Đề thi chọn học sinh năng khiếu môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng giáo dục và đào tạo Phù Ninh

Câu 1.

 a. Giải thích vì sao tế bào là đơn vị cấu tạo và cũng là đơn vị chức năng của cơ thể?

 b. Hãy so sánh tế bào động vật với thế bào thực vật? Ý nghĩa của sự giống và khác nhau đó?

Câu 2.

 1. Huyết áp là gì? Nguyên nhân làm tăng huyết áp? Vì sao càng xa tim huyết áp trong hệ mạch càng nhỏ?

2. Ở một người, huyết áp đo được là 120/80, em hiểu về huyết áp của người đó như thế nào?

 3. Vì sao tim hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại chảy được liên tục trong hệ mạch?

Câu 3.

a. Nêu đặc điểm cấu tạo của bạch cầu? Bạch cầu tấn công vi khuẩn, vi rút bằng cách thực bào như thế nào?

b. Trình bày tóm tắt vai trò của các loại bạch cầu trong cơ thể

c. Giải thích vì sao sau khi được tiêm chủng vắcxin đậu mùa thì người ta không mắc bệnh đậu mùa nữa?

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh năng khiếu môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2013-2014 - Phòng giáo dục và đào tạo Phù Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT PHÙ NINH Đề chính thức ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 8 NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn: Sinh học Thời gian làm bài 120 phút (không kể giao đề) Câu 1. a. Giải thích vì sao tế bào là đơn vị cấu tạo và cũng là đơn vị chức năng của cơ thể? b. Hãy so sánh tế bào động vật với thế bào thực vật? Ý nghĩa của sự giống và khác nhau đó? Câu 2. 1. Huyết áp là gì? Nguyên nhân làm tăng huyết áp? Vì sao càng xa tim huyết áp trong hệ mạch càng nhỏ? 2. Ở một người, huyết áp đo được là 120/80, em hiểu về huyết áp của người đó như thế nào? 3. Vì sao tim hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại chảy được liên tục trong hệ mạch? Câu 3. a. Nêu đặc điểm cấu tạo của bạch cầu? Bạch cầu tấn công vi khuẩn, vi rút bằng cách thực bào như thế nào? b. Trình bày tóm tắt vai trò của các loại bạch cầu trong cơ thể c. Giải thích vì sao sau khi được tiêm chủng vắcxin đậu mùa thì người ta không mắc bệnh đậu mùa nữa? Câu 4. a) Phân biệt bệnh bướu cổ do thiếu iốt và bệnh Bazơđô? b) Sơ đồ quá trình điều hòa lượng đường trong máu, đảm bảo giữ Gluco ở mức ổn định nhờ các hooc môn của tuyến tụy? ----------------------------------------Hết-------------------------------------- Chú ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 8 NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn: Sinh học Câu 1 Nội dung a. * Tế bào được xem là đơn vị cấu tạo: Vì mọi mô, cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào . * Tế bào được xem là đơn vị chức năng vì mọi hoạt động sống đều được diễn ra ở đó. + Màng sinh chất giúp tế bào trao đổi chất. + Chất tế bào là nơi diễn ra các hoạt động sống như: . Ti thể là trạm tạo năng lượng. . Ribôxôm là nơi tổng hợp Prôtêin. . Lưới nội chất tổng hợp và vận chuyển các chất . Bộ mấy gôngi thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm . Trung thể tham gia quá trình phân chia tế bào. + Nhân tế bào là nơi điều khiển các hoạt động sống của tế bào . NST là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào . Axit Nucleic là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử. b. So sánh tế bào thực vật với tế bào động vật: * Giống nhau: - Có màng sinh chất và các bào quan. - Nhân gồm màng nhân, nhân con và chất nhiễm sắc. * Khác nhau: Tế bào thực vật Tế bào động vật - Có màng Xenlulozo nên có hình dạng ổn định. - Có diệp lục. - Không có trung thể. - Không bào lớn và có vai trò quan trọng. - Không có màng Xenlulozo nên hình dạng không ổn định. - Không có diệp lục. - Có trung thể. - Không bào nhỏ, ít * Ý nghĩa: Sự giống và khác nhau chứng minh thực vật và động vật có chung nguồn gốc tiến hóa nhưng phát triển thành 2 hướng: dị dưỡng và tự dưỡng. Câu 2: 1. Huyết áp. - Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch khi di chuyển * Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp. - Nguyên nhân thuộc về tim: Khi cơ thể hoạt động, các cảm xúc mạnh, một số hóa chất làm cho huyết áp tăng. - Nguyên nhân thuộc về mạch: Khi mạch kém đàn hồi thì huyết áp tăng. - Nguyên nhân thuộc về máu: Máu càng đặc huyết áp càng tăng * Càng xa tim huyết áp trong hệ mạch lại càng nhỏ vì năng lượng do tâm thất co đẩy máu lên thành mạch càng giảm. 2. Huyết áp người đó là 120/80 là cách nói tắt được hiểu: + Huyết áp tối đa là 120 mmHg/cm2 (lúc tâm thất co) + Huyết áp tối thiểu là 80 mmHg/cm2 (lúc tâm thất giãn) Đó là người có huyết áp bình thường. 3. Tim hoạt động theo nhịp gián đoạn nhưng máu lại được chảy liên tục trong hệ mạch: - Vì khi dòng máu chảy từ động mạch chủ à động mạch nhỏ à mao mạch à tĩnh mạch chủ thì huyết áp giảm dần. Huyết áp cao nhất ở động mạch chủ và giảm dần, huyết áp nhỏ nhất ở tĩnh mạch chủ. Sự chênh lệch về huyết áp làm cho máu vẫn chảy liên tục trong hệ mạch khi tim hoạt động theo nhịp. - Ngoài ra còn do sự co dãn của thành mạch, co bóp các cơ quanh thành tĩnh mạch, sức hút của lồng ngực khi hít vào và sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra. Câu 3: a. Cấu tạo bạch cầu: (2,5 đ) * Cấu tạo bạch cầu (1,5 đ) - Là những tế bào lớn, có kích thích lớn hơn hồng cầu. - Có nhân, có thể có một hay nhiều nhân. - Di chuyển bằng chân giả và dùng chân giả để bắt vi trùng. - Số lượng bạch cầu: khoảng 6000 – 8000/mm3 máu - Bạch cầu sống được từ 2 – 4 ngày. Được tạo ra từ gan, tỳ tạng, hạch bạch huyết và cả tủy xương. * Giải thích: (1,0 đ) Mỗi loại bạch cầu có cách tấn công vi khuẩn, vi rút xâm nhập khác nhau trước khi thực bào. - Bạch cầu đại thực bào dùng chân giả bọc lấy con mồi rồi tiết chất tiêu diệt chúng - Bạch cầu limpho (B,T) tạo kháng thể để vô hiệu hóa con mồi rồi tiêu diệt chúng. b. Tóm tắt vai trò của các loại bạch cầu: (1,5 đ) - Bạch cầu đại thực bào tiêu diệt tế bào già và vi trùng xâm nhập bằng cách thực bào. - Bạch cầu limpho B tạo ra một loại prôêin chống lại các chất tiết ra của vật lạ khi xâm nhập vào cơ thể mà không bị thực bào. - Bạch cầu limpho T tạo ra một loại prôtêin đặc hiệu vô hiệu hóa và tiêu diệt vật lạ khi vật lạ vượt qua limpho B c. Tiêm chủng đậu mùa: (1,0 đ) - Tiêm vắcxin đậu mùa là đưa kháng nguyên (Vi trùng đậu mùa đã được làm chết) vào cơ thể, sự có mặt của kháng nguyên đã kích thích cơ thể tạo ra một chất kháng thể dự trữ. - Khi có vi khuẩn của bệnh đậu mùa xâm nhập vào cơ thể thì chúng không gây bệnh được vì cơ thể đã có kháng thể dự trữ để chống lại. Câu 5: a) Phân biệt bệnh bướu cổ do thiếu iốt với bệnh Bazơđô: (2,0 điểm) Bệnh bướu cổ Bệnh Bazơđô Nguyên nhân (1,0 đ) Do thiếu iốt trong khẩu phần ăn, Tirôxin không tiết ra được, tuyến yên tiết hooc môn thúc đẩy tuyến giáp phải hoạt động mạnh Tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều Tirôxin làm tăng quá trình trao đổi chất, tăng tiêu dùng oxi. Hậu quả và cách khắc phục (1,0 đ) - Tuyến giáp nở to bướu cổ - Cần bổ sung iốt vào thành phần thức ăn. - Nhịp tim tănghồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân, bướu cổ, mắt lồi - Hạn chế thức ăn có iốt. b) Sơ đồ quá trình điều hòa lượng đường trong máu, đảm bảo giữ Gluco ở mức ổn định nhờ các hooc môn của tuyến tụy: (3,0 điểm) Khi đường huyết tăng Khi đường huyết giảm (+) (-) Đảo tụy Tế bào Tế bào Glucagon Insulin Glucozơ Gliconzen Glucozơ Đường huyết giảm Đường huyết tăng đến mức bình thường lên mức bình thường (+) kích thích (-) kìm hãm ____________________________

File đính kèm:

  • docDe thi HSNK Sinh 8.doc