Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ Văn - Đề số 12 - Năm học 2013-2014

Phần I: ( 4.0 điểm) Cho đoạn văn sau:

“Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn . Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”.

(“Những ngôi sao xa xôi” – Lê Minh Khuê)

1. Đoạn văn trên là lời kể của ai? Kể về điều gì?

(Đoạn văn trên là lời kể của nhân vật chính - Phương Định. Cô kể về công việc có nhiều khó khăn, gian khổ, hiểm nguy của mình và đồng đội mình)

2. Câu: “Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen” dùng biện pháp tu từ gì? Biện pháp tu từ ấy giúp chúng ta hiểu gì về các nhân vật?

(Câu văn dùng biện pháp ẩn dụ. Cụ thể đây là kiểu ẩn dụ hình thức. Biện pháp tu từ này giúp chúng ta hiểu thêm về tinh thần lạc quan của các cô gái trong hoàn cảnh khốc liệt của cuộc chiến tranh. Họ tự vẽ chân dung ngộ nghĩnh của mình để vui cười)

3. Câu văn trên gợi liên tưởng đến những câu thơ nào trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật? Vì sao?

(Câu văn trên làm ta liên tưởng đến câu thơ của Phạm Tiến Duật: “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”. Bởi giống nhau ở tinh thần ngạo nghễ trước lao lung, ở cốt cách kiên cường và lòng lạc quan trong chiến đấu)

4. Từ tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” và những hiểu biết của em về xã hội, hãy nêu suy nghĩ về vai trò của tuổi trẻ Việt Nam trong việc bảo vệ Tổ quốc hiện nay. (Bài viết khoảng nửa trang giấy thi)

(Học sinh mạnh dạn phát biểu suy nghĩ và cảm nhận của riêng mình)

 

docx2 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ Văn - Đề số 12 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm 2014 - Quận Thanh Trì, Hà Nội Phần I: ( 4.0 điểm) Cho đoạn văn sau: “Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn . Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”. (“Những ngôi sao xa xôi” – Lê Minh Khuê) 1. Đoạn văn trên là lời kể của ai? Kể về điều gì? (Đoạn văn trên là lời kể của nhân vật chính - Phương Định. Cô kể về công việc có nhiều khó khăn, gian khổ, hiểm nguy của mình và đồng đội mình) 2. Câu: “Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen” dùng biện pháp tu từ gì? Biện pháp tu từ ấy giúp chúng ta hiểu gì về các nhân vật? (Câu văn dùng biện pháp ẩn dụ. Cụ thể đây là kiểu ẩn dụ hình thức. Biện pháp tu từ này giúp chúng ta hiểu thêm về tinh thần lạc quan của các cô gái trong hoàn cảnh khốc liệt của cuộc chiến tranh. Họ tự vẽ chân dung ngộ nghĩnh của mình để vui cười) 3. Câu văn trên gợi liên tưởng đến những câu thơ nào trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật? Vì sao? (Câu văn trên làm ta liên tưởng đến câu thơ của Phạm Tiến Duật: “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”. Bởi giống nhau ở tinh thần ngạo nghễ trước lao lung, ở cốt cách kiên cường và lòng lạc quan trong chiến đấu) 4. Từ tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” và những hiểu biết của em về xã hội, hãy nêu suy nghĩ về vai trò của tuổi trẻ Việt Nam trong việc bảo vệ Tổ quốc hiện nay. (Bài viết khoảng nửa trang giấy thi) (Học sinh mạnh dạn phát biểu suy nghĩ và cảm nhận của riêng mình) Phần II: ( 6.0 điểm) Cho đoạn thơ: Ngửa mặt lên nhìn mặt Có cái gì rưng rưng Như là đồng là bể Như là sông là rừng. Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình. 1. Những câu thơ trên ở trong tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? ( Những câu thơ trên trích trong bài thơ “Ánh trăng”. Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1978 – 3 năm sau ngày đất nước thống nhất, con người dễ lãng quên quá khứ. Vì vậy, bài thơ cất lên như một lời nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu và lẽ sống ân nghĩa, thủy chung). 2. Trong khổ thơ trên, từ “mặt” nào được dùng với nghĩa gốc, từ “mặt” nào được dùng với nghĩa chuyển? Hãy nêu ý nghĩa của mỗi từ. (Từ “mặt” thứ nhất được dùng với nghĩa gốc: một bộ phận trên cơ thể người, tính từ trán đến cằm của đầu người. Từ “mặt” thứ hai được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ: ánh trăng như khuôn mặt của người bạn quá khứ.) 3. Dựa vào khổ thơ cuối của đoạn thơ trên, viết đoạn văn khoảng 10 – 12 câu theo cách tổng hợp – phân tích – tổng hợp để làm rõ những suy ngẫm sâu sắc và triết lí tác giả. (Đoạn văn có một câu bị động, một câu có thành phần tình thái, gạch chân dưới những câu đó).

File đính kèm:

  • docxDe thi thu vao lop 10 mon Van nam 2014Thanh Tri Ha Noi.docx