Câu 1
a. Trình bày thí nghiệm, phát biểu định luật phân li của Menden.
b. Menden đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình như thế nào ?
Câu 2
a. Nêu những điểm khác nhau về cấu trúc giữa phân tử AND và mARN.
b. Nêu những tính chất đặc trưng và chức năng của phân tử AND.
Câu 3
a. Cơ chế nào đảm bảo cho bộ nhiễm sắc thể của loài ổn định qua các thế hệ ?
b. Hãy chọn chữ cái ( A, B, C, D) đứng trước phương án mà em cho là đúng. Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là:
A- Sự chia đều chất nhân của tế bào mẹ cho hai tế bào con.
B- Sự sao chép nguyên vẹn bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ cho hai tế bào con.
C- Sự phân li đồng đều cromatit về hai tế bào con.
D- Sự phân li đồng đều tế bào chất của tế bào mẹ cho hai tế bào con.
Câu 4
a. Nhân tố sinh thái là gì ?
b. Khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống của cá chép và cá rô phi nuôi trong các ao hồ ở Việt nam người ta thấy:
+ Cá chép chết ở nhiệt độ dưới 2 độ C và trên 44 độ C, phát triển mạnh nhất ở nhiệt độ 28 độ C.
+ Cá rô phi chết ở nhiệt độ dưới 5 độ C và trên 42 độ C, phát triển mạnh nhất ở nhiệt độ 30 độ C.
- Em hãy cho biết sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự sinh trưởng và phát triển của hai loài cá trên tuân theo quy luật sinh thái nào ? Phát biểu quy luật.
- Tính biên độ nhiệt của hai loài trên, vẽ đồ thị về ảnh hưởng của nhiệt độ lên hai loài cá trên.
- Từ đồ thị ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự ảnh hưởng và phát triển của hai loài cá trên em có thể rút ra những nhận xét gì ?
15 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Sở giáo dục và đào tạo Phú Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ozin là 2/3.
a. Tính số lượng từng loại nucleotit của gen B.
b. Tính số lượng từng loại nucleoti của phân tử mARN được tổng hợp từ gen B.
Câu 7 ( 1.0 điểm)
Bệnh mù màu do một gen qui định. Người vợ và chồng đều không mắc bệnh mù màu, sinh ra con, chỉ có con trai mắc bệnh. Xác định kiểu gen của gia đình nói trên, lập sơ đồ lai kiểm chứng ?
Câu 8 ( 2.0 điểm)
Thế nào là giới hạn sinh thái ? Khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống của cá rô phi và cá chép người ta thấy: cá rô phi chết ở nhiệt độ dưới 5 độ C, và trên 42 độ C, sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ 30 độ C. Cá chép chết ở nhiệt độ dưới 2 độ C, và trên 44 độ C, sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ 28 độ C. Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn chịu đựng nhiệt của 2 loài cá trên và từ giới hạn chịu đựng về nhiệt độ có thể rút ra nhận xét gì ?
Câu 9 ( 2.0 điểm)
Hãy nêu những điểm giống và khác nhau giữa hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã và trạng thái cân bằng của quần thể sinh vật.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHÚ THỌ
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2011 – 2012
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1 ( 3.0 điểm)
a. Phân biệt nguyên nhân của hiện tượng đông máu trong hai trường hợp sau:
+ Do máu chảy.
+ Do truyền máu không đúng nhóm máu
b. Tại sao trong cùng một loài những động vật có kích thước càng nhỏ thì tim đập càng nhanh.
Câu 2 ( 1.5 điểm)
Theo quan niệm của Menden F1 có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường cho 4 loại giao tử, đời F2 tạo ra 9 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình. Giải thích tại sao ?
Câu 3 ( 1.5 điểm)
a. Hãy trình bày nguyên nhân làm cho bộ nhiễm sắc thể của loài được giữ nguyên qua nguyên phân và giảm đi một nửa quả giảm phân ?
b. Bộ nhiễm sắc thể của loài được giữ nguyên qua nguyên phân và giảm đi một nửa qua giảm phân có ý nghĩa như thế nào ?
Câu 4 ( 1.5 điểm)
Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong cơ chế di truyền nào ?
Câu 5 ( 1.5 điểm)
Cho biết các mã sao, mã hóa các axit amin như sau:
UUG: triptophan; UAU: tiroxin; AAG: lizin; UXU: xêrin; AUA: Izoloxin: XXX: prolin.
Một gen bình thường điều khiển tổng hợp chuỗi axit amin như sau: xerin – tiroxin – .izoloxin – triptophan – lizin Giả thiết riboxom luôn trượt trên phân tử mARN theo chiều từ trái qua phải và một bộ ba chỉ mã hóa một axit amin.
- Hãy viết trật tự các nucleotit trên phân tử mARN và trật tự nucleotit trên hai mạch đơn của gen tương ứng.
- Nếu gen bị đột biến mất cặp bazo nitric thứ 4, 11, 12 thì các axit amin trong chuỗi axit amin tương ứng sẽ thay đổi như thế nào ?
Câu 6 ( 2.0 điểm)
a. Từ hai dạng lúa có một cặp gen dị hợp ( kiểu gen Aabb và aaBb), người ta muốn tạo giống lúa có hai cặp gen dị hợp ( kiểu gen AaBb). Hãy trình bày các bước để tạo ra giống lúa đó. Trên thực tế sản xuất, người ta sử dụng các bước nói trên với mục đích gì ?
b. Có thể nhận biết bệnh nhân Đao và bệnh nhân tơcno qua đặc điểm hình thái nào ?
Câu 7 ( 3.0 điểm)
a. Hãy cho biết sự thích nghi về mặt hình thái của động vật với nhiệt độ môi trường ở vùng lạnh và vùng nóng. Lấy ví dụ minh họa.
b. Trong cùng thời gian, số thế hệ của một loài động vật biến nhiệt ở vùng nhiệt đới nhiều hơn hay ít hơn số thế hệ của loài đó ở vùng ôn đới ? Giải thích và lấy ví dụ.
c. Các loài tảo biển có nhiều màu sắc khác nhau: tảo lam, tảo lục, tảo nâu, tảo đỏ, tảo vàng Sự khác nhau về màu sắc này có ý nghĩa gì ? Có thể gặp loại tảo nào trước và loại tảo nào sau cùng nếu đi từ mặt biển tới đáy biển sâu ?
Câu 8 ( 3.0 điểm)
Một tế bào chứa gen A và gen B. Các gen này được tái bản sau một số lần nguyên phân liên tiếp của tế bào, chúng đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 139500 nucleotit tự do. Tổng số nucleotit thuộc 2 gen đó có trong tất cả các tế bào con được hình thành sau các lần nguyên phân ấy là 144000. Khi gen A tái bản một lần nó đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp số nucletotit bằng 2/3 số nucleotit cần cho gen B tái bản 2 lần.
a. Xác định số lần nguyên phân của tế bào trên.
b. Tìm chiều dài của gen.
Câu 9 Ở lúa, trong một số phép lai người ta thu được kết quả như sau:
- Phép lai 1: 75% thân cao, hạt tròn : 25 % thân thấp, hạt tròn.
- Phép lai 2: 75 % thân thấp, hạt dài : 25 % thân thấp, hạt tròn.
Hãy xác định kiểu gen của P và F1 ?
Cho biết: Các gen quy định các tính trạng đang xét nằm trên các NST khác nhau.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC THI CHỌN HSG LỚP 9
NĂM HỌC 2011 – 2012
MÔN SINH HỌC
Câu
Nội dung
Điểm
1
a.
- Nguyên nhân của hiện tượng đông máu do chảy máu: Do các sợi tơ máu (fibrin) hình thành khi chảy máu tạo thành một mạng lưới giữ các hồng cầu lại tạo thành cục máu đông.
- Nguyên nhân của đông máu do truyền không đúng nhóm máu: là do chất gây ngưng có trong huyết tương người nhận kết hợp với chất bị ngưng có trong hồng cầu người làm cho hồng cầu bị dính lại.
b. Trong cùng một loài những động vật có kích thước càng nhỏ thì tim đập càng nhanh vì:
- Cường độ trao đổi chất mạnh, nhu cầu đòi hỏi nhiều oxi
- Cường độ trao đổi chất mạnh vì diện tích tiếp xúc của bề mặt cơ thể với môi trường lớn so với khối lượng cơ thể, nên có sự mất nhiệt nhiều.
2
- F1 cho 4 loại giao tử vì mỗi cặp gen dị hợp giảm phân cho 2 loại giao tử. Các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do vì vậy 2 cặp gen dị hợp tạo nên 4 loại giao tử: ( A:a)(B:b) = AB, Ab, aB, ab.
- F2 tạo ra 9 kiểu gen vì mỗi cặp gen ở F2 tạo ra 3 kiểu gen. Vậy 2 cặp gen ở F2 tạo nên 9 kiểu gen theo tỉ lệ ( 1AA: 2Aa: 1aa)(1BB:2Bb:1bb) = 1 AABB: 2AABb: 1Aabb: 1 Aabb: 2 AaBB:4AaBb: 2Aabb: 1aaBB:2aaBb: 1aabb.
- F2 tạo 4 kiểu hình vì ở F2 mỗi tính trạng tạo ra 2 kiểu hình, do đó cả 2 tính trạng tạo nên 2 x 2 = 4 kiểu hình, theo tỉ lệ (3:1)(3:1) = 9:3:3:1
3
- Nguyên nhân làm cho bộ NST giữ nguyên trong nguyên phân: Có sự tự nhân đôi và phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể về hai cực của tế bào.
- Nguyên nhân làm cho bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa trong giảm phân:
+ Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng sự tự nhân đôi của NST chỉ xảy ra có 1 lần.
+ Có sự phân li của hai NST trong cặp NST tương đồng.
- Ý nghĩa:
+ Nguyên phân là cơ chế duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào và qua các thế hệ cơ thể trong sinh sản vô tính.
+ Giảm phân làm cho giao tử chỉ chứa bộ NST đơn bội, khi giao tử đực và cái kết hợp với nhau trong thụ tinh đã khôi phục bộ NST lưỡng bội đặc trưng của loài.
+ Giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ chế duy trì ổn định bộ NST lưỡng bội đặc trưng của loài qua các thế hệ trong sinh sản hữu tính.
4
Nguyên tắc bổ sung thể hiện qua cơ chế di truyền sau:
- Tổng hợp AND: Cuối kì trung gian AND tách đôi nhờ enzim polimeraza cắt liên kết hidro nối hai mạch đơn, các nucleotit ở môi trường nội bào lắp ghép theo NTBS: A liên kết với T và G liên kết với X tạo nên hai phân tử AND giống phân tử AND ban đầu.
- Tổng hợp ARN: Diễn ra trên mạch đơn của gen, dưới tác động của enzim ARN polimeraza cắt đứt liên kết hidro nối hai mạch đơn của gen, đồng thời các nucleotit ở môi trường nội bào vào liên kết với các nucleotit ở mạch gốc của gen theo NTBS A- U, G- X, X-G, T-A.
- Trong cơ chế tổng hợp protein: Các tARN mang các axit amin đi vào riboxom. Một đầu của tARN mang bộ ba đối mã vào khớp với các bộ ba mã sao trên phân tử mARN theo NTBS A với U và G với X và ngược lại.
5
- Trật tự nucleotit của mARN là:
Protein: Xerin – tiroxin – Izoloxin – Triptophan – Lizin
MARN: UXU – UAU – AUA – UUG – AAG - ...
Mạch gốc: AGA – ATA TAT AAX TTX
Mach BS TXT TAT ATA TTG AAG
- Khi gen đột biến mất cặp nucleotit số 4, 11, 12 thì số lượng axit amin trong chuỗi axit amin như sau
Gen đột biến: AGA – TAT – ATA- TTX .
mARN: UXU – AUA – UAU-AAG
Chuỗi axit amin: Xerin – Izoloxin – tirozin – Lizin
Vậy số lượng axit amin sẽ giảm đi 1 axit amin triptophan và có hai axit amin mới xuất hiện. Các axit amin ở vị trí khác không thay đổi.
6
a.
* Các bước tiến hành:
- Bước 1: Cho hai dạng lúa có kiểu gen Aabb và aaBb tự thụ phấn:
+ Từ dạng Aabb khi tự thụ phấn sẽ tạo ra thế hệ lai gồm 3 loại kiểu gen là Aabb, Aabb, aabb.
+ Từ dạng aaBb khi tự thụ phấn sẽ tạo ra thế hệ lai gồm 3 loại kiểu gen là aaBB, aaBb, aabb.
- Bước 2: Tiếp tục cho thế hệ lai tự thụ phấn kết hợp với chọn lọc để thu được hai dòng thuần là AAbb và aaBB.
- Bước 3: Lai hai dòng thuần AAbb và aaBB với nhau để tạo ra con lai khác dòng AaBb.
* Trong thực tế sản xuất, người ta sử dụng các bước nói trên để tạo ra ưu thế lai ở thực vật.
b.
- Bệnh nhân Đao bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè, mắt hơi sâu và một mí, khoảng các hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn.
- Bệnh nhân là nữ lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triền.
7
a.
Động vật hằng nhiệt sống ở vùng lạnh thường có kích thước cơ thể lớn hơn vùng nóng.
Ví dụ: Voi và gấu sống ở vùng lạnh có kích thước cơ thể lớn hơn ở vùng nóng.
Động vật hằng nhiệt sống ở vùng lạnh kích thước các bộ phận bên ngoài cơ thể bé hơn vùng nóng.
Ví dụ: Thỏ ở vùng lạnh có đuôi và tai bé hơn ở vùng nóng.
b.
Giải thích: Vùng nhiệt đới số thế hệ nhiều hơn vùng ôn đới. Vì nhiệt độ môi trường cao thì thời gian phát triển ngắn và thời gian phát triển ngắn thì số thế hệ nhiều.
Ví dụ ở ruồi giấm: Nhiệt độ môi trường là 25 độ C thì chu kì sống là 10 ngày đêm, 18 độ C thì chu kì sống là 17 ngày đêm.
c. Các loại tảo
Sự khác nhau về màu sắc có ý nghĩa thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau ở những tầng nước khác nhau, phù hợp với thành phần quang phổ ánh sáng mặt trời chiếu xuống qua độ sâu của nước biển.
Đầu tiên gặp tảo lục, cuối cùng gặp tảo đỏ.
8
a. Tìm số lần nguyên phân của tế bào
- Số nucleotit của gen A và B: 4500
- Số lượng tế bào con được hình thành: 32 tế bào.
- Số đợt nguyên phân: 5
b. Tìm chiều dài của gen
Na ( 21 -1) = 2/3Nb( 22 – 1). Suy ra: Na = 2 Nb và Na + Nb = 4500
Na = 3000 và Nb = 1500
Vậy chiều dài của gen A là 5100 A0, gen B là 2550 A0.
9
Quy ước gen: A: thân cao/ a: thân thấp; B: dài/ b: tròn
- Phép lai 1: Phân tích tỉ lệ cao/ thấp = 3/1, P: Aa x Aa; tròn = 100%, P: bb x bb.
- Phép lai 2: Phân tích tỉ lệ thấp =100%, P: aa x aa; dài / tròn = 3/1, P: Bb x Bb
Viết sơ đồ lai.
File đính kèm:
- de tinh phu tho cac nam.doc.doc