Đề tài Một vài kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1

Như chúng ta đã biết, môn tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh trong suốt quá trình các em ngồi trên ghế nhà trường, cũng như cuộc sống sau này - năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động tương ứng với chúng là 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.

doc19 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một vài kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khi bịt chặt mũi học sinh không thể phát âm các tiếng na, no, nô, nu, nư. Cho học sinh luyện nói câu ''con lươn nó lượn trong lọ, ''cái lọ lộc bình nó lăn lông lốc ''... Hoặc hướng dẫn học sinh khi phát âm âm /l/ thì đưa lưỡi lên phía bên trên lợi của hàm trên ngạc cứng, còn khi phát âm /n/ thì đưa đầu lưỡi vào mặt trong của hàm răng . Giáo viên đang hướng dẫn học sinh luyện đọc theo nhóm Biện pháp chữa lỗi bằng âm trung gian: Là biện pháp chuyển từ âm sai về âm đúng qua âm trung gian. Biện pháp này thường được dùng để chữa từ thanh nặng về thanh hỏi, thanh sắc về thanh ngã. Để chữa lỗi này cho học sinh tôi đã làm công việc tạo mẫu luyện cho trẻ phát âm riêng từng thanh hỏi, ngã. Phát âm các tiếng có thanh hỏi ngã cần qua các bước sau đây: + Đầu tiên chắp các tiếng có cùng thanh, cùng vần với tên gọi thanh. Ví dụ: xoáy ≠ soáy. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc tiếng khó trong bài 92 : Oai- Oay + Tiếp theo chắp các tiếng cùng thanh, cùng loại âm tiết với tên gọi thanh. Ví dụ: hỏi: thảo, phải, kẻo. (âm tiết nửa mở) ngã: ngõ, khẽ, cũ. (âm tiết mở). Ví dụ: th ≠ kh Giáo viên đang hướng dẫn cho học sinh đọc bài trên bảng lớp trong giờ học vần tiết 92 Ví dụ : rồi ≠ dồi; ra ≠ da.... Con cá rô bỏ vào rổ... ≠ Con cá gô bỏ vào gỗ... Giáo viên đi theo dõi học sinh luyện đọc nhóm đôi + Cuối cùng chắp bất kỳ âm đầu các vần với các thanh . Giáo viên hướng dẫn đọc theo nhóm để học sinh tự thực hiện theo. 3.1 Tập hát để giúp học sinh phát âm đúng một vài thanh: Chẳng hạn, âm vực của thanh huyền thấp hơn thanh sắc (hoặc thanh không) nên tập hát thanh sắc (hoặc thanh không) thành thanh huyền rất thuận lợi. Ví dụ: cho học sinh đọc đúng thanh huyền bằng cach tập cho các em câu hát ''Bé bé bằng bông, hai má hồng hồng''. Khi giáo viên đã nắm chắc các biện pháp chữa lỗi phát âm và đã phát âm đúng, chuẩn, rõ ràng, đọc diễn cảm rồi. Để việc phát âm chuẩn đem lại kết quả cao thì đối với người học cũng phải tuân theo những yêu cầu nhất định . 3.2 Đối với trò: Phải chú ý theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên, chăm chỉ tự tin trong học tập, phải hoà đồng cùng bạn bè, điều gì không hiểu mạnh dạn hỏi thầy cô hoặc bạn bè. Hằng ngày, dành thời gian hợp lý cho việc luyện đọc. Luôn luôn có ý thức luyện phát âm đúng, đọc chuẩn rõ ràng lưu loát rồi diễn cảm. Chịu khó tìm đọc các loại truyện tranh trong sáng lành mạnh trong sáng, báo Măng non, báo Nhi Đồng ... 3.3 Cách dạy thực hành: Đầu năm học 2012- 2013 tôi được nhận chủ nhiệm lớp 1/4 có sĩ số gần 24 học sinh. Qua một thời gian ngắn giảng dạy có nhiều em phát âm chưa chuẩn đọc ngọng, phát âm lẫn lộn giữa các âm, vần và thanh, đọc chưa lưu loát. Với thực trạng học sinh như vậy, tôi đã nghiên cứu kỹ các tài liệu, sách tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy môn Tiếng việt nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng. Đặc biệt là phương pháp rèn phát âm chuẩn cho học sinh. Nắm chắc mục tiêu của từng bài dạy và nghiên cứu kỹ bài trước khi lên lớp, nắm bắt được đặc điểm phát âm của từng học sinh. Để từ đó, xác định phương pháp, biện pháp dạy học thích hợp đồng thời lựa chọn những thủ pháp dạy học cụ thể và thực hiện dạy ở lớp. Để chữa lỗi phát âm cho những học sinh trên, tôi đã dùng phương pháp luyện theo mẫu phân tích cấu âm và luyện phát âm đúng qua âm trung gian trong các giờ hoc âm, vần. Để luyện đọc đúng, chống nói ngọng, có thể cho học sinh đọc nhanh các từ, câu trong bài học âm, vần. Để luyện phát âm thanh điệu nên cho học sinh đọc nhiều lần dấu thanh. Sau đó, các em luyện nói theo nhóm, tổ dưới sự phân công của giáo viên những nội dung trên. Bằng những biện pháp thực hiện như vậy kết hợp với sự nhiệt tình giảng dạy tận tâm với nghề, trong quá trình dạy thực nghiệm tại lớp tôi đã thu được những kết quả đáng kể. 4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Qua một thời gian kiên trì áp dụng các biện pháp trên, tôi thấy học sinh lớp tôi có sự tiến bộ rõ rệt trong môn Tiếng Việt, các em chăm chỉ, chủ động tiếp thu kiến thức, có hứng thú đọc, các em phát âm chuẩn, đọc rõ ràng, lưu loát, nhiều em đọc diễn cảm. III. KẾT LUẬN 1. THÀNH CÔNG CỦA ĐỀ TÀI: Để đạt được kết quả trên người giáo viên phải luôn quan tâm, tận tình với học sinh. Không những thế cần kết hợp với nhà trường, gia đình động viên các em, làm cho các em chăm chỉ tự tin và có hứng thú học tập . Qua dạy thực nghiệm ở lớp tôi, tôi nhận thấy rằng giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, phải linh động sáng tạo sử dụng các phương pháp, thủ pháp dạy học thích hợp đúng lúc đúng chỗ. Đồng thời, phải sử dụng thường xuyên liên tục trong quá trình dạy học . Trong thời gian thực hiện tôi được sự ủng hộ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường và của các đồng nghiệp. Qua đó có sự tác động rất lớn tới các giáo viên còn chưa coi trọng việc rèn luyện kỹ năng đọc chuẩn cho học sinh. Rèn học sinh phát âm đúng qua đó đẩy mạnh được hứng thú học phân môn Tập đọc nói riêng và các môn học khác nói chung. Từ đó, nâng cao chất lượng giáo dục, học sinh luôn phát huy được sự độc lập, tự chủ sáng tạo trong học tập . 2. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI: Trong quá trình thực hiện đề tài này, bên cạnh những mặt thành công đã đạt được thì còn có những hạn chế, đó là mới chỉ tìm ra được một số biện pháp sửa những lỗi phát âm tiêu biểu mà học sinh hay mắc phải, chưa đưa ra hết các lỗi mà học sinh còn đọc chưa chuẩn và biện pháp khắc phục các lỗi phát âm đó như thế nào? Do điều kiện về vật chất, con người còn nhiều hạn chế nên việc thực hiện đầy đủ, toàn diện chưa thực hiện được. 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua quá trình thực hiện đề tài này, tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số bài học kinh nghiệm sau: Để dạy phân môn Tập đọc có hiệu quả cao cụ thể là việc "Rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1'', đạt kết quả tốt, theo tôi mỗi giáo viên cần đảm bảo các yêu cầu sau đây: 3.1 Về kĩ năng của giáo viên: - Biết làm mẫu bởi ta đã thống nhất với nhau rằng giáo viên không được quyền yêu cầu học sinh làm cái gì mà chính mình cũng không làm được. Muốn học sinh đọc tốt trước hết giáo viên phải đọc tốt. - Phải biết cách quan sát cách đọc của học sinh, biết nghe học sinh đọc nghĩa là có khả năng nhanh chóng nhận ra được những gì học sinh đọc đúng mẫu đồng thời nhanh chóng nhận ra hiệu số sai lệch giữa bài đọc của các em và bài đọc mẫu của thầy. - Biết tái hiện lời đọc của học sinh trong thể đối chiếu với lời đọc mẫu. Giáo viên phải tạo điều kiện cho các em tự quan sát lời đọc của mình một cách khách quan. Muốn thế, thầy cô giáo phải có khả năng thay thế một cái máy ghi âm; ghi và phát lại lời đọc của học sinh với một thái độ chân thành; một mong mỏi tha thiết "cô muốn giúp các em đọc được đúng, đọc hay hơn''. - Biết phối hợp nhịp nhàng lời mô tả giọng đọc và làm mẫu. Nghĩa là có sự hài hòa giữa những lời yêu cầu, chỉ dẫn về cách phát âm, cách đọc và khả năng biểu diễn những yêu cầu, chỉ dẫn này bằng giọng đọc mẫu của giáo viên. 3.2 Về phương pháp luyện tập: - Các mục tiêu luyện tập phải rõ ràng tường minh, trực quan. - Cường độ luyện tập phải cao, nghĩa là về nguyên tắc, luyện càng nhiều càng tốt. - Phải lựa chọn ngữ điệu (từ ngữ, câu, đoạn) để luyện đọc sao cho tiết kiệm thời gian luyện tập . - Trong khi luyện tập cần phối hợp đồng bộ tối đa các biện pháp luyện đọc. IV. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT: Để nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt nói chung và việc rèn luyện kỷ năng phát đọc cho học sinh nói riêng thì cần phải phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội. 1. Về phía gia đình: - Phải thường xuyên quan tâm, chăm sóc các em cả về trí tuệ lẫn thể chất. Hằng ngày, nên bớt chút thời gian kèm cặp các em học tập, trang bị cho các em đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập. - Động viên con em kịp thời đúng lúc khi con có sự tiến bộ trong học tập. Từ đó giúp các em thích học hơn và có ý thức phấn đấu hơn nữa. 2. Về phía nhà trường: Nên thường xuyên mở các buổi sinh hoạt dành cho các em học sinh khối 1, tổ chức nhiều hơn các hội thi "đọc hay viết đẹp"... Nhằm động viên và khích lệ tinh thần cho các em trong học tập. 3. Với địa phương : - Thường xuyên quan tâm tới gia đình có hoàn cảnh khó khăn tạo điều kiện cho các em được đến trường học hành đầy đủ. - Hàng tháng có các buổi sinh hoạt dành cho thiếu nhi, tổ chức các hội thi "Đọc hay, viết đẹp'' ngay ở trong thôn xóm mình. - Các buổi chiều tối nên mở đài phát thanh chương trình dành cho thiếu nhi, nêu gương những học sinh có ý thức vượt khó để đạt được kết quả tốt trong học tập . V. LỜI KẾT Với sự học hỏi, nghiên cứu phấn đấu nỗ lực của bản thân kết hợp với sự hướng dẫn nhiệt tình và sự động viên kịp thời của ban giám hiệu Trường Tiểu học Tân Hiệp, tôi đã có những thành công đáng kể trong việc chữa lỗi cách đọc cho học sinh tiểu học, đặc biệt là lớp do tôi phụ trách. Đồng thời cũng muốn giới thiệu một số kinh nghiệm trong việc rèn luyện kỹ năng đọc chuẩn cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Từ đó, thúc đẩy phong trào " Đọc đúng, đọc hay'' của nhà trường ngày càng phát triển. Trên đây là một vài kinh nghiệm của bạn thân tôi đã đúc rút trong nhiều năm giảng dạy ở Trường Tiểu học Tân Hiệp. Rất mong sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu và quý thầy cô để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn nhằm phục vụ trong công tác giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết cho học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Tân Hiệp . Tôi xin chân thành cảm ơn./. Tân Hiệp, ngày 20 tháng 1 năm 2013 Người thực hiện Mai Thi Thỏa TÀI LIỆU THAM KHẢO: Sách giáo khoa Tiếng Việt Tập 1,2 lớp 1 Đặc san sáng kiến kinh nghiệm Đề tài và ý kiến đồng nghiệp Báo giáo dục thời đại , báo tuổi trẻ. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN HIỆP NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA PHÒNG GIÁO DỤC & Đ ÀO T ẠO HUYỆN PHÚ GIÁO - TỈNH BÌNH DƯƠNG MỤC LỤC Số TT Mục lục Nội dung Trang 01 I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1 3 ĐỖI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2 4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 02 II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2 2 THỰC TRẠNG 4 3 CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH 5 4 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 12 03 III KẾT LUẬN 12 04 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

File đính kèm:

  • docMot vai kinh nghiem ren luyen ky nang doc cho hoc sinhlop 1.doc
Giáo án liên quan