Đề tài: Một số biện pháp luyện đọc khi dạy tập đọc ở lớp 2

Tập đọc là phân môn chủ yếu rèn đọc cho học sinh, từ mức độ nhận biết để đọc đúng, đọc rõ ràng, đọc to, mức độ đọc cao hơn là đọc lưu loát, biết ngắt nghỉ, lên xuống giọng và thể hiện thái độ tình cảm qua bài tập đọc, từ đúng học sinh hiểu nội dung của bài.

Tập đọc là một phân môn mang tính tổng hợp bởi bên cạnh việc dạy đọc ta cũng trau dồi kiến thức tiếng việt, kiến thức về văn học đời sống, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ cho học sinh, phân môn tập đọc góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người mới.

 

doc27 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2048 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài: Một số biện pháp luyện đọc khi dạy tập đọc ở lớp 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho học sinh phát triển giao tiếp. Khi sử dụng phương pháp này ngoài việc có tác dụng giúp học sinh tiếp thu kiến thức,  còn có tác dụng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học của mình cho phù hợp với đối tượng học sinh. 3.2.5.3. Phương pháp luyện tập Đây là phương pháp chủ yếu, thường xuyên sử dụng khi dạy học phân môn tập đọc, đối với phương pháp này tôi hướng dẫn học sinh vận dụng thực hành tốt. Tôi luôn hướng dẫn học sinh luyện tập có ý thức và kiểm tra ngay kết quả luyện tập tại lớp. Luyện đọc đúng là đọc thành tiếng, đọc trôi chảy, lưu loát và rèn cho học sinh biết ngắt nghỉ đúng chỗ, biết phân biệt câu thơ, dòng thơ. Hình thức luyện tập ở nhà: Hình thức này giúp học sinh rèn luyện kỹ năng đọc. Với học sinh yếu cho học sinh luyện đọc từ, cụm từ. Học sinh trung bình, khá luyện đọc trôi chảy lưu loát cả bài. Học sinh giỏi đọc điễn cảm cả bài. Có kế hoạch giao bài cụ thể cho từng em và kiểm tra theo yêu cầu để giao. 3.2.5.4. Dạy thử nghiệm Qua quá trình nghiên cứu điều tra tìm ra những tồn tại cũng như nguyên nhân cần khắc phục tôi đã tiến hành dạy thử nghiệm hai tiết tập đọc ở lớp 25  như sau: TẬP ĐỌC  CHIM RỪNG TÂY NGUYÊN I. Mục tiêu: - Đọc lưu loát được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn. -  Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Giọng đọc khi êm ả, khi vui, khi sảng khoái biết nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả.   II. Đồ dùng: - Tranh minh họa sách giáo khoa, vài búp hoa ngọc lan. - Một số tranh về loài chim khác. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 em đọc bài cũ: Trả lời câu hỏi giáo viên nhận xét cho điểm. B. Dạy bài mới: - Giới thiệu bài : Giáo viên treo tranh minh họa giới thiệu bài. - Giáo viên đọc mẫu cả bài. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc. - Cho học sinh đọc câu nối tiếp theo hàng dọc. - Giáo viên ghi từ dễ lẫn lên bảng cho học sinh luyện: (mặt nước, Y- rơ- pao, ríu rít, lượn, nhào lộn, trắng muốt). - Cho học sinh luyện đọc từ dễ lẫn. Kết hợp giải nghĩa từ khó từ trong chú giải: (Cá nhân đọc – cả lớp đọc đồng thanh). * Luyện đọc đoạn: Giáo viên  chia đoạn (2 đoạn). Từ đầu đến lần xuống đoạn một. Đoạn 2: Còn lại. Cho học sinh đọc nối tiếp đoạn trong bài (Đọc theo hàng ngang). Giáo viên  treo bảng phụ đó viết sẵn đoạn văn dài trong đoạn 2 lên bảng và hướng dẫn học sinh đọc. - Giáo viên  đọc mẫu. Yêu cầu học sinh đọc và phát hiện ra chỗ ngắt, nghỉ của đoạn văn, từ cần nhấn giọng, giáo viên dùng phấn khác màu vạch chỗ ngắt trong đoạn văn và từ cần nhấn giọng. Cho học sinh đọc nhiều lần: cá nhân, đồng thanh theo tổ. *Tìm hiểu bài : Cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi sau: 1. Hồ Y- rơ- pao đẹp như thế nào? (mặt hồ rộng, bầu trời trong xanh, măt hồ xanh, rộng mênh mông). 2. Quanh hồ Y- rơ –Pao có những loài chim gì? (Đại bàng, Thiên Nga, chim Kơ  púc) 3. Tìm những từ ngữ tả hành động, màu sắc, tiếng kêu, hoạt động của chúng? (Đại bàng : chân vàng, mỏ đỏ, tiếng vi vu, vi vút);  (Thiên Nga: Trắng muốt đang bơi lội);  (Chim kơ Púc: Mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt). Cho học sinh đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi : 1. Với đủ các loài chim hồ Y- rơ -  Pao vui nhộn như thế nào? (Tiếng hót ríu rít, rộn vang cả mặt nước). 2. Con  thích nhất cảnh đẹp nào ở hồ Y – rơ – Pao? (Học sinh trả lời theo suy nghĩ cá nhân). Cho một em đọc to cả bài văn. Hỏi bài văn tả về nội dung gì? (giáo viên chốt như yêu cầu). Cho học sinh đọc nội dung bài (Giáo viên treo nội dung lên bảng). * Luyện đọc lại: Giáo viên đọc bài văn lần 2. Gọi học sinh đọc cá nhân (Đánh giá cho điểm); (có thể cho học sinh  đọc 1 hoặc 2 câu, đoạn, bài tùy theo năng lực của các em).           Trong quá trình theo dõi học sinh đọc giáo viên cần chú ý nghe chính xác các phụ âm khi mà học sinh hay đọc sai để sửa cho các em ngay khi đọc sai. Cho học sinh đọc theo nhóm và thi giữa các nhóm. (Giáo viên cho học sinh nhận xét phần thi đọc giữa các nhóm giáo viên nhận xét đánh giá, tuyên dương cho điểm giữa các nhóm). Cho 2 em học sinh đọc cả bài, sau đó hỏi câu hỏi: Con có nhận xét gì về chim rừng Tây Nguyên? * Củng cố dặn dò: Về nhà luyện đọc nhiều lần bài văn và chuẩn bị bài: “Hội vật” để giờ sau chúng ta học. IV. Nhận xét 2 tiết học: Ưu điểm : Học sinh đã đọc được bài tập đọc một cách trôi chảy, phát âm chuẩn hơn, đã biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, từ chìa khóa, đã thể hiện giọng đọc của mình, tự tin khi đọc bài và trả lời bài lưu loát,  một số em đó đọc diễn cảm rất tốt, thể hiện được tình cảm của mình qua giọng đọc cuốn hút được người nghe. Tồn tại : Một số ít các em học sinh vẫn còn thể hiện giọng đọc đều đều chưa biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, ngắt nghỉ chưa đúng chỗ. Học sinh lớp 25 còn một số em phát âm còn sai, ngọng các phụ âm n/l,ch/ tr, x/s. KẾT LUẬN 1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1.1. Đối với giáo viên - Đọc là một trong bốn kĩ năng cơ bản của Tiếng Việt, mỗi giáo viên cần phải có trình độ hiểu biết sâu rộng, có tri thức khoa học, có năng lực sư phạm thực sự cùng với lòng say mê nghề nghiệp, với khẩu hiệu: “Tất cả vì học sinh thân yêu”. - Đọc mẫu là một bước quan trọng, giáo viên cần chuẩn bị chu đáo cho bước này. Giáo viên không được phép phát âm sai. Nếu đọc hay, giáo viên sẽ thu hút được học sinh hứng thú ngay từ bước này. - Vận dụng linh hoạt các hình thức dạy học, khuyến khích, động viên những cố gắng nhỏ bé của học sinh để các em tự tin hơn khi đọc bài. - Quan tâm đến mọi đối tượng học sinh (đặc biệt là học sinh nhút nhát và học sinh yếu). 1.2. Đối với học sinh - Có đủ sách giáo khoa Tiếng Việt. - Chuẩn bị chu đáo bài đọc ở nhà. Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình trong nhiệm vụ “trồng người”, tôi luôn cố gắng thực hiện tốt công tác giảng dạy, tạo điều kiện cho các em tiếp thu và nắm vững nội dung học tập bằng nhiều cách,… Điều đó sẽ kích thích sự hăng say của các em đối với giờ học, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Tuy rằng đó chỉ là những suy nghĩ của riêng tôi, song tôi tin rằng sẽ đón nhận được những ý kiến giúp đỡ, bổ sung của các đồng nghiệp, của Hội đồng khoa học các cấp góp ý, nhận xét để nghiên cứu của tôi được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi. 2. KẾT LUẬN Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp đặc biệt, trong đó ngôn ngữ được thể hiện ở dạng nói và viết. Để mỗi tiết học mang lại hiệu quả cao, người giáo viên phải đầu tư thời gian một cách hợp lý nhằm lựa chọn các nội dung và phương pháp dạy  học cho phù hợp, đồng thời người giáo viên phải thực sự năng động, sáng tạo, luôn trăn trở tìm tòi suy nghĩ, hình thức tổ chức dạy học sao cho mọi học sinh đều có niềm say mê hứng thú trong học tập. trong quá trình dạy học phải nắm vững tâm lý học sinh, học sinh khối 2 các em thích được động viên, khuyến khích, khen, để thực hiện mỗi tiết dạy giáo viên cần hiểu thật rõ, nắm vững nội dung, yêu cầu của từng tiết (toàn bài phải đọc giọng như thế nào: tốc độ, cường độ, chỗ nào phải nhấn giọng, hạ giọng,..). Nắm chắc đặc trưng của phân môn tập đọc khối 2 trong giờ học, tôi phân bố thời gian theo trình tự giáo án, chú trọng các yếu tố đọc mẫu của giáo viên, nếu giáo viên đọc mẫu tốt cũng là dạy cho học sinh được rất nhiều, đọc câu, đoạn nhằm minh họa, hướng dẫn gợi ý giúp học sinh tự tìm cách đọc. Trong chương trình tiếng Việt, phân môn tập đọc có nhiệm vụ rõ ràng đó là rèn cho học sinh kỹ năng đọc, nghe, nói, viết. Đọc là quá trình tiếp nhận thông tin do đó các kỹ năng đọc, nghe,  nói, viết có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, sự tạo thành các kỹ năng này giúp học sinh đạt kết quả cao trong giao tiếp. Qua quá trình tìm hiểu công việc tập đọc của học sinh và công tác giảng dạy của giáo viên đối với phân môn tập đọc trong trường tiểu học đồng thời thông qua chất lượng kiểm tra, tôi thấy lớp 25 có nhiều tiến bộ song kết quả chưa hẳn là cao. Với sự tìm tòi sáng tạo trong chuyên môn, tôi cảm thấy thầy và trò còn phải cố gắng nhiều. Trên đây là một số nghiên cứu về phương pháp dạy Tập đọc cho học sinh lớp 2 nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy môn Tập đọc của tôi đó được đúc kết qua nghiên cứu và thực tế giảng dạy. Trong quá trình viết chuyên đề này hẳn không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa học các cấp và các đồng nghiệp để ý kiến tôi đưa ra được hoàn thiện hơn nữa. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CẤP TRƯỜNG ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHÒNG GD&ĐT ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctap doc lop 2.doc
Giáo án liên quan