Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tràng Giang (Huy Cận) - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Anh Tề

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Gíup HS:

- Cảm nhận được nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương đất nước của tác giả.

- Thấy được màu sắc cổ điển trong một bài thơ mới.

B- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

Phân tích, gợi mở, bình giảng.

C- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

Nếu Xuân Diệu say đắm, cuống quít, vội vàng tận hưởng tuổi trẻ, tận hưởng cuộc sống thì Huy Cận lại rất nhạy bén trước nỗi sầu, nỗi cô đơn. Hai người là bạn thân của nhau nhưng hai hồn thơ mang hai phong cách khác nhau. Chúng ta đã tìm hiểu hồn thơ Xuân Diệu qua bài “Vội vàng”, hôm nay ta sẽ tìm hiểu hồn thơ Huy Cận qua bài “Tràng Giang”.

 

docx5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 10 - Tràng Giang (Huy Cận) - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Anh Tề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc văn Sinh viên TT: Đỗ Thị Thu Tâm Tiết Gíao viên HD: Nguyễn Anh Tề Tuần: Ngày soạn: 14/2/2014 TRÀNG GIANG HUY CẬN MỤC TIÊU BÀI HỌC: Gíup HS: Cảm nhận được nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, nỗi sầu nhân thế, niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và tình cảm đối với quê hương đất nước của tác giả. Thấy được màu sắc cổ điển trong một bài thơ mới. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phân tích, gợi mở, bình giảng. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Nếu Xuân Diệu say đắm, cuống quít, vội vàng tận hưởng tuổi trẻ, tận hưởng cuộc sống thì Huy Cận lại rất nhạy bén trước nỗi sầu, nỗi cô đơn. Hai người là bạn thân của nhau nhưng hai hồn thơ mang hai phong cách khác nhau. Chúng ta đã tìm hiểu hồn thơ Xuân Diệu qua bài “Vội vàng”, hôm nay ta sẽ tìm hiểu hồn thơ Huy Cận qua bài “Tràng Giang”. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Giới thiệu chung Gọi HS đọc tiểu dẫn trong SGK Nêu một số nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác nhà thơ Huy Cận? GV định hướng, tóm tắt một số nét chính Dựa vào SGK em hãy cho biết xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Tràng giang? GV bình giảng: Lòng tác giả dấy lên nỗi buồn nhớ quê hương da diết vì thời gian này ông đang xa nhà,trọ học tại Hà Nội. Hoạt động 2: TÌM HIỂU VĂN BẢN GV gọi HS đọc văn bản GV nhận xét cách đọc của HS Em có nhận xét gì về nhan đề của bài thơ? Gv nhận xét, bình giảng: Bài thơ lúc đầu có tên là “Chiều trên đê”,viết bằng thể thơ lục bát. Nhưng sau đó tác giả đã đổi tên thành “Tràng giang” và đổi thành thể Thất ngôn Đường luật. Em hiểu như thế nào về lời đề từ của bài thơ? Nó có quan thế nào đối với toàn tác phẩm? Theo em, nội dung chính của khổ 1 là gì? Em hãy tìm những chi tiết miêu tả dòng sông, các từ láy và các hình ảnh đối lập qua ba câu thơ đầu? Nó gợi lên cho người đọc cảm xúc gì? Ở câu 4 tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Nó có tác dụng gì? Gọi HS đọc diễn cảm khổ 2 Bức tranh thiên nhiên trong hai câu đầu được miêu tả bằng những hình ảnh và âm thanh nào ? Cảm xúc của tác giả đằng sau những chi tiết đó? Những hình ảnh trong hai câu cuối có gì đặc sắc, mới mẻ? Gv bình giảng Vẻ đẹp của bầu trời thu quê hương ta đã trở thành vẻ đẹp của thi ca dân tộc: “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao” (Thu vịnh); “Trời cao xanh ngắt – Ô kìa” (Tiếng sáo Thiên Thai); Thi sĩ Huy Cận lại nhận diện bầu trời không phải là cao mà là sâu, “sâu chót vót”. Qua những hình ảnh miêu tả không gian như thế,nỗi buồn của tác giả thể hiện như thế nào? Em hãy nêu cảm xúc chung của khổ thơ 3? Trong khổ thơ thứ 3, những hình ảnh càng gợi thêm nỗi sầu vô tận. Em hãy tìm những hình ảnh đó? Qua câu thơ thứ 3, gợi cho em điều gì về nỗi niềm của thi sĩ? Gọi HS đọc diễn cảm khổ thơ Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện trong khổ thơ này là gì? Tìm những hình ảnh thơ cổ điển và biện pháp nghệ thuật ở hai câu đầu? Nhận xét về bức tranh thiên nhiên qua 2 câu thơ này? Hai câu thơ cuối bộc lộ nỗi niềm gì của tác giả? Em hãy nêu những nét nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Hoạt động 3: Tổng kết Gọi HS đọc ghi nhớ Hoạt động 4: củng cố, dặn dò HS đọc HS trả lời HS lắng nghe, ghi chép HS trả lời HS đọc HS suy nghĩ, trả lời HS lắng nghe, ghi chép Hs suy nghĩ, trả lời Hs phát hiện, trả lời Hs phát hiện, trả lời HS đọc HS tìm, trả lời HS phát biểu HS lắng nghe, ghi chép HS suy nghĩ, trả lời HS suy nghĩ, trả lời HS suy nghĩ,trả lời HS trả lời HS lắng nghe,ghi chép HS đọc HS suy nghĩ,trả lời Hs phát biểu HS phát biểu, ghi chép HS phát biểu HS đọc HS lắng nghe, ghi chú. I- Giới thiệu chung Tác giả: a) Cuộc đời: -Tên khai sinh là Cù Huy Cận (1919-2005), quê ở Hương Sơn, Hà Tĩnh. - Thuở nhỏ học ở quê rồi vào Huế học hết trung học. Năm 1939 ông ra Hà Nội học ở trường CĐ Canh nông. - Từ năm 1942 ông tích cực tham gia cách mạng - Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng. b) Sự nghiệp: - Trước CMT8: là đại biểu xuất sắc của phong trào thơ Mới với hồn thơ buồn ảo não: Lửa thiêng, Kinh cầu tự, Vũ trụ ca.. - Sau CMT8: Niềm vui, tin yêu cuộc sống: Trời mỗi ngày lại sáng, đất nở hoa.. => Huy Cận là một nhà thơ tài hoa và là một nhà hoạt động xã hội, văn hóa có uy tín lớn. - Ông được phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. 2. Tác phẩm: - Xuất xứ: In trong tập “Lửa thiêng”, là một trong những bài thơ tiêu biểu và nổi tiếng nhất của Huy Cận trước CMT8 và trào lưu thơ thơ lãng mạn giai đoạn 1930- 1945. - Hoàn cảnh sáng tác: Một buổi chiều thu năm 1939, tứ thơ Tràng giang đã hình thành khi Huy Cận đứng ở bờ nam bến Chèm nhìn ngắm cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, bốn bề bao la, vắng lặng và nghĩ về kiếp người nổi trôi. Bài thơ được hoàn thành sau 13 lần chỉnh sửa. II- TÌM HIỂU VĂN BẢN: Nhan đề và lời đề từ: a) Nhan đề: - “ Tràng giang” : con sông dài và rộng - Dùng “Tràng giang” ≠ “Trường giang”: điệp vần “ang” tạo âm hưởng cổ kính vang xa → đây chính là âm hưởng của nỗi buồn mênh mang trãi dài bài thơ. b) Lời đề từ: - Cảnh: trời rộng, sông dài→không gian rộng lớn. - Tình: bâng khuâng, nhớ→ nỗi buồn, nỗi sầu => Nhan đề và lời đề từ đã định hướng cho cảm xúc chủ đạo của bài thơ: nỗi buồn trước không gian rộng lớn. Mỗi khổ thơ là một cách triển khai khác nhau về nỗi buồn. 2. Khổ 1: Nỗi buồn sông nước: -Ba câu đầu: + Hình ảnh: thuyền, nước, sóng.→ hình ảnh quen thuộc. + Từ láy “điệp điệp”, “song song”: nỗi buồn da diết, triền miên + Biện pháp đối lập: ● “thuyền xuôi mái” >< “nước song song”: thuyền buông trôi, dòng nước cũng hờ hững với thuyền. ● “thuyền về” >< “ nước lại → Những thi liệu quen thuộc, gợi sự chia li, xa cách, buồn vô tận. Câu 4: “Củi/một cành khô/lạc mấy dòng” - Đảo ngữ, ẩn dụ, đối lập: “củi một cành khô”: hình ảnh mới mẻ→nhấn mạnh sự nhỏ bé. - “Một cành >< không gian mênh mông. → Gợi lên kiếp người nhỏ bé, vô định trôi dạt giữa dòng đời. => Không gian rộng lớn, mênh mông, sự vật chia lìa, xa cách. 3. Khổ 2: Nỗi buồn thấm sâu vào không gian, cảnh vật - 2 câu đầu: + “lơ thơ cồn nhỏ”, “gió đìu hiu”: từ láy: thiên nhiên hoang vắng, thưa thớt. + Âm thanh: “ Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều ”: lấy động tả tĩnh, câu thơ vừa như là câu hỏi, vừa như câu cảm thán. → Cảnh vật mênh mông, hiu quạnh, vắng bóng con người. - 2 câu cuối: có giá trị tạo hình đặc sắc + “nắng xuống” >< “trời lên”: gợi cả chiều sâu lẫn chiều cao + “sâu chót vót”:không gian được mở rộng và đẩy cao thêm.→cách diễn đạt mới có giá trị tạo hình. + Hình ảnh “sông dài”,”trời rộng” >< “bến cô liêu”:cảnh vật càng thêm lẻ loi, trơ trọi trước không gian bao la. => Nỗi buồn thấm sâu vào không gian ba chiều (rộng, sâu, cao). Con người trở nên nhỏ bé, lạc lõng, rợn ngợp trước vũ trụ rộng lớn. 4. Khổ 3: Nỗi buồn trước cuộc đời, trước nhân thế. - Hình ảnh: + “ Bèo dạt...hàng nối hàng”:cánh bèo nhỏ bé, trôi nổi→ ẩn dụ chỉ thân phận kiếp người lênh đênh, vô định. + “ không cầu”, “không đò”: hai lần phủ định→ không có sự liên lạc giữa đôi bờ, không bóng dáng con người. + “ Lặng lẽ...bãi vàng”: thiên nhiên xa vắng, hoang vu - Tâm trạng: Không có “niềm thân mật”: niềm khát khao giao hòa với tình đời, tình người => Không gian được đẩy đến tận cùng của sự hoang vắng, cô liêu, không có bóng dáng con người. 5. Khổ 4: Nỗi buồn nhớ quê nhà và lòng yêu nước thầm kín - Hai câu đầu: + Những hình ảnh thơ cổ điển: mây núi, cánh chim, bóng chiều +cánh chim >< mây cao, núi bạc Nhỏ bé,lẻ loi >< bao la,hùng vĩ →Thiên nhiên đẹp, hùng vĩ nhưng lại càng tô đậm thêm sự nhỏ bé, cô độc của thi sĩ trước không gian. - Hai câu cuối: + “lòng quê dợn dợn”: tình cảm với quê hương dâng trào theo từng con sóng. + “Không khói...cũng nhớ nhà”: Lấy ý thơ từ bài Hoàng Hạc Lâu Của Thôi Hiệu: “ Quê hương khuất bóng hoàng hôn- Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”→ Thôi Hiệu nhớ quê vì có khói lam chiều. Còn Huy Cận không có khói hòng hôn vẫn nhớ nhà. → Bộc lộ tình yêu quê hương thường trực, mãnh liệt, da diết trong lòng tác giả. => Tấm lòng mang nặng tình yêu quê hương đất nước của người con xa xứ → cái Tôi hiện đại trong thơ của Huy Cận. 6. Nghệ thuật: - Kết hợp nhuần nhị giữa bút pháp cổ điển và hiện đại. - Thể thơ thất ngôn Đường luật trang nghiêm,cổ kính với cách ngắt nhịp 4/3 - Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật độc đáo: đối lập, từ láy... III- TỔNG KẾT: Ghi nhớ: (SGK)

File đính kèm:

  • docxgiao an trang giang.docx