Giải pháp hữu ích: Một số biện pháp giúp học sinh giải toán vế “gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần” cho học sinh lớp 3 tại trường Tiểu học Lương Thế Vinh năm học 2005 - 2006

Môn toán là môn học hết sức quan trọng và không thể thiếu trong các cấp học. Nó là cơ sở để học tốt các môn học khácvà đối với tiểu họcmôn toán lại càng quan trọng hơn vì nó được coi là nền móng cho cấp học trên. Nhất là đối với học sinh lớp 3 đây là một mắt xích hết sức quan trọngđể học sinh chuyển tiếp từ giai đoạn 1 (các lớp 1, 2, 3 ) lên giai đoạn 2 (các lớp 4, 5 ). Thông qua các hoạt độngdạy học toán 3, giáo viên tiếp tục giúp học sinh: Phát triển các năng lực tư duy(so sánh lựa chọn, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, phát triển trí tưởng tượng không gian, tập nhận xét các số liệu thu thập được, diễn đạt gọn, rõ, đúng các thông tin, cẩn thận ,chăm chỉ tự tin, hứng thú trong học tậpvà thực hành toán.

Trong chương trình môn toán lớp 3 có rất nhiều dạng”Giải toán có lời văn” trong đó có một số dạng bài toán như: tìm một trong các phần bằng nhau cảu một số, gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần, so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn, bài toán có liên quan đến rút về đơn vị, bài toán có nội dung hình học.Nhưng điển hình nhất của dạng toán này là” Gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần”. Dạy học dạng toán này đang là vấn đề cực kì khó khăn đối với giáo viên và học sinh. Chính vì thế mà tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp áp dụng cho học sinh lớp 3A năm trước để giúp các em học tập tốt hơn.

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp hữu ích: Một số biện pháp giúp học sinh giải toán vế “gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần” cho học sinh lớp 3 tại trường Tiểu học Lương Thế Vinh năm học 2005 - 2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó những phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình thì lại làm bài thay cho con... IV. GIẢI PHÁP Từ tình trạng chung của lớp 3 là rất yếu về dạng toán “Giải toán có lời văn” và từ những nguyên nhân đã nêu tôi cho rằng không thể ngay một lúc mà có thể khắc phục được hoàn toàntình trạng đó mà cần có những biện pháp phù hợp với quan điểm khắc phục dần dần, kiên trì có chọn lọc. Vi71 dạng toán “ Gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần” để hướng dẫn học sinh có thể nhận ra dạng và kĩ năng giải toán tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm cá nhận như sau: Về giáo viên: Để giúp học sinh nhận dạng và giải toán “ Gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần” thì bản thân người giáo viên phải nắm vững, nắm chắc đồng thời phải hệ thống được các dạng bài tập, phân loại từng loại từ cơ bản dễ nhất đến biến dạng phức tạp. Từ đó có các định hướng cụ thể về phương pháp cho từng dạng. Muốn thế giáo viên cần làm tốt những việc sau: Hiểu rõ bản chất, khái niệm về từng dạng toán nói chung và dạng “ Gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần” nói riêng. Thành lập các bước giải ( kĩ năng) cụ thể. Lập kế hoạch cụ thể để dạy từng bài, từng chương. Mỗi bài cần chốt lại cho học sinh hiểu được kĩ năng nào, dạng bài tập nào, kĩ năng giải toán ra sao. Đây là khâu quan trọng mang tính thực tiễn nhất để có thể thực hiện một cách có hiệu quả hay không có hiệu quả. Cách nói, sử dụng ngôn ngữ phải nhất quán trong quá trình dạy học môn toán. Nắm được đặc điểm tâm lí của học sinh cũng như năng lực tiếp thu của học sinh lớp mình đang dạy để có biện pháp giúp học sinh học toán tốt hơn. Giáo viên phải kết hợp và thực hiện đồng bộ các bước tìm hiểu để nhận định dạng toán, cách giải toán đến củng cố, mở rộng.. Giải pháp cụ thể: hình thành khái niệm, nhận dạng toán “gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần”. Giáo viên nêu ví dụ: Bài 1 trang 33 SGK toán 3 Năm nay em 6 tuổi, tuổi chị gấp hai lần tuổi em.Hỏi năm nay chị bao nhiêu tuổi ? Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận dạng toán qua hệ thống câu hỏi: + Bài toán hỏi gì? Năm nay chị bao nhiêu tuổi? -Giáo viên gạch chân từ “Chị”, “tuổi” + Mà bài toán đã cho biết gì? - Năm nay em 6 tuổi, tuổi chị gấp hai lần -Giáo viên gạch chân dưới “6 tuổi” và “hai lần” +Gấp hai lần cho biết gì? -Là gấp đôi (nếu tuổi em một phần thì tuổi chị hai phần) Giáo viên chốt ý: Đây là bài toán yêu cầu ta tìmn số tuổi của chị khi biết số tuổi của em và tuổi chị gấp hai lần tuổi em. Đây là bài toán có dạng “ Gấp một số lên nhiều lần”. Hướng dẫn tóm tắt: Trong giải toán có lời văn ở lớp 3 thường có hai cách tóm tắt: Tóm tắt bằng lời, tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng. Tùy theo yêu cầu của bài mà tóm tắt sao cho hợp lí, ngắn gọn, dễ hiểu. Ví dụ: với đề bài đã nêu ở trên (Bài 1 trang 33 SGK toán 3 ) Thì giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cách tóm tắt sơ đồ đoạn thẳng như sau: + Yêu cầu học sinh nêu các dữ kiện có trong bài: bài toán cho biết gì? Năm nay em 6 tuổi, tuổi chị gấp hai lần tuổi em. Bài toán hỏi gì? Năm nay chị bao nhiêu tuổi? Giáo viên nêu: Giả sử cho tuổi của em (6 tuổi ) là một phần, thì tuổi chị gấp hai lần ( gấp đôi ) tuổi em là : hai phần - Hướng dẫn học sinh cách kẻ đoạn thẳng: Tóm tắt 6 tuổi Tuổi em : (Là một ô li trong vở) Tuổi chị: ( Là hai ô li trong vở) ? tuổi khi tóm tắt sơ đố đoạn thẳng không được kẻ tay, nhớ ghi dữ kiện cho biết của bài toán vào sơ đồ (6 uổi), còn cái cần tìm thì dùng dấu chấm hỏi ( ? ) (? Tuổi ) , phân chia đoạn của dữ kiện cho biết phải thích hợp, đầu bên trái của sơ đồ đoạn thẳng phải bằng nhau. -Đối với tm1 tắt bằng lời: (tóm tắt như sau ) Tóm tắt Em : 6 tuổi Chị : ... tuổi ? + Sau mỗi dữ kiện bài toán cho cần dùng dấu hai chấm ( : ) sau đó mới ghi dữ kiện , tên đơn vị ví dụ : Em : 6 tuổi bài toán hỏi gì theo quy ước ta nên ghi dấu ba chấm ( ... ), tên đơn vị rồi mới đánh dấu chấm hỏi ( ? ) ví dụ: Chị: ...tuổi ? D. hướng dẫn giải: Giáo viên sử dụng các câu hỏi để phân tích đề lên tổng hợp hoặc các phép suy luận ... đển giúp học sinh tìm ra lời giải của bài toán. Ví dụ: thùng thứ nhất có 16 lít dầu, thùng thứ hai kém thùng thứ nhất 4 lần. Hỏi thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu ? ( Bài 3 trang 37 SGK toán 3) Giáo viên hướng dẫn các em lập kế hoạch giải như sau: Bài toán co biết gì ? - Thùng thứ nhất có 16 lít dầu, thùng thứ hai kém thùng thứ nhất 4 lần Bài toán hỏi gì ? - Thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu - So với thùng thứ nhất thì thùng thứ hai có ... kém thùng thứ nhất 4 lần số lít dầu như thế nào ? - Vậy bài toán thuộc loại toán gì các em ... giảm đi một số lần đã học ? - Để tìm số lít dầu ở thùng thứ hai ta làm - Hs làm nháp hoặc đọc bảng chia 4 thế nào? 16 : 4 = 4 - Đặt lời giải cho bài toán như thế nào ? - Thùng thứ hai có số lít dầu là: - Sau khi viết lời giải bước tiếp theo các - Thực hiện phép tính, ghi kết quả, em làm gì ? tên đơn vị (đặt trong ngoặc đơn ) và đáp số e, Hướng dẫn các em trình bày bài giải: Để có được một bài giải trình bày sạch đẹp và khoa học thì ta làm như sau: - Bài giải nên trình bày ở giữa trang vở, chữ đầu câu bài giải phải viết hoa, chữ sau cùng của câu lời giải phải là chữ “ là” và dùng dấu hai chấm (: ) tiếp đến là phép tính, khi viết phép tính phải lùi vào 2 ô so với chữ đầu câu của lời giải. Phần viết đáp số phải lùi vào 2 ô so với phép tính và sau đáp số pphải có dấu hai chấm “ :” rồi mới ghi kkết quả và tên đơn vị Ví dụ: Bài giải: Thùng thứ hai có số lít dầu là: 16 : 4 = 4 ( l ) đáp số: 4 l dầu - Sau khi trình bày bài giải xong các em cần thử lại bài giải ( làm vào nháp) g, Phân biệt với các dạng dễ nhầm lẫn: Điều quan trọng nhất để học sinh không bị nhầm lẫn với các dạng toán khác thì giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh nắm chắc dấu hiêu nhận biết của dạng toán “ Gấp một số lên nhiều lần”. Tránh nhầm lẫn với dạng toán “hơn kém nhau một số đơn vị” Giáo viên phải hướng dẫn rõ với dạng toán “hơn kém nhau một số đơn vị” có các dữ kiện: Số thứ nhất ( Dữ kiện thứ nhất) đã cho biết số đơn vịvà dữ kiện thứ hai cũng đã cho biết số đơn vị như số thứ nhất. Ví dụ: Lan có 15 bông hoa, Hồng có nhiều hơn Lan 3 bông hoa. Hỏi Hồng có bao nhiêu bông hoa ? Dữ kiện thứ nhất là: 15 bông hoa Dữ kiện thứ hai là: nhiều hơn 3 bông hoa Dữ kiện ở bài toán này so với dạng toán “Gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần” giống và khác nhau ở chỗ: + Giống: Dữ kiện thứ nhất đều đã biết số đơn vị + Khác: Hơn kém nhau một số đơn vị: Dữ kiện thứ hai đã cho biết số đơn vị. “ Gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần” : Dữ kiện thứ hai cho biết là: Số lần. Dựa vào các dấu hiệu trên học sinh dễ dàng nhận ra dạng toán. Từ đó học sinh tóm tắt đúng và giải được bài toán. H, Ngoài các biện pháp trên, giáo viên làm tốt việc kết hợp với tổ chuyên môn và chuyên môn của trường. + Troong các buổi sinh hoạt chuyên môn cũng cần dành nhiuề thời gian thích hợp để cùng bàn bạc thảo luận , trao đổi về kinh nghiệm giảng dạy, đặc biệt là làm thế nào để học sinh nhận dạng và giải tốt loại toán điển hình trong đó có dạng “ Gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần” + Thu thập mọi tình huống ở các lớp để tìm giải pháp cho riêng lớp mình. 3- kết hợp với phụ huynh: Giáo viên cần phát hiện thông báo kịp thời tình hình học tập của các em với từng phụ huynh bằng cách thông qua sổ liên lạc. Tạo điều kiện để gặp gỡ trao đổi với phụ huynh nắm được những phương pháp dạy dạng toán này, các ngôn ngữ học mà giáo viên thường dùng ở lớp, để phụ huynh có thể kèm cặp con em mình ở nhà. Giáo viên luôn gần gũi quan tâm động viên các em trong lớp giúp đỡ bạn , nhắc nhở học sinh cũng như khích lệ học sinh. Kịp thời tạo hứng thú cho học sinh học tập. IV. KẾT QUẢ Sau khi áp dụng các biện pháp trên, tôi thấy tỉ lệ học sinh nhận dạng giải toán “Gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần” tiến bộ rõ rệt. Cụ thể gần cuối kì một năm học 2005 - 2006 tôi có ra đề khảo sát cho học sinh như sau: Đề bài: Thùng cam có 56 quả, thùng quýt có ít hơn thùng cam 7 lần. Hỏi thùng quýt có bao nhiêu quả ? Kết quả chất lượng như sau: V KẾT LUẬN Trên đây là những giải pháp mà tôi đã áp dụng tuy nó chưa phải là cách hay nhất nhưng với mong muốn góp phần giúp học sinh có thể nhận dạng và giải toán dạng “ Gấp một số llên nhiuề lần, giảm đi một số lần” . Vì vậy tôi mạnh dạn viết ra quan điểm của cá nhân mình. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình chuẩn bị nội dung cũng như hình thức trình bày, song chắc chắn với bài viết này không tránh khỏi những thiuế sót rất mong được sự đóng góp ý kiến, xây dựng của các bạn đồng nghiệp, các cấp quản lí để giải pháp này được hoàn thiện hơn.

File đính kèm:

  • docthanh 2006- 2007.doc
Giáo án liên quan