Câu 1: (2,0 điểm)
Từ “mặt trời” trong các ví dụ sau được sử dụng theo biện pháp tu từ nào? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó?
a) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
(Trích “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” - Nguyễn Khoa Điềm)
b) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Trích “Viếng lăng Bác”- Viễn Phương)
58 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 14556 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề thi vào lớp 10 môn Văn chuyên Lê Hồng Phong tỉnh Nam Định năm học 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỏ nhận định trên.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Quảng Ngãi năm học 2013-2014
Written by admin | 15/07/2013 | 0
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LƠP 10 NĂM HỌC 2013- 2014
Câu 1: (2 điểm)Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:
“Vân xem trang trọng khác vời,Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.Hoa cười ngọc thốt đoan trang,Mây thua nước tóc tuyết ngường màu da”.
(Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục, 2005)
Bốn câu thơ trên nằm trọng trích nào của tác phẩm Truyện Kiều?Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để gợi tả vẻ đẹp Thúy vân?
Câu 2: (3 điểm)a. Chỉ ra phép liên kết về hình thức trong đoạn văn sau:“Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con gái duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi. Anh thứ sáu và cũng là tên Sáu”
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b. Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trong đó có sử dụng ít nhất một phép liên kết về hình thức. Gạch chân từ ngữ dùng làm phép liên kết đó.
Câu 3: (5 điểm)Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích truyện Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Bắc Ninh năm học 2013-2014
Câu 1(2đ)1) Thế nào là hàm ý? Em hiểu hàm ý câu nói của bác lái xe trong phần trích dẫn sau như thế nào?Trong lúc mọi người xông xao vui vẻ phía sau lưng, bác lái xe quay sang nhà họa sĩ nói vội vã:- Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn.
( Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9 – T1)
2) Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh, Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”.Những câu văn trên có trong tác phẩm nào? Ai là tác giả?Những người gọi nhau là “những con quỷ mắt đen” làm công việc gì? Họ là những ai?
Câu 2(1đ)” Tưởng người dưới nguyệt chén đồngTin sương luống những rày trông mai chờBên trời góc bể bơ vơTấm son gột rửa bao giờ cho phai.”
( Truyện Kiều – Nguyễn Du, Ngữ Văn 9 -T2)
Nói “người dưới nguyệt chén đồng” là chỉ ai? Nói như vậy là dùng biện pháp tu từ nào? Cách nói ấy cho ta hiểu gì về Thúy Kiều?
Câu 3(2đ)1) Ghi lại đầy đủ khổ thơ cuối trong bài thơ ”Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Nêu ngắn gọn nội dung khổ thơ vừa ghi lại2) Viết 1 đoạn văn ngắn( khoảng 10 dòng) nêu một việc tốt mà em, bạn em hoặc chi đội em đã làm để thể hiện sự “đền ơn, đáp nghĩa” đối với những gia đình có công với nước nhân ngày Thương binh Liệt sĩ( ngày 27 tháng 7)
Câu 4(5đ)Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên mùa thu trong khoảnh khắc giao mùa qua hai khổ thơ sau trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh:
Bỗng nhận ra hương ổiPhả vào trong gió seSương chùng chình qua ngõHình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàngChim bắt đầu vội vãCó đám mây mùa hạVắt nửa mình sang thu…
( Sang thu – Hữu Thình, Ngữ Văn 9 – T2)
Đề thi Văn vào lớp 10 tỉnh Hải Dương năm học 2013-2014
Câu 1 (2 điểm)Cho đoạn thơ sau:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớmMột bếp lửa ấp iu nồng đượmCháu thương bà biết mấy nắng mưa.
(Theo Ngữ văn 9, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam)
a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả?b. Đoạn thơ trên là dòng hồi tưởng của nhân vật nào? Về ai?c. Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ được khơi nguồn từ hình ảnh nào? Đó là cảm xúc gì?
Câu 2 (3,0 điểm)Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em vê tính tự lâp.
Câu 3 (5,0 điểm)Truyện chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
(Theo Ngữ văn 9, tập 1, trang 202, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2013)
Hãy phân tích đoạn trích đã học trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng để làm rõ ý kiến trên.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Hải Dương năm học 2013-2014
Câu 1 (2,0điểm)Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mền, một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Cò mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”
(Theo Ngữ văn 9, tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam)
a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả?b. Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn văn là ai?c. Qua đoạn văn, em cảm nhận được những vẻ đẹp gì ở nhân vật đó.
Câu 2 (3,0 điểm)Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 3 (5,0 điểm)Bài thơ Ánh trăng (Nguyễn Duy) có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
(Theo Ngữ văn 9, tập 1, trang 157, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2013)
Hãy phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy để làm rõ nhận định trên.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Quảng Ninh – Năm học 2013-2014
Câu 1: (2,0 điểm)Cho dòng thơ sau:
Hồi nhỏ sống với đồng……………………………………………..
a. Chép tiếp ba dòng thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ.b. Khổ thơ trích trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai ?c. Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.d. Kể tên một tác phẩm khác viết về ánh trăng mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 và ghi rõ tên tác giả.
Câu 2:(3,0 điểm)Viết đoạn văn nghị luận (từ 12 đến 15 câu) trình bày suy nghĩ của em về sự đồng cảm và chia sẻ trong xã hội hiện nay. Trong đó có sử dụng thành phần cảm thán (gạch chân thành phần cảm thán).
Câu 3 (5,0 điểm):Cảm nhận của em về vẻ đẹp hình tượng nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
(SGK Ngữ văn 9 – Tập 1 – NXBGD 2008)
—————————————- HẾT ————————————-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT NINH BÌNH năm 2013- 2014
Câu 1.
a, Kể tên các thành phần biệt lập trong câu
b, Tìm thành phần biệt lập trong những câu sau
- Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm
- Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất
Câu 2.
Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ cảu em về các tác hại của thuốc lá và rút ra bài học cho bản thân
Câu 3.
Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác
—————————————— Hết ——————————————
Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm học 2013-2014
Câu 1 (1,0 điểm)
Sắp xếp các tác phẩm Đồng chí, Lặng lẽ Sa Pa,Ánh trăng, Bài thơ về tiểu đội xe không kỉnh,Mùa xuân nho nhỏ theo hai chủ đề sau:
a. Hình ảnh người lính qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và thời bình.
b. Hình ảnh người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước.
Cảu 2 (1,0 điểm)
Từ đất trong hai trường hợp (a) và (b) từ nào là nghĩa gốc, từ nào là nghĩa chuyển. Phương thức chuyển nghĩa là gì ?
a. Quê hương anh nước mặn, đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lẻn sỏi đá.
(Chính Hữu, Đồng chí)
b. Ôi! Tổ quốc giang sơn hùng vĩĐất anh hùng của thế kỷ hai mươiHãy kiêu hãnh trên tuyến đầu chổng MĩCó miền Nam anh dũng tuyệt vời!
(Tố Hữu. Miền Nam)
Câu 3 (3,0 điểm)
Suy nghĩ của em về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ hiện nay.
Câu 4 (5,0 điềm)
Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
———————————————– Hết ———————————————–
Đề thi vào lớp 10 môn Văn chuyên Vĩnh Phúc năm 2013
Câu 1 (2,0 điểm).
Phát hiện và sửa chữa các lỗi trong đoạn văn sau:
Chính Hữu là nhà thơ – chiến sĩ. Thế nhưng đã khắc họa thật trân thực, sinh động hình tượng anh bộ đội cụ Hồ. Các anh phải vượt qua bao nhiêu gian nan, thiếu thốn vì vẫn gắn bó bấy nhiêu với nhau trong nghĩa tình đồng chí thiêng liêng.
Câu 2 (3,0 điểm).
Cho câu thơ
Vân Tiên nghe nói liền cười
a. Chép chính xác 5 câu thơ tiếp theo câu thơ trên.
b. Vết đoạn văn ngắn (từ 5-8 câu) trình bày suy nghĩ của em về 2 câu cuối trong đoạn vừa chép.
Câu 3 (5,0 điểm).
Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích.
( Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du, Ngữ văn, 9 tập 1, NXBGDVN, 2012)
—————————————- Hết -—————————————
Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Nghệ An năm học 2013-2014
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:
…(1). Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. (2) Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. (3) Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. (4) Chúng tôi bị bom vùi luôn. (5) Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. (6) Cười thì hàm răng trắng loá trên khuôn mặt nhem nhuốc. (7) Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”.
( Ngữ văn 9, tập 2, NXB GD, 2006, trang 114)
Đoạn văn trên trích ở văn bản nào? Tác giả là ai?Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?Câu văn nào có sử dụng phép nối để liên kết với các câu khác?Tìm các từ láy trong đoạn văn?
Câu 2: ( 3,0 điểm)
Biển cho ta cá như lòng mẹNuôi lớn đời ta tự buổi nào
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá, Ngữ văn 9, tập1, NXB GD, 2011, trang 140)
Từ hai câu thơ trên, em hãy viết mọt đoạn văn ( hoặc bài văn ngắn) với nội dung: Biển như lòng mẹ
Câu 3. (5,0 điểm)Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương
( Nguyễn Dữ, Ngữ văn 9, tập 1, NXB GD, 2011)
—————————————— Hết ——————————————
Đề thi vào lớp 10 môn Văn có đáp án chuyên Lê Quý Đôn Quảng Trị
năm 2013-2014
Câu 1. (1.0 điểm)Hãy kể tên bốn tác phẩm viết về trăng của văn học Việt Nam và chép lại mồi bài một câu thơ có hình ảnh trăng mà em đã được học và đọc thêm trong chương trình THCS.
Câu 2. (2.0 điểm)
Mỗi lần nắng mới hắt bên songXao xác, gà trưa gáy não nùngLòng rượi buồn theo thời dĩ vãngChập chờn sống lại những ngày không.
(Nắng mới – Lưu Trọng Lư)
a. Xác định nghĩa của các từ láy trong đoạn thơ trên.b. Phân tích giá trị của các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 3. (3.0 điểm)Trong tiểu đội nọ có một người lỉnh bị tật ở chân. Anh trở thành mục tiêu chọc ghẹo của đồng đội. Chẳng nói nhiều, anh chỉ buông một câu: “Tôi đến đây để chiến đấu chứ cỏ phải để thi chạy đâu”.
(Bài học vô giá từ những điều bình dị – Francis Xavier)
Em hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện trên.
Câu 4. (4.0 điểm)Đoản thuyền đánh cả của Huy Cận là bức tranh đẹp đẽ về biển cả bao la của Tố quốc. Qua phân tích bài thơ, hãy làm rõ ý kiến trên.
—————————————— Hết ——————————————
File đính kèm:
- De thi vao 10.doc