Bài giảng Ngữ Văn Lớp 10 - Tiết 83, 84: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật - thẩm mĩ.

 

pptx17 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Ngữ Văn Lớp 10 - Tiết 83, 84: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Hoài Đức B Kính chào Cô giáo và các em học sinh lớp 10A8Tiết 83 – 84. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬTI. Ngôn ngữ nghệ thuật1. Khái niệmKhảo sát ví dụ:Bây giờ mận mới hỏi đàoVườn hồng đã có ai vào hay chưa?Cho anh hỏi:Em đã có người yêu chưa?Cách thức: Ngôn ngữ hàm ẩn,ẩn dụ.Ngôn ngữ nghệ thuật.Cách thức: Lời ăn tiếng nói hàng ngày.Ngôn ngữ sinh hoạt.Nội dung: Đều hỏi về việc có người yêu chưaKhái niệm: Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản văn học nghệ thuật.2. Phạm vi sử dụngLời nói hàng ngàyVăn bản nghệ thuậtVăn bản các phong cách ngôn ngữ khác- Nhanh chân lên nào, gớm gì mà chậm như rùa thế?Từ nãy Mỵ thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mỵ trẻ. Mỵ vẫn còn trẻ. Mỵ muốn đi chơi.Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu .Loại ngôn ngữThể loạiĐặc điểmVí dụNgôn ngữ tự sựTruyện ký, tiểu thuyếtMiêu tả, trần thuậtMỗi bước đi, tôi làm điệu nhún nhẩy, rung lên rung xuống hai chiếc râu cho ra kiểu cách con nhà võ.Ngôn ngữ thơCác thể thơ, ca dao, hò vèGiàu hình ảnh, nhạc điệuCông cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.Ngôn ngữ sân khấuKịch, chèo, tuồngTính cá thể hóa“Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải là của tôi này lắm rồi!”3. Phân loại4. Chức năngTrong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàngNhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn .Nơi sinh sống cấu tạoHương vị và sự trong sạch của cây sen Khẳng định và nuôi dưỡng một tư tưởng,cảm xúc : cái đẹp có thể hiện hữu và bảo tồntrong môi trường có nhiều cái xấu .Đặc điểm tính chất của sự vật sự việc,hiện tượngBiểu hiện cái đẹp Và khơi gợi nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ CHỨC NĂNG THÔNG TINCHỨC NĂNG THẨM MĨĐọc phần ghi nhớ sách giáo khoa Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật - thẩm mĩ.II. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuậtTính hình tượngKhái niệm: Tính hình tượng là đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật.Ví dụ: SGK. Trang 98Để tạo ra hình tượng ngôn ngữ, người viết thường dùng rất nhiều phép tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránhẨn dụHoán dụSo sánhThuyền về có nhớ bến chăngBến thì một dạ khăng khăng đợi thuyềnĐàn bà dễ có mấy tayĐời xưa mấy mặt đời này mấy gan.Bây giờ em đã có chồngNhư chim vào lồng như cá cắn câuCá cắn câu biết đâu mà gỡChim vào lồng biết thuở nào ra.(Ca dao) Như một kết quả tất yếu của tính hình tượng, ngôn ngữ nghệ thuật có tính đa nghĩa. Ví dụ: “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”.(Thơ Trần Đăng Khoa) Tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật có quan hệ mật thiết với tính hàm súc: lời ít mà nghĩa sâu xa, rộng lớn Ví dụ: “Bây giờ trâm gãy gương tan Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân.”(Truyện Kiều- Nguyễn Du)2. Tính truyền cảm Tính truyền cảm trong ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện ở chỗ làm cho người đọc, người nghe cùng vui, buồn, yêu thích như chính người viết. Tạo nên sự đồng cảm, cuốn hút người đọc, người nghe. Ví dụ: Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm  Có những ngày trốn học bị đòn roi...  Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất  Có một phần xương thịt của em tôi. (Trích Quê hương – Giang Nam).3. Tính cá thể hóa Các nhà văn, nhà thơ khi sử dụng ngôn ngữ thì mỗi người lại thể hiện một giọng riêng, một phong cách riêng, không dễ bắt chước, pha trộn. Ví dụ:Em trở về đúng nghĩa trái tim em Là máu thịt, đời thường ai cũng có Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.(Tự hát)Xuân QuỳnhHôm qua em đi tỉnh về  Đợi em ở mãi con đê đầu làng  Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng  Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi! (Chân quê)Nguyễn Bính3. Tính cá thể hóa Tính cả thể hóa còn được thể hiện ở vẻ riêng trong lời nói của từng nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật; ở nét riêng trong cách diễn đạt từng sự việc, hình ảnh, tình huống... Tạo ra những sáng tạo mới lạ không trùng lặp. Ví dụ :       Hắn dõng dạc:      - Tao muốn làm người lương thiện !      Bá Kiến cười ha hả:      - Ồ tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ.      Hắn lắc đầu:      - Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ có một cách... biết không! Chỉ có một cách là... cái này biết không ! Ghi nhớ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có ba đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm và tính cá thể hóaIII. Luyện tậpBài tập 3. “Nhật ký trong tù” // một tấm lòng nhớ nước.(Theo Hoài Thanh) (biểu hiện, phản ánh, thấm đượm, canh cánh, bộc lộ)Ta tha thiết tự do dân tộc Không chỉ vì một dải đất riêng Kẻ đã // trên mình ta thuốc độc // màu xanh cả Trái Đất thiêng. (Theo Tố Hữu) - Dòng 3 (gieo, vãi, phun, rắc) - Dòng 4 (hủy, diệt, tiêu, triệt, giết)“Nhật ký trong tù” canh cánh một tấm lòng nhớ nước.Ta tha thiết tự do dân tộc Không chỉ vì một dải đất riêng Kẻ đã rắc trên mình ta thuốc độc Giết màu xanh cả Trái Đất thiêngCHÂN THÀNH CẢM ƠNSỰ CHÚ Ý LẮNG NGHE CỦA CÔ GIÁO VÀCÁC EM HỌC SINH!

File đính kèm:

  • pptxPhong cách ngôn ngữ nghệ thuật.pptx