Đề tài Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng dạy học và học sinh làm đồ dùng học tập sáng tạo ở một trường Tiểu học vùng nông thôn khó khăn

Thiết bị dạy học là phương tiện lao động của người thầy, có ý nghĩa tích cực về phương pháp trực quan, sinh động; có giá trị thiết thực trong quá trình vận dụng đổi mới phương pháp dạy học; là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy, nếu thiếu yếu tố này thì quá trình dạy-học diễn ra không được hoàn thiện.

Ngoài ra, thực hiện mục tiêu “học đi đôi với hành” trong nhiều năm học vừa qua, từ sau khi thành lập huyện, là một trường tiểu học vùng nông thôn khó khăn nên chúng tôi luôn suy nghĩ, nghiên cứu xây dựng đội ngũ giáo viên làm đồ dùng dạy học và học sinh làm đồ dùng học tập sáng tạo và coi đây là một tiêu chí thi đua hằng năm của đơn vị trên cơ sở lồng ghép và phát động phong trào thông qua mô hình “Câu lạc bộ Tuổi thơ sáng tạo” và tham gia các hội thi do các cấp tổ chức.

Đặc biệt hơn là chúng tôi luôn gắn kết chặt chẽ phong trào giáo viên làm đồ dùng dạy học và học sinh làm đồ dùng học tập sáng tạo với phong trào xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” bằng việc đẩy mạnh tuyên truyền để các giáo viên và học sinh vùng nông thôn nắm được nội dung, mục đích và ý nghĩa của mô hình “Câu lạc bộ Tuổi thơ sáng tạo” nhằm khơi dậy khả năng sáng tạo trong GV- HS nhà trường.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4037 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng dạy học và học sinh làm đồ dùng học tập sáng tạo ở một trường Tiểu học vùng nông thôn khó khăn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tập tự làm có ý nghĩa vô cùng thiết thực. Mặt khác, xuất phát từ tình hình cụ thể của vùng miền, của đơn vị thì việc làm đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập giải quyết kịp thời, phù hợp, hiệu quả, hạn chế tối đa hiện tượng dạy chay, học chay kém hiệu quả. Nhận thấy ý nghĩa thiết thực cũng như tầm quan trọng của việc sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập, ngay từ đầu năm học, kết hợp với cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo” và phong trào “Tuổi thơ sáng tạo”, trường tiểu học Tây Đô đã nghiêm chỉnh thực hiện chủ đề năm học và căn cứ C/v số 377/KH.PGDĐT huyện Phong Điền về hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm 2012-2013, đề ra kế hoạch phát động phong trào làm đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập trong toàn đơn vị. Đây là một trong những dịp để giáo viên, học sinh thể hiện năng lực sáng tạo của mình. Cụ thể thực hiện các việc sau: - Ban giám hiệu xây dựng nội dung kế hoạch thực hiện phong trào thi đua bám sát vào nội dung hoạt động của nhà trường, lấy chất lượng và hiệu quả của phong trào giáo viên làm đồ dùng dạy học và học sinh làm đồ dùng học tập sáng tạo và công tác XHH giáo dục làm mục tiêu phấn đấu thực hiện. Phân công cho bộ phận chuyên môn nghiên cứu đề ra giải pháp cụ thể, sát hợp. - Phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập trong giáo viên và học sinh, tổ chức cho đăng ký và định hướng những thiết bị có thể cải tiến, cần sửa chữa, cần làm cho từng tổ, từng lớp, từng giáo viên…. - Đặc biệt là Chi bộ tổ chức cho tất cả Đảng viên làm lực lượng tiên phong đăng ký các nội dung thi đua giáo viên làm đồ dùng dạy học và học sinh làm đồ dùng học tập sáng tạo gắn với các tiêu chí thi đua của nhà trường. - Tổ chức đăng ký tên đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập tự làm, dự trù kinh phí cần có ngay từ đầu năm học ( Chỉ tiêu 2 đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập tự làm có chất lượng/ khôi( lớp)/ HK). Khai thông yêu cầu đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập dễ làm, dễ tìm kiếm vật liệu, tiết kiệm, giá thành thấp, đơn giản, dễ sử dụng ( Có thể tái sử dụng phế liệu sẵn có ở địa phương). - Để việc tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao, nhà trường đã kết hợp với Hội cha mẹ học sinh, CĐCS, các TTCM, TPT Đội,GV bộ môn cùng tham gia. - Trong từng năm học, nhà trường đã chủ động bàn bạc và tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương, của cha mẹ học sinh, của các mạnh thường quân và của ngành để trang bị ngày càng đầy đủ hơn về CSVC trang thiết bị dạy –học ( hiện có 9 phòng học và 4 phòng chức năng phục vụ dạy-học). - Bàn bạc công khai về kinh phí phục vụ phong trào đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập tự làm theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Nhà trường cấp 50% kinh phí cho đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập tự làm của từng khối, từng lớp. - Đối với học sinh, suốt quá trình các em sinh hoạt trong “Câu lạc bộ Tuổi thơ sáng tạo”, thầy cô cũng được phân công để kiểm tra, giúp đỡ thêm theo cách chia nhóm, phân công nhau để làm, những chi tiết không biết thì hỏi thầy cô bộ môn, song chủ yếu các sản phẩm hoàn thành vẫn do các em tự làm, tự tìm tòi là chính. - Với CSVC ngày càng được hoàn thiện theo mô hình “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”, với số lượng đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập tự làm ngày càng tăng trong tập thể giáo viên và học sinh đã giúp cho nhà trường có thêm điều kiện vận động CB-GV-CNV và HS tích cực cải tiến, áp dụng nhiều phương pháp và hình thức dạy –học đổi mới, tham gia phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi và tổ chức tốt các đội tuyển giáo viên và học sinh tham gia tốt các phong trào hội thi do ngành tổ chức, đặc biệt là những hội thi trên Intrenet. - Từ đó, xây dựng và nâng cao hơn nữa hiệu quả sinh hoạt của các tổ chuyên môn trong nhà trường, trong đó, giáo viên dạy giỏi cấp huyện-thành phố là nòng cốt. Phân công cho từng giáo viên giỏi, từng Đảng viên phụ trách kiểm tra, giúp đỡ từng khối, từng lớp trong định hướng, trong phát huy ý tưởng của việc làm đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập. Các TTCM hỗ trợ việc xây dựng dàn ý thuyết minh việc sử dụng đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập tự làm của giáo viên và học sinh. - Xây dựng mô hình điểm về dạy – học có sử dụng đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập từ tổ khối, cá nhân và trong từng môn học; sau đó tổ chức thao giảng, báo cáo, dự giờ giáo viên cốt cán và chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng điển hình để kích thích từng giáo viên phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi. - Chọn những sản phẩm đạt chất lượng cao dự thi đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập cấp trường, cấp huyện, cấp thành phố. Đáng mừng là khối nào, bộ môn nào cũng có đồ dùng tham gia dự thi, có những môn thuộc lĩnh vực TNXH được coi là khó tìm ý tưởng mới nhưng với sự chịu khó tìm tòi, các thầy giáo, cô giáo cũng đã thiết kế được đồ dùng có giá trị sử dụng cao ( Ví dụ như Mô hình tuần hoàn máu; vòng xoay dinh dưỡng, những nốt nhạc xinh..) - Đáng khen ngợi hơn nữa là các sản phẩm học sinh làm ra đều rất ít chi phí, do biết tận dụng những vật dụng có thể sử dụng ngay trong đời sống để không phải tốn kém nhiều, kể cả vật liệu như tre, rơm, mốp, xốp, ống hút, đĩa CD, lon bia, chai, ly, muỗng nhựa đã qua sử dụng; các loại cây sơn màu cũng được tái sử dụng rất tốt ( ví dụ như giá xoay để dụng cụ học tập làm bằng nắp, lon trà; que chặn sách làm bằng muỗng nhựa, bảng cuộn đa năng làm bằng xốp bitis; đèn hoa đăng làm bằng giấy Atrong; bìa linh hoạt dạy số và phép tính làm bằng nhôm phế liệu…) III. KẾT QUẢ: Qua phong trào giáo viên làm đồ dùng dạy học và học sinh làm đồ dùng học tập sáng tạo ở một trường Tiểu học vùng nông thôn khó khăn” gắn với phong trào xây dựng “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”, với những giải pháp chỉ đạo trên, nhiều năm học qua, phong trào đã thu được những kết quả đáng mừng, thể hiện qua kết quả các hội thi GVG, HSG, thi ĐDDH tự làm, hội thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng mà đỉnh cao là năm học 2011 – 2012 vùa qua với những thành tích và các gương điển hình rất đáng trân trọng như sau: - Thầy Nguyễn Văn Thiệt, vận động cha mẹ học sinh, các đơn vị kết nghĩa, kể giáo viên, học sinh đóng góp trên 15 triệu đồng phục vụ cho tu sửa CSVC, mua sắm trang thiết bị hiện đại và làm đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập. - Các TTCM vận động giáo viên- học sinh tự làm đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập phục vụ tốt hội thi các cấp. Có trên 40 sản phẩm có giá trị phục vụ quá trình dạy – học trên lớp. Không chỉ vậy, nhiều sản phẩm còn có khả năng áp dụng nhiều môn học ( Như mô hình những cánh hoa kỳ diệu; giá xếp lưu động dạy thể dục và các HĐGDNGLL; những quả bí ẩn, các tranh động…), tạo sự tương tác trong quá trình học tập, giúp giáo viên truyền tải bài giảng trên lớp hiệu quả hơn, các em tiếp thu bài nhanh và sâu hơn. - Hầu hết các sản phẩm tự làm còn mang tính bền vững, có thể sử dụng được lâu dài trong suốt nhiều năm học. Quan trọng hơn là phần thưởng về tinh thần, vì tạo được sự gắn bó, hợp tác giữa Chi bô, Công đoàn, Chi đoàn, Chi đội trong thực hiện nhiệm vụ năm học, trong phátđộng Đảng viên, Đoàn viên Đội viên tham gia. Nhất là mô hình “Câu lạc bộ Tuổi thơ sáng tạo” của trường tiểu học Tây Đô được trang Tuổi trẻ học đường Báo Cần Thơ số 291(3168) phát hành ngày 26-10-2012 đưa tin. Tập thể sư phạm nhà trường rất hài lòng khi Câu lạc bộ đã biết chọn lọc rất sáng tạo, tinh tế và ý nghĩa khi tự làm những đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập này và trong học kỳ 2 năm học 2012-2013 này, câu lạc bộ sẽ giúp các em thiết kế mô hình cột mốc chủ quyền quần đảo Trường Sa từ vật liệu sẵn có và xây dựng ở khuôn viên trường mừng 10 năm thành lập ngành Giáo dục Phong Điền. IV. KẾT LUẬN: Thông qua các đợt tham gia hội thi đồ dùng dạy học, đồ dùng học tập tự làm cấp huyện và cấp thành phố, trường tiểu học Tây Đô đã đạt được 15 giải trên 40 sản phẩm làm ra, trong đó có 3 giải nhất, 4 giải nhì, 5 giải ba và 3 giải khuyến khích. Học sinh đạt được 3 giải trên 5 đồ dùng học tập tự làm cấp huyện ( gồm 1 giải nhì và 2 giải khuyến khích). Hội thi là dịp thể hiện sự sáng tạo, tài năng cũng như lòng nhiệt tình, say mê với sự nghiệp trồng người của đội ngũ thầy giáo, cô giáo, học sinh nhà trường, thực sự là ngày hội đua tài, bộc lộ sự tâm huyết và đôi bàn tay khéo léo tài hoa của giáo viên và học sinh. Thiết nghĩ, tất cả điều này chỉ nhằm khẳng định một điều quan trọng rằng: Niềm đam mê cùng với tình yêu nghề nghiệp là yếu tố quyết định của sự sáng tạo và thành công. Kết quả từ các hội thi có ý nghĩa đặt nền tảng cho những sáng tạo mới mẻ hơn trong những năm học tiếp sau. Nói tóm lại, mặc dù cuộc sống đang còn nhiều nỗi lo toan, vất vả, các trường học vùng nông thôn khó khăn cũng không ngoại lệ nhưng với tấm lòng tận tâm nghề nghiệp của mỗi thành viên trong Ban giám hiệu, từng thầy cô trong bộ máy nhà trường đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, giảng dạy và giáo dục thế hệ trẻ, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của quê hương, đất nước. Thiết nghĩ, khi và chỉ khi ban giám hiệu thường xuyên quan tâm đến phong trào thiết kế và tự làm đồ dùng dạy học đồ dùng học tập sẽ là con đường ngắn nhất góp phần đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục phương pháp truyền thụ một chiều. Phong trào này, ngoài việc tạo động lực khuyến khích tư duy sáng tạo trong đội ngũ giáo viên, học sinh mà còn có tác dụng rèn luyện kỹ năng, mang tính giáo dục cao đồng thời định hướng cho giáo viên truyền thụ kiến thức nghiêng về thực hành, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học, góp phần hoàn thành tốt trọng trách cao cả mà Đảng và Nhà nước đã trao phó “Ươm trồng những mầm non của đất nước”. Trên đây, là những việc đã làm được của trường tiểu học Tây Đô qua phong trào “giáo viên làm đồ dùng dạy học và học sinh làm đồ dùng học tập sáng tạo ở một trường Tiểu học vùng nông thôn khó khăn” , kết quả từ phong trào đã đóng góp không nhỏ trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tích cực tự làm thiết bị dạy học, đồ dùng học tập đã và đang phát huy tác dụng trong thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng dạy và học một cách toàn diện của ngành giáo dục huyện nhà./. Trường Long,ngày 22 tháng 2 năm 2013 TẬP THỂ SƯ PHẠM TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂY DÔ

File đính kèm:

  • docTham luan PT DDDH tu lam truong TH Tay Do thang 21013.doc
Giáo án liên quan