Bước vào năm học 2006-2007 thực hiện Chỉ thị số 32/2006/CT-BGD&ĐT ngày 01/8/2006 của Bộ GD&ĐT về những nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành năm học 2006-2007. Được sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng Giáo dục Thanh Sơn, của Đảng uỷ – HĐND – UBND xã Hương Cần đơn vị trường tiểu học Hương Cần xây dựng đơn vị đạt Chuẩn Quốc gia theo các tiêu chuẩn của Quyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/10/2005 của Bộ GD&ĐT v/v ban hành Quy chế công nhận trường tiểu học đạt Chuẩn Quốc gia.
24 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1556 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực hiện xã hội hoá công tác giáo dục về xây dựng cơ sở vật chất nhà trường trên địa bàn miền núi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HHS cảm thấy tự hào và vinh dự. Nhân lên được sự phấn khởi, niềm tin tưởng của PHHS với nhà trường. Từ hội nghị này đã bầu ra được Ban chấp hành hội CMHS toàn trường gồm 25 đồng chí đã thực sự tâm huyết có trách nhiệm trong công tác giáo dục và Hội CMHS hoạt động thực sự có hiệu quả cao. Có thể nói chưa có bao giờ, chưa có năm học nào mà vai trò của hội Cha mẹ học sinh được đề cao và phát huy hiệu quả đến như vậy. Đây thực sự là đầu tàu, là động lực là guồng máy kéo cả đoàn tàu chuyển mình trong sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Có được như vậy là trên nền cơ sở sự hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp với Ban giám hiệu nhà trường cùng với Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh.
* Kết quả:
Hội Cha mẹ học sinh đã tổ chức được 6 buổi lao động giúp nhà trường san đất, trồng cây, quy hoạch khuôn viên với số ngày công là: 2.700 ngày công. So với năm học trước: + 1.800 ngày công.
ủng hộ tiềm lực cho nhà trường với số tiền trên 60.000.000đ dùng đóng mới 180 bộ bàn ghế học sinh đúng quy cách. Đóng mới 18 bộ bàn ghế trong phòng chờ giáo viên và một số đồ dùng thiết yếu khác.
Xây dựng hệ thống khuôn viên khu Tân Hương, cổng biển trường cả 3 khu, trang trí nội thất trong các phòng học trị giá trên 18.000.000đ.
Mua cây bóng mát và cây cảnh cho cả 3 khu trị giá 4.500.000đ. So với năm trước + 3.000.000đ
II/ Hiệu quả
Như trên đã trình bày ta thấy XHHCTGD về việc xây dựng CSVC và môi trường nhà trường là việc huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành có liên quan đến sự nghiệp giáo dục. Trước hết là nâng cao nhận thức trong xã hội và chuyển đổi được những hành vi xã hội theo nhận thức đó. Đảng uỷ – Chính quyền địa phương nhận thấy rằng học vấn, trí tuệ là tài nguyên quý giá nhất trong mọi tài nguyên của Quốc gia. Tài nguyên đó nằm trong mỗi người dân trách nhiệm đó của các cấp uỷ Đảng là lãnh đạo xã hội làm những gì để cho tài nguyên càng phong phú.
Mặt khác cần thấy rằng cấp uỷ Đảng – Chính quyền địa phương là người đủ tư cách để tập hợp các ngành, các lực lượng xã hội và công việc
chung. Bên cạnh đó đối với các lực lượng xã hội hoá được hoạt động giáo dục và đào tạo thì mới có thể đạt được chất lượng, nhân cách mà xã hội đòi hỏi. Vì vậy mỗi ban ngành, mỗi tổ chức xã hội, mỗi người dân thấy được nhiệm vụ của riêng mình trong việc xây dựng, phát triển giáo dục quốc dân.
Từ những việc làm và bước đi cụ thể trên đơn vị đã làm cho các cơ quan đoàn thể, gia đình và từng người dân có những hiểu biết nhất định về mục tiêu giáo dục. Từ đó nhận thấy trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục.
Từ thực tiễn đã trình bày ở trên khái quát lại xuất phát từ thành công trong XHHCTGD về xây dựng CSVC và môi trường nhà trường, đơn vị chúng tôi đã đạt được hiệu quả bước đầu có tính khẳng định. Đó là toàn bộ hệ thống các phòng học, các phòng chức năng và khuôn viên nhà trường được nâng cấp, cải thiện thay đổi đảm bảo được môi trường sư phạm. Mặc dù chưa phải là môi trường khang trang bề thế song phần nào đó đáp ứng được môi trường cảnh quan sư phạm có tính thẩm mỹ cao, hài hoà cân đối. Đảm bảo Xanh – Sạch - Đẹp. Đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn 3 về Xây dựng CSVC đạt Chuẩn Quốc gia. Đúng như lời của đ/c Quang Dũng đạo diễn và quay phim chương trình thời sự của đài Truyền hình Việt Nam trong dịp về thăm quan và đưa tin phục vụ cho việc tổng kết chương trình kiên cố hoá trường học của Chính phủ có phát biểu: Khi bước chân vào trường tiểu học Hương Cần tôi thấy hội tụ các yếu tố sư phạm – mỗi mét đất, mỗi gốc cây và cả tổng thể khuôn viên nhà trường đều mang tính sư phạm và tính giáo dục cao. Đơn vị nhà trường đã tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của chính phủ, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp giáo dục của địa phương, đơn vị đang thực sự chuyển mình theo nhịp phát triển giáo dục trong cả nước.
Ngoài ra việc xây dựng CSVC và môi trường nhà trường được nhiều cấp quản lý giáo dục: Phòng Giáo dục Thanh sơn, chính quyền địa phương
và bà con nhân dân trong huyện trong xã đánh giá đồng thời ghi nhận kết quả xây dựng và sử dụng phát huy hiệu quả của các nguồn vốn được thụ hưởng.
Tổng hợp kết quả của công tác XHHGD về xây dựng CSVC và môi trường nhà trường mặc dù trong một thời gian tương đối ngắn phải trên dưới 2 năm. Song thu được kết quả thật khích lệ và đó là những con số làm ấm lòng mõi chúng ta – thể hiện sức mạnh của quần chúng của xã hội. Cụ thể:
- Về nhân lực: Huy động trên 3.800 ngày công và nhiều ngày công chỉ đạo khác của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương cùng các cấp quản lý giáo dục.
- Về vật lực: Huy động trên 180 cây cảnh có giá trị cùng các vật dụng khác giúp nhà trường.
- Về tài lực: Huy động các nguồn vốn trong xã họi giúp xây dựng nhà trường tổng cộng là: 1.503.400.000đ.
Các con số trên tuy không lớn về giá trị vật chất thuần tuý song nó có một giá trị vô cùng to lớn trong ý nghĩa của việc XHHCTGD của đơn vị, phần nào đã khẳng định tính hiệu quả đã đóng góp đắc lực trong sự thành công của đơn vị trong việc xây dựng trường đạt Chuẩn Quốc gia.
Phần III: kết luận và kiến nghị
1/ Kinh nghiệm cụ thể:
Trường tiểu học nói riêng và mọi trường học nói riêng về xây dựng CSVC và khuôn viên, môi trường nhà trường là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình giáo dục học sinh. Trong tình hình hiện nay khi mà đất nước ta còn nghèo điều kiện đầu tư cho giáo dục chưa nhiều, cho nên việc đầu tư nguồn lực cho việc xây dựng CSVC và môi trường nhà trường đóng vai trò to lớn trong việc xây dựng CSVC và môi trường cảnh quan sư phạm nhà trường.
Là một Hiệu trưởng đồng thời là một Bí thư chi bộ chỉ đạo một đơn vị đã và đang thực hiện tương đối có hiệu quả XHHCTGD về xây dựng CSVC và môi trường trong trường. Từ thực tiễn đã từng tham mưu và chỉ đạo xây dựng thành công đơn vị trường tiểu học Cự Thắng đạt Chuẩn Quốc gia năm 2001, hiện nay đang tiếp tục tham mưu và chỉ đạo xây dựng đơn vị trường tiểu học Hương Cần đạt Chuẩn quốc gia. Sau một chặng đường chỉ đạo đơn vị trường tiểu học Hương Cần đã tiệm cận rất gần đạt Chuẩn Quốc gia, đang trong thời gian thẩm định và đề nghị kiểm tra công nhận, dự kiến sẽ đạt Chuẩn Quốc gia trong năm 2007. Tôi tự rút ra được một số bài học sau:
1/ Đối với Hiệu trưởng cần phải có trí tuệ, tâm huyết, năng động nhiệt tình và có trách nhiệm với trường. Đặc biệt người Hiệu trưởng cần phải có đạo đức tác phong tốt, trên cơ sở đó cần trau rồi và phát huy những năng lực cần thiết để huy động có hiệu quả các lực lượng xã hội ủng hộ cho giáo dục.
2/ Người Hiệu trưởng cần phải thấm nhuần các tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục, phải quan tâm sâu sắc đến quần chúng, nắm vững phương pháp vận động quần chúng phát huy được ý thức tự giác làm chủ, chủ động vào sức sáng tạo của quần chúng. Người Hiệu trưởng cần phải có năng lực tổ chức tập hợp các lực lượng quần chúng.
3/ Người Hiệu trưởng không những chỉ vững vàng các công tác nội bộ trong trường mà cần phải vươn ra bên ngoài, phát huy tối đa hiệu quả trong công tác đối ngoại, chọn thời cơ kịp thời hợp lý để huy động mọi nguồn lực tham gia xây dựng trường.
4/ Người Hiệu trưởng cần phải biết khơi nguồn động viên, cần gắn trách nhiệm xây dựng CSVC và môi trường nhà trường với Đảng uỷ, Chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và nhân dân.
5/ Cần tạo ra được không khí vui tươi, nhiệt tình say mê của mọi cá nhân, mỗi tổ chức khi vào đến trường đều có cảm giác tự hào là phần việc đó mình được đóng góp, được vun trồng. Từ đó Hiệu trưởng cần phải khéo léo tạo ra cho mọi người, mọi tổ chức cảm thấy rằng mỗi gốc cây, mỗi mét đất đều là của dân, do dân vì dân.
6/ Cần lưu ý khi cần đầu tư vào trường ta cần đầu tư trực tiếp vào phục vụ học sinh trước (bàn ghế và các trang thiết bị trong các phòng hoc) Sau đó mới đến các hạng mục công trình khác (Khuôn viên nhà trường). Từ đó mới có tác dụng thiết thực trong công tác tuyên truyền vì mỗi em học sinh lúc này chính là chủ nhân đồng thời là tuyên truyền đắc lực cho việc XHH công tác giáo dục.
2/ Các kiến nghị và đề xuất:
Sau đây tôi xin có một số ý kiến đề xuất với các cơ quan quản lý cấp trên là:
1/ Cần chú trọng hơn nữa đến sự nghiệp giáo dục. Thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu trong việc đầu tư cơ bản tạo nguồn kinh phí.
2/ Các cấp chính quyền địa phương cần thực sự coi giáo dục là động lực cho sự phát triển. Thực sự quan tâm chỉ đạo sát sao, cụ thể cho giáo dục. Thực sự xây dựng môi trường không phải để trang trí mà coi đó là một phần quan trọng trong việc xây dựng ý thức, nề nếp, kỷ cương, coi đó là một phần nhân tố đem hiệu quả trong công tác giáo dục.
3/ Kết luận chung:
Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người.” Đảng và nhà nước ta chỉ rõ: “Phát triển GD&ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH. Là điều kiện để phát huy nguồn lực con người yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.” Chúng ta đang thực hiện toàn xã hội quan tâm đến giáo dục bằng nhiều con đường trong đó có con đường XHHCTGD. Một trong những nhân tố đó là XHHCTGD về việc xây dựng CSVC và môi trường sư phạm trong nhà trường, từ đó sẽ tạo dựng được ý thức làm chủ ý thức trách nhiệm của giáo viên và học sinh cùng cộng đồng trong mọi hoạt động của nhà trường, tạo nguồn cho những động lực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. “Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước” (Trích Nghị quyết Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam).
Trên đây bằng thực tiễn và tâm huyết của mình tôi đã trao đổi cùng các đồng chí về xã hội hoá công tác giáo dục việc xây dựng CSVC và môi trường nhà trường, do kinh nghiệm bản thân còn ít, năng lực trí tuệ chưa cao, thời gian còn hạn chế bài viết chưa được hoàn chỉnh. Kính mong được sự góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để bài viết được hoàn chỉnh và có hiệu quả thực tiễn hơn.
Xin trân trọng cám ơn!
Hương cần, ngày 19 tháng 3 năm2007
Người viết
Phạm Anh Tuấn
File đính kèm:
- Kinh nghiem chi dao XHH cong tac GD xay dung truong dat Chuan Quoc gia.doc