1 . Đọc mẫu :
- Muốn đọc mẫu chính xác , gv phải làm chủ được âm thanh giọng đọc của mình . Đó là biết làm chủ về ngữ điệu , cường độ , cao độ để đọc diễn cảm
- GV phải đọc đúng , đọc diễn cảm một cách chắc chắn .
2 . Tổ chức luyện đọc theo lệnh của gv :
- Lệnh của gv phải rõ ràng , ngắn gọn , dễ hiểu , khi lệnh đọc nối tiếp câu bắt đầu từ em A hay em B theo hàng dọc hay theo bàn , bắt đầu từ bàn1 hay bàn 2 của dãy nào ? hàng nào ? cũng đều rất phải cụ thể .
- Lệnh đọc đoạn cũng vậy , gv cũng phải lệnh rõ ràng dứt điểm , qua mỗi lần bạn đọc tất cả hs đều chú ý cách đọc của bạn . Gv chú ý sửa sai cho hs khi đọc câu văn dài , câu văn có từ gợi tả , gợi cảm .
- Trong lệnh đọc nhóm , gv phải đảm bảo em nào cũng được đọc từng đoạn và đọc trọn vẹn cả bài .
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao hiệu quả giờ dạy học Tập đọc lớp 2,3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài tập cho về nhà làm. (Chọn trong SGK, SBT hay GV soạn ra.)
- Gợi ý gì đối với từng bài tập cho học sinh yếu, học sinh giỏi?
c) Thực hiện nội dung đã nêu ở trên trong tiết luyện tập.
Tiến trình được thực hiện trên lớp thế nào để phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học.
---------------------------------------
QUY TRÌNH MỘT TRÒ CHƠI SINH HOẠT TẬP THỂ : 1.- Ổn định: Để tập trung sự chú ý của vòng tròn (người tham gia chơi), người quản trò cần tạo sự tập trung, ổn định bằng hai yếu tố : tiếng động (thường gặp) và hình dáng.Tiếng động: Cho vòng tròn hát, một trò chơi băng reo hoặc trò chơi phản xạ từ thấp lên cao.Hình dáng: Ngưòi quản trò bước ra vòng tròn với dáng điệu ngộ nghĩnh, duyên dáng cũng tạo sự thu hút chú ý của vòng tròn. 2.- Giới thiệu trò chơi: Có thể L ồng ghép trò chơi vào các câu chuyện cổ tích, chuyện vui để tạo sự háo hức, hứng thú. Tuy nhiên cần ngắn gọn và hấp dẫn.3.- Hướng dẫn cách chơi, luật chơi: Tuỳ theo mỗi trò chơi mà quản trò linh động hướng dẫn. Có những trò chơi phức tạp cần hướng dẫn đầy đủ trước rồi mới chơi, nhưng cũng có những trò chơi đơn giản thì có thể chơi ngay, vừa chơi thừ vừa giải thích, làm sao cho dễ hiểu, dễ nắm mới thu hút người chơi.4.- Chơi thử (chơi nháp):Rất quan trọng nhưng cần lưu ý :- Nếu thử nhiều: khi chơi thật sẽ nhàm chán.- Nếu không chơi thử hoặc chơi thử quá ít thì người chơi chưa nắm được cách chơi sẽ gây khó khăn cho ni quản trò khi hướng dẫn chơi.5.- Chơi: - Khi chơi ngươi quản trò nên cùng chơi với vòng tròn để tránh khoảng cách và động viên khích lệ người chơi cần trọng tài.- Khi chơi ngươi quản trò phải quan sát ngưòi chơi (vòng tròn) nhất là khi chơi với trẻ em để biết được thái độ, cử chỉ, phong cách … từ đó giáo dục điều chỉnh phong cách của mình (quản trò).- Trong quá trình chơi, quản trò có thể chuyển hướng khác với dự kiến ban đầu một ít thì người quản trò nên linh động khéo léo dẫn đắt. Đừng quá nguyên tắc, cứng ngắt làm mất vui, mất không khí sinh hoạt.- Người quản trò phải công bằng xử lý tình huống một cách khách quan, không thiên vị, không quá dễ dãi.- Tác phong người quản trò phải chuẩn mực, ngôn ngữ phải sư phạm không thô thiển, phong cách vui tươi, dí dỏm, duyên dáng.- Trò chơi hình phạt: Hãy quan niệm hình phạt là một trò chơi nhỏ, đừng nên bắt ép quá đáng mà nên khuyến khích động viên người bị phạt tham gia.6.- Ngừng đúng lúc: Cần phải biết lúc nào ngừng trò chơi (do kinh nghiệm quan sát, kinh nghiệm chơi). Đảm bảo sức khỏe cho ngơi chơi, tạo sự luyến tiếc cho lần chơi sau. Đừng để người chơi nhàm chán, than mệt và ngán chơi. LƯU Ý: Trước khi tổ chức thực hiện các trò chơi, cần nắm lại đầy đủ tình hình các đối tượng dự chơi (những ai đau yếu, mệt mỏi, thiếu vắng …) nơi chơi (có gì thay đổi đột xuất), dụng cụ mang theo (đủ, thiếu, tốt, hư hỏng …)
---------------------------------------
Một số giải pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu
- Học sinh yếu là một tồn tại khách quan, một phần do giáo viên chưa quan tâm đúng mức, chưa giúp đỡ kịp thời để các em hổng kiến thức cơ bản. Một phần là do các em không thích học, không biết cách học dẫn đến ngày một tụt hậu so với trình độ chung của lớp.- Không kể nguyên nhân do đâu, giúp đỡ học sinh yếu là việc làm cần thiết, không nóng vội, có lộ trình hợp lý, có biện pháp hiệu quả và kịp thời, có kế hoạch riêng cho mỗi học sinh.1- Đối với Học sinh- Đi học phải chuyên cần, nghỉ học phải có lý do chính đáng.- Học bài, làm bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.- Trong giờ học tập trung nghe cô giáo giảng bài, tích cực tham gia xây dựng bài.2- Đối với phụ huynh- Theo dõi và kiểm tra bài vở của con em mình.- Giúp đỡ HS trong quá trình học tập ở nhà, phải có thời gian biểu cho HS.- Đôn đốc, động viên con em đi học chuyên cần.- Có sự kiểm tra và chuẩn bị cho con em trước khi đến trường.- Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp để nắm được tình hình học tập của con em mình, từ đó giáo viên chủ nhiệm cùng trao đổi với phụ huynh để tìm biện pháp tốt nhất cho con em mình học tập.3- Đối với giáo viênGiáo viên là người chủ đạo trong việc khắc phục học sinh yếu, thành hay bại là phần lớn do giáo viên. Vì vậy giáo viên là người hết sức quan trọng trong việc khắc phục học sinh yếu. Giáo viên được ví như một người huấn luyện viên trưởng.Vì vậy giáo viên cần lưu ý một số biện pháp sau :- Lập danh sách học sinh yếu báo cáo cho Tổ Khối Trưởng, Theo mẫu :TT Họ tên HS Môn Tiếng Việt Môn Toán Con ông bà Nơi ởKhông biết đọc Không biết viết Đọc kém Viết kém Không biết tính Tính kém 1 2 - Phân tích nguyên nhân từ đâu? Để từ đó có biện pháp khác phục hợp lý và có hiệu quả.- Đề xuất với Tổ Khối Trưởng, nhà trường về cách khắc phụ để tất cả cùng tập trung giải quyết có hiệu quả tốt nhất.- Chủ động gặp phụ huynh trao đổi về việc học tập của HS, cùng với phụ huynh tìm biện pháp khắc phục.- Tiếp theo giáo viên lập kế hoạch phụ đạo học sinh yếu ngoài giờ học chính khóa có thể ở trường, ở nhà (đề xuất với Tổ Khối Trưởng, nhà trường, phụ huynh...)- Trong tiết dạy học bình thường giáo viên soạn bài nhất thiết phải có kế hoạch dạy học cho những học sinh yếu. Kế hoạch dạy học cho học sinh yếu phải phù hợp với trình độ học sinh đó, không nên dạy những vấn đề hoặc kiến thức của lớp đó mà có thể dạy kiến thức của lớp dưới. Ví dụ:+ Học sinh không đọc được các bài tập đọc. Vậy giáo viên phải có kế hoạch dạy cho em đó trong tiết tập đọc. Có nhiều cách để lập kế hoạch dạy cho em đó. Ví dụ :
Trong tiết tập đọc giáo viên vẫn dạy bình thường, đến phần luyện đọc giáo viên cũng gọi em đó đọc nhưng chỉ đọc một chữ cái, âm, vần, ghép tiếng dần dần học sinh đọc được và nâng cao dần lên (tập đọc). Trong phần tìm hiểu bài cũng cho các em học sinh yếu tham gia bình thường nhưng chi hỏi những câu dễ và gần gủi các em để các em trả lời được. + Đối với phân môn chính tả: trong lớp học có học sinh viết không kịp hoặc không biết viết, khi giáo viên day tiết chính tả thi cần lưu ý đến e đó không thể để e đó ngaoì tiết học. Ví dụ khi giáo viên đọc cho HS viết thì đối với học sinh yếu giáo viên cho học sinh mở SGK để tập chép. Hoặc trong lớp học có nhiều em học sinh yếu về viết, viết rất chậm thì giáo viên đọc thật chậm và chỉ cho học sinh viết vài câu là đủ rồi, không nhất thiết phải đọc hết bài, còn bài tập cho học sinh học ở nhà.+ Môn Toán: trong một tiết học chúng ta phải cho tất cả các em hoạt động cho dù học sinh yếu hay giỏi bằng nhiều cách để lôi cuốn các em tham gia vào hoạt động học, trách tình trạng giáo viên để học sinh ngoài lề. Ví dụ trong một tiết học đến phần bài tập giáo viên phân ra từng đối tượng học sinh. Bài tập 1 cho nhóm yếu làm, bài 2 nhóm TB, bài 3 nhóm khá giỏi, như vậy hy vọng mới khắc phục dần tình trạng học sinh yếu. Nếu giáo viên cứ cho học sinh hoạt động bình thường từ bài 1 đến bài 3-4 thì học sinh yếu không biết gì và thậm chí bỏ học vì chán. Hoặc trong lớp học có học sinh yếu (không nắm kiến thức lớp học dưới) với đối tượng này khi dạy giáo viên lưu ý : trong phần bài mới cho học sinh theo dõi bình thường, đến phần bài tập, hay là tiết luyện tập giáo viên cho những đối tượng này làm các bài tập mà kiến thức liên quan lớp dưới, học cho học sinh nhắc lại kiến thức cũ. Ví dụ khi học sinh làm bài tập 35 x 6 = ? với bài này học sinh làm không được thì chứng tỏ học sinh không thuộc bảng nhân 6. Vậy giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại bảng nhân 6 cho thuộc. Nói chung học sinh hỏng kiến thức ở dâu thì giáo viên phải có kế hoạch ôn tập, bổ sung ở đó- Phân công HS khá, giỏi giúp đỡ bạn ở trường, ở nhà. Tạo ra các nhóm học tập, thi đua trong các nhóm có học sinh yếu.- Động viên, tuyên dương kịp thời học sinh có tiến bộ.- Trong buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng (2 tuần/lần) giáo viên chủ nhiệm báo cáo tiến độ tiếp thu bài của những học sinh yếu cho Tổ Khối Trưởng và giáo viên trong khối, từ đó giáo viên nào còn vướn mắc thì được tập thể giáo viên trong khối góp ý bổ sung.4- Đối với Tổ Khối Trưởng- Tập hợp danh sách học sinh yếu báo cáo Nhà trường.- Họp tổ khối để cùng phân tích nguyên nhân, bàn kế hoạch khắc phục học sinh yếu.- Đề xuất với nhà trường về cách khắc phục học sinh yếu.- Tổ chức chuyên đề “khắc phục học sinh yếu”.- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra các biện pháp khắc phục HS yếu.- Giao trách nhiệm cho từng giáo viên và báo cáo thường xuyên cho nhà trường.- Hàng tháng sinh hoạt chuyên môn với nhà trường (họp tổ khối) thì Tổ Khối Trưởng báo cáo tiến độ tiếp thu của những em học sinh yếu..5- Đối với BCH hội phụ huynh- BCH hội mời phụ huynh có con em học yếu họp bàn về cách khắc phục.- BCH hội có biện pháp hỗ trợ về vật chất cho giáo viên, học sinh (nếu có).- BCH hội thường xuyên trao đổi với phụ huynh có con em học yếu, với giáo viên, với nhà trường.- Đặc biệt thường xuyên động viên, đôn đốc phụ huynh đưa con đi học chuyên cần.6- Đối với Trưởng thôn, UBND xã- Nhà trường thường xuyên báo cáo về những phụ huynh không quan tâm hoặc để con em ở nhà đi học không chuyên cần. Từ đó thôn, UBND xã có biện pháp nhắc nhở, động viên những phụ huynh này.- Cần có biện pháp hỗ trợ vật chất cho những gia đình gặp khó khăn.7- Đối với nhà trường- Tổng hợp danh sách học sinh yếu theo khối lớp báo cáo UBND xã, BCH hội phụ huynh, Phòng GD.- Họp hội đồng sư phạm để tìm biện pháp tối ưu nhất khắc phục học sinh yếu.- Mời phụ huynh có học sinh yếu, BCH hội, đại diện UBND xã, các thôn trưởng, giáo viên có học sinh yếu, Tổ Khối Trưởng để bàn biện pháp khắc phục học sinh yếu, đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng không chỉ của nhà trường mà toàn xã hội.- Duyệt kế hoạch giảng dạy và phụ đạo học sinh yếu.- Thường xuyên kiểm tra việc giáo viên phụ đạo ở trường, ở nhà.- Tổ chức chuyên đề “khắc phục học sinh yếu”.- Có biện pháp hỗ trợ vật chất cho học sinh, giáo viên (nếu có).- Thường xuyên họp với BCH hội, UBND xã, thôn trưởng, giáo viên, phụ huynh có học sinh yếu để đánh giá kết quả đạt được, từ đó có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp.- Thường xuyên báo cáo cho Phòng GD về tiến độ chất lượng học sinh yếu.
File đính kèm:
- Tích luỹ chuyên môn.doc