b. HS luyện viết bảng: c. Hướng dẫn viết dòng ứng dụng: . Hướng dẫn viết chữ Ong: Hãy nêu cách viết hoa chữ O? GV vừa nói vừa chỉ trên mẫu chữ cách viết hoa chữ O. ĐB trên ĐK6, đưa bút sang trái, viết nét cong kín, phần cuối lượn vào trong bụng chữ, DB ở phía trên ĐK4. Bây giờ các con nghe và QS cô viết mẫu nhắc lại khi viết ở chữ mẫu to lần1 Viết ở phần nội dung bài lần2. Vừa rồi các con đã được nghe cô hướng dẫn và QS cô viết mẫu. Gọi 2 HS lên bảng viết hoa 1 chữ O cỡ vừa. HS dưới viết bảng con lần1. GV nhận xét. Về cỡ chữ, đúng mẫu? điểm dừng bút, điểm đặt bút? Nét cong viết như thế nào?.... Cho HS xem một số lỗi mà HS hay mắc phải khi viết hoa chữ O: Viết phình trên tóp dưới. Nét lượn cong chưa đều. HS dưới viết bảng con lần 2. GV: Có nhiều bạn viết đẹp hơn, nét cong đã cân đối mềm mại hơn. Cho HS xem 1 bảng HS viết chữ thứ 2 tiến bộ so với chữ1. Chúng ta vừa tìm hiểu cách viêt hoa chữ O, bây giờ chúng ta hãy vận dụng cách viêt hoa chữ O để viêt dòng ứng dụng hôm nay. Cho 1 HS đọc dòng ứng dụng? Con hiểu Ong bay bướm lượn.như thế nào? Tả cảnh ong, bướm bay đi tìm hoa rất đẹp và thanh bình. GV hướng dẫn cách viết chữ Ong cỡ vừa trong dòng ứng dụng hôm nay. trong bụng chữ. Từ điểm ĐB viết nét cong kín, phần cuối lượn vào trong bụng chữ. HS viết bảng con Nhận xét? HS viết bảng con HS đọc Ong bay bướm lượn. Tả cảnh ong bướm bay đi tìm hoa. HS QS theo dõi. TGDK NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 12’ 5’ d. Học sinh viết vở Tập viết: 3. Củng cố: Tại điểm đặt bút quy định viết hoa chữ O như đã học. Từ đỉêm dừng bút của chữ O lia bút xuống điểm đầu của chữ , viết chữ n, sao cho nét móc của chữ n chạm vào chữ O. Các con tiếp tục đưa bút liền mạch viết viết tiếp con chữ g – chú ý điểm dừng bút trên đường kẻ ngang2. HSQS GV viết mẫu chữ Ong. Cho 2 HS lên bảng viết 1 chữ Ong cỡ vừa. Nhận xét: viết đúng- nét nối – các nét? Sửa nếu cần. Ngoài việc viết đúng chữ Ong trong dòng ứng dụng hôm nay, các con cần phải chú ý tới độ cao của các chữ cái nữa. Con có nhận xét gì về độ cao các chữ cái của dòng ứng dụng ? Cần lưu ý: dòng ứng dụng là cỡ chữ nhỏ, vì vậy chữ Ong chúng ta viết có độ cao bằng chữ Ong cỡ vừa. Vậy ai cho biết khoảng cách giữa các chữ trong dòng ứng dụng như thế nào? Các con đã được hướng dẫn và nắm được cách viết hoa chữ O và dòng ứng dụng Ong bay bướm lượn. Trước khi viết vở TV cho 1HS đọc nội dung bài viết. GV: HS viết 1 dòng chữ O cỡ vừa, 2 dòng chữ O cỡ nhỏ, 1 dòng chữ Ong cỡ vừa, 1 dòng Ong cỡ nhỏ, 2 dòng câu ứng dụng Ong bay bướm lượn cỡ nhỏ. Khi viết các con chú ý nhìn ra chữ mẫu đầu dòng để viết cho đúng và đẹp. HS chuẩn bị tư thế ngồi viết. Chấm 3 vở nhận xét. Chơi: Tìm tên bạn có chữ cái O đứng đầu(Oanh, Oánh, … Vì sao con viết hoa chữ Oanh? Chúng ta viết hoa chữ O khi là tên riêng hoặc là chữ cái đầu câu. Còn các trường hợp khác viêt thường. Dặn dò: Tiêt HDTH sẽ viết phần LT. HS dưới viết bảng con. Các chữ O, g, b, y cao 2,5 li; các chữ còn lại cao 1 li. HSTL. HS viết vở TV. 3. Kết quả bước đầu thu được: 3.1. Kết quả về chất lượng: Thời gian thực nghiệm sáng kiến này chưa đầy một năm học, nhưng kết quả đạt được của học sinh lớp tôi về môn tập viết (chữ cái hoa) là đáng khả quan. Từ chỗ nhiều học sinh viết chữ hoa xấu, sai qui trình như hồi đầu năm mới nhận thì đến nay không còn học sinh viết sai qui trình nữa, chữ hoa của các em đã rất cứng cáp và đẹp (kể cả các chữ hoa viết khó như chữ ). Điểm tập viết đồng đều của các em là 6 – 9, so sánh với đầu năm như sau: Thời gian Tổng số Điểm dưới 4 Điểm 5-6 Điểm 7-8 Điểm 9-10 Đầu năm 28 5 6 13 4 Giữa HK I 28 3 7 12 6 3.2. Kết quả về tình cảm với bộ môn: - Các em rất thích học môn học này, đến tiết tập viết là các em reo lên vui sướng. 3. Kết quả về năng lực học tập của học sinh: - Nhiều học sinh viết chữ hoa đẹp như các em: Thanh Tú, Việt Cường - Đặc biệt có em: Việt Cường đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi viết chữ đẹp tổ chức tại trường. III/ KẾT LUẬN CHUNG: 1. Bài học rút ra qua thực nghiệm sáng kiến: Nói tóm lại trong quá trình dạy tập viết chữ hoa cho học sinh lớp hai, giáo viên cần hết sức coi trọng tính thực hành của học sinh. Muốn làm được điều đó giáo viên cần thực hiện: - Nắm vững chương trình. - Nắm vững đặc trưng phương pháp bộ môn - Học sinh được luyện tập dưới nhiều hình thức trong suốt quá trình học tập viết cũng như ở các môn (phân môn) khác. Có như vậy thì chữ viết của học sinh mới đúng, mới đẹp và chất lượng chữ viết của học sinh mới đạt hiệu quả cao. 2. Một vài đề xuất: - Cần duy trì các cuộc thi viết chữ đẹp hàng năm cho học sinh. - Trung tâm thiết bị dạy học cần nghiên cứu để có thể bán tới tay học sinh những loại bảng có chất lượng cao (kiểu như bảng chống loá của giáo viên), vì hiện nay bảng con mà học sinh đang sử dụng viết rất trơn, không ăn phấn, dòng kẻ mờ hoặc không thống nhất về dòng kẻ. - Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi đúc kết khi dạy môn Tập viết ở lớp 2C. Vì thời gian thực nghiệm chưa nhiều nên kết quả đạt được chỉ là bước đầu. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các ban ngành và các đồng nghiệp để sao cho chất lượng chữ viết của học sinh ngày càng nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của ngành và chất lượng đào tạo trong nhà trường ở tiểu học. An Thạnh Nam, ngày 25 tháng 10 năm 2011 Người viết sáng kiến Nguyễn Hoàng Chưa

File đính kèm:

  • docskkn chua 2011 -2012.doc
Giáo án liên quan