Đề tài Một số kinh nghiệm về dạy tập đọc lớp 2

Trong chương trình tiểu học môn Tiếng Việt giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là môn học có chức năng “kép”(vừa là môn công cụ, vừa là môn khoa học). Tiếng Việt là môn chiếm thời lượng lớn nhất 10/22 tiết. Riêng phân môn tập đọc lại chiếm 3/10 tiết. Các bài tập đọc trong sách giáo khoa là nguồn ngữ liệu sinh động giúp học sinh tiếp xúc với vẻ đẹp Tiếng Việt trong hàng trăm tình huống giao tiếp khác nhau, từ đó học sinh được học và cách biết dùng Tiếng Việt chính xác tinh tế – biểu cảm

doc10 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2411 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm về dạy tập đọc lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọng trong sinh hoạt, bước vào nhà trường, trẻ em làm quen với hoạt động học tập với những yêu cầu cao hơn. Chúng ta – những nhà sư phạm thấy rằng nếu biết sử dụng kết hợp hình thức trò chơi trong học tập sẽ đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy trò chơi được sử dụng trong các tiết dạy học có tác dụng tích cực nhằm làm thay đổi hình thức học tập. Thông qua trò chơi không khí lớp học trở nên thoải mái, dễ chịu .Việc tiếp thu kiến thức của học sinh trở nên tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên giáo viên cũng cần biết tổ chức trò chơi như thế nào cho hợp lý, không nên quá lạm dụng trò chơi, biến tiết học thành một hoạt động vui chơi vô bổ. Trò chơi học tập cần có yêu cầu khác với trò chơi thông thường. + Chơi để đạt mục đích học tập nào? Ngoài giải trí còn có mục đích cũng cố tri thức, kỹ năng học tập. + Nội dung học tập phải gắn với các tri thức và kỹ năng của một nhóm học hoặc một lĩnh vực tri thức, kỹ năng nào đó. Nói cách khác khi sáng tạo ra trò chơi thì người giáo viên cần dựa vào các kiến thức và kỹ năng của môn học. + Trò chơi học tập cần có luật chơi rõ ràng đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện không đòi hỏi thời gian dài. Trò chơi học tập thường diễn ra thời gian ngắn, phù hợp với trình độ học sinh. Sau đây là một số trò chơi mà bản thân tôi thường sử dụng trong tiết dạy tập đọc: Ví dụ: Khi dạy các bài tập đọc đầu tuần như bài: “Tôm Càng và Cá Con” Tôi tổ chức cho học sinh trò chơi “Thi đọc truyện phân vai” học sinh được thảo luận theo nhóm 4 – mỗi nhóm cử 3 em, một em được chọn đọc lời người dẫn truyện, một em đọc lời Tôm Càng, một em đọc lời của Cá Con. Sau khi học sinh đọc trong nhóm, giáo viên tổ chức cho từng nhóm tham gia thi đọc truyện phân vai. Giáo viên dành thời gian cho 2, 3 nhóm thi. Giáo viên cùng ban khảo nhận xét đánh giá chung và chọn nhóm đọc tốt để biểu dương.(Ban giám khảo do học sinh bầu ra) Đối với những tiết ôn tập ở từng giai đoạn ôn giữa kỳ I, kỳ II, cuối kỳ I, kỳ II tôi thường tổ chức trò chơi “nghe đọc đoạn, đoán tên bài”. Hai nhóm tham gia chơi ngồi đối diện nhau. Cử nhóm trưởng điều hành hoạt động chung cả nhóm. Bắt thăm hoặc “oẳn tù tì” để chọn nhóm đọc trước. Nhóm đọc trước (A) được mở sách giáo khoa để lựa chọn đoạn văn (trong số các câu chuyện kể do giáo viên nêu ra, nhóm A cử người đọc đoạn cho nhóm B đoán tên chuyện, đoán tên bài tập đọc sau đó nhóm B đọc nhóm A đoán tên câu chuyện). Khi đoán tên bài tập đọc hoặc tên chuyện cả nhóm không được mở sách giáo khoa. Hai nhóm tham gia chơi đều được tính điểm so sánh – nếu tổ chức cho cả 4 nhóm cùng chơi – khi kết thúc giáo viên chọn nhóm giỏi nhất để khen ngợi. Nếu điểm bằng nhau, nhóm nào đọc rõ ràng, rành mạch chính xác hơn là nhóm đó thắng cuộc. Ngoài ra với cách tổ chức trò chơi ở tập đọc giáo viên có thể tổ chức một số trò chơi như : Thi đọc đồng thanh ; biết một câu, đọc cả đoạn ; tìm nhanh- đọc đúng ; nhớ nhanh, đọc đúng ; ghép các dòng thơ thành bài ; đọc thơ truyền điện,... Qua thực tế giảng dạy việc tổ chức trò chơi học tập đã tạo hứng thú và thu hút nhiều học sinh tham gia. Nếu biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, các trò chơi học tập có tác dụng tích cực tạo chất lượng cao cho bài học. Chúng ta cũng nên tránh tổ chức trò chơi lặp đi lặp lại trong tiết không đủ hấp dẫn để thu hút sự chú ý của học sinh. Theo tôi với các tiết tập đọc chỉ nên sử dụng trò chơi vào cuối tiết học, khi xuất hiện yêu cầu cũng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Tuỳ theo tiết học giáo viên có thể vận dụng linh hoạt tổ chức trò chơi cho từng phần bài dạy của mình (nếu thấy cần thiết) thì hiệu quả giờ dạy đạt chất lượng cao. 3. Những kết quả đạt được Sau một thời gian trực tiếp giảng dạy, với tất cả sự tâm huyết của mình bản thân tôi đã tìm tòi, tự học, tự đúc rút kinh nghiệm dần dần khắc phục các tồn tại của bản thân nên đã thu được một số kết quả như sau: 3.1- Về giáo viên: Tôi đã thâm nhập và sử dụng thành thạo, linh hoạt quy trình lên lớp một tiết tập đọc biết kết hợp nhuần nhuyễn việc đọc câu với luyện đọc từ khó, tiếng khó chữa lỗi cho học sinh triệt để. Việc giải nghĩa từ khó và rút từ chìa khoá trong giảng dạy đã thành thạo, biết kết hợp để ghi bảng cho hợp lý. Triệt để khai thác các câu hỏi trong sách giáo khoa, chỉ đặt câu hỏi phụ khi cần thiết để dẫn dắt học sinh trả lời câu hỏi chính. Lối tham giảng, nói nhiều đã được gột bỏ dần. Bản thân đã mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm, trò chơi học tập nhờ vậy mà tiết dạy ngày càng đạt hiệu quả cao. 2- Về học sinh: a) Kỹ năng đọc: Đa số học sinh phát âm đúng, biết đọc liền mạch từng câu, đoạn, biết ngắt nghĩ sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài, giữa các mục, các phần trong bài học. 92,7% học sinh đọc tốc độ 60tiếng/phút. Biết đọc thầm để hiểu nội dung và trả lời câu hỏi do giáo viên nêu ra. 30% học sinh biết rút ra nội dung sau mỗi bài tập đọc. b) Kỹ năng nghe: Sau khi nghe giáo viên đọc mẫu học sinh bắt chước, có nhiều em đọc giống giọng đọc của giáo viên. Thậm chí có 1 đến 2 học sinh còn đọc hay hơn. Biết nghe bạn đọc và nhận xét cách đọc của bạn. Không khí lớp học sôi nổi. Mỗi lần giáo viên đặt câu hỏi tìm hiểu bài thường có 60-70% số học sinh giơ tay phát biểu. c) Kỹ năng nói: 68% học sinh nói dõng dạc, nói có đầu có cuối khi được giáo viên hỏi. Lời nhận xét rõ ràng, các em đã có thói quen một số thao tác cơ bản như: Phân tích, phán đoán, so sánh, lựa chọn... Điều đáng nói ở đây là các em hứng thú học tập và tự giác tham gia vào các hoạt động. Kết quả khảo sát vào giữa học kỳ II của lớp cũng như của khối như sau: Lớp SL Đọc diễn cảm Đạt chuẩn Còn chậm Đọc đánh vần 2A 36 6 28 3 0 2B 34 3 24 5 2 2C 35 4 24 5 2 2D 24 3 17 3 1 PHẦN IV: KẾT LUẬN Phân môn tập đọc chiếm vị trí hết sức quan trọng trong chương trình tiểu học. Đó là phân môn nòng cốt xuyên suốt toàn bộ chương trình nói chung và môn Tiếng việt nói riêng. Thực tế cho thấy rằng nếu như học sinh đọc diễn cảm, hiểu nội dung bài tập đọc, các em sẽ vận dụng và làm bài văn hay, diễn đạt gãy gọn khi nói, khi viết trong việc học các môn khác của chương trình. Để dạy tốt phân môn tập đọc trong quá trình giảng dạy, tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm như sau: 1- Bài học kinh nghiệm: a. Ngay từ đầu năm học giáo viên phải ổn định nề nếp, thói quen cầm sách – tập học sinh cách trả lời câu hỏi và điều tra, khảo sát chất lượng học tập của học sinh để có hướng giảng dạy phù hợp với từng đối tượng. b. Giáo viên cần bám sát chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, nhiệm vụ của phân môn tập đọc đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, của lớp mình phụ trách để chọn những hình thức tổ chức và phương pháp dạy học thích hợp. c. Phải tự học, tự bồi dưỡng về lý luận văn học – Khi giáo viên có kiến thức về lí luận văn học sẽ có năng lực cảm thụ bài văn, bài thơ nhờ đó giáo viên mới có giọng đọc mẫu chuẩn xác. d. Việc chuẩn bị bài của giáo viên chiếm vị trí quan trọng. Trong khi chuẩn bị bài giáo viên mới xác định nội dung, mục tiêu cần truyền thụ, có khả năng lựa chọn rút từ chính xác đồng thời nghiên cứu hệ thống câu hỏi sách giáo khoa. Dựa vào trình độ của học sinh lớp mình để chuẩn bị thêm các câu hỏi gợi mở và dự kiến các tình huống xảy ra. Đặc điểm là chuẩn bị bài giảng ngắn gọn, súc tích. đ. Mục tiêu chính của Tập đọc lớp 2 là rèn kỹ năng đọc. Giáo viên cố gắng tạo mọi điều kiện để các em được đọc. Việc tìm hiểu nội dung bài chủ yếu là dựa vào hệ thống câu hỏi ở sách giáo khoa. Giải nghĩa từ phải đặt trong văn cảnh- giáo viên không nên tham lam, dài dòng, mất thời gian. e. Chất lượng sinh hoạt của tổ, cụm chuyên môn tốt sẽ có tác động tích cực làm tiền đề quan trọng để giúp giáo viên học hỏi - đúc rút kinh nghiệm giảng dạy để chất lượng trên lớp ngày càng tốt hơn. r. Trong tiết tập đọc giáo viên cần phân loại đối tượng – có yêu cầu riêng với từng đối tượng học sinh. Với những học sinh đọc chưa đạt chuẩn về tốc độ giáo viên cần ưu tiên để các em được đọc nhiều. Giáo viên cần linh hoạt khi lên lớp. Lựa chọn thời điểm thích hợp để tổ chức cho học sinh được “chơi mà học” nhằm kích thích, khơi gợi sự hứng thú của các em. 2- Đề xuất: Phòng giáo dục nên thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo chuyên môn theo từng cụm trường hoặc cho các tổ trưởng chuyên môn trong toàn huyện để chung tôi có điều kiện trao đổi, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy các môn theo chương trình thay sách. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã đúc rút được. Rất mong được cấp trên và bạn đọc góp ý kiến để bản thân tôi thực hiện có hiệu quả tốt hơn giờ Tập đọc trên lớp. Quảng Thuận ngày 20/3/2007 Người viết Cao Thị Hải Vân

File đính kèm:

  • docMot so kinh nghiem ve giang day phan mon luyen tu va cau.doc
Giáo án liên quan