- Xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong công cuộc đổi mới giáo dục nói chung, bậc tiểu học nói riêng : Giúp các em học tốt các môn học, nhất là môn tiếng Việt, trong đó hỗ trợ đắc lực cho phân môn Tập làm văn . Các em tiếp tục học tốt ở lớp 5 và bậc THCS cũng như giúp cho các em vận dụng tốt tiếng mẹ đẻ trong cuộc sống.
- Như chúng ta đã biết, để viết đúng chính tả là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp trong tiếng Việt nhất là đối với học sinh tiểu học. Viết đúng chính tả góp phần quan trọng trong việc rèn kĩ năng viết ở học sinh. Đồng thời việc rèn kĩ năng viết đúng, rõ và viết nhanh chữ viết, cùng với luyện cách phát âm chính xác, mở rộng vốn từ ngữ góp phần hỗ trợ tốt cho môn Tập làm văn, rèn kĩ năng viết chữ đẹp.
- Giúp cho học sinh có ý thức tôn trọng những qui tắc chính tả, tính cẩn thận, hình thành kĩ năng nghe, viết đúng. Để học sinh viết đúng chính tả, là giáo viên chúng ta phải giúp cho học sinh nắm được một số vốn từ ngữ cơ bản, gần gũi thường dùng. Từ đó kĩ năng viết đúng của các em sẽ cao hơn.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH :
7 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 869 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Đổi mới phương pháp rèn chính tả cho học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh ; điểm 1-2 : 6 học sinh.
GV bắt tay ngay vào việc rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh :
1. Nghe đúng – đọc đúng :
Giáo viên phát âm đúng chuẩn những tiếng học sinh thường mắc lỗi như : ch/tr; s/x; d/gi/v; iu/iêu; dấu?/~, âm cuối n/ng, c/t để học sinh viết đúng.
Tích hợp việc viết đúng chính tả trong tất cả các môn học khác : Chữa ngay lỗi chính tả khi các em mắc phải, hay phát âm sai.
Chẳng hạn : Trong học toán, học sinh đọc 500, nhưng đọc là “Năm chăm”, GV cho học sinh phát âm tốt đọc lại : “Năm trăm” sau đó học sinh phát âm sai đọc lại.
2. Giải quyết lỗi chính tả do khó nắm bắt được qui tắc :
@ Lỗi về viết hoa :
Hướng dẫn cho học sinh nắm vững qui tắc viết hoa cơ bản :
+ Đầu câu, danh từ riêng, tu từ.
Chẳng hạn : Bác Hồ, Tổ quốc, Mặt Trời,
+ Viết hoa khi dẫn lời nói trực tiếp.
Chẳng hạn : Thanh gọi mẹ ríu rít : - Mẹ ơi !
+ Sau dấu hai chấm mà kiểu câu liệt kê thì không viết hoa
Chẳng hạn : Xoài có nhiều loại : xoài tượng, xoài cát, xoài thanh ca,
+ Viết hoa tên người, tên địa danh nước ngoài : phiên âm, dịch ra tiếng Việt.
Chẳng hạn : Lê-nin, Pa-ri, Bắc Kinh, Khổng Tử,
@ Lỗi chính tả do một âm có nhiều cách viết :
- Trường hợp i/y
* Có 3 trường hợp viết y :
+ Bắt buộc viết y đứng sau âm đệm như : huy, tuy, thúy,
+ Đứng sau nguyên âm ngắn “a” như ây
+ Đứng trước ê khi chữ đó không có âm đầu như : yêu, yết, yếm
* Trường hợp bắt buộc viết i :
+ Sau các nguyên âm dài, trong đó các vần kết thúc bằng phụ âm mà không có âm đệm. Chẳng hạn :, kim tim, tin,
+ Trước “a” khi chữ đó không có âm đệm như : lía, kia, chia,
* Trường hợp viết i/y đều đúng trong trường hợp có âm tiết mở ( Khuyến khích học sinh viết i : Châu Mĩ/Châu Mỹ, Địa lí/Địa lý, Bác sĩ/Bác sỹ,
* Phải viết i hoặc y bắt buộc do phân biệt nghĩa.
Chẳng hạn : bàn tay/lỗ tai ; ngày mai/may mắn ; khoái chí/cái khoáy âm dương,
@ Lỗi sai âm đầu s/x ; ch/tr ; c/k/q :
- Trường hợp s/x : Dùng mẹo đối với từ láy. Từ láy vần không có âm “s” như: lòa xòa, lao xao,
Đối với vần có âm đệm thì không được viết “s” như : xoan, xoăn.
- Trường hợp ch/tr :
+ Từ láy : nếu láy âm thì phần lớn bắt đầu bằng “ch” như : chong chóng, chênh chếch, chông chênh,
Lưu ý : Đưa ra một số trường hợp cho học sinh thấy láy âm đầu có nghĩa trơ là trường hợp ngoại lệ như : trơ trẻn, trơ tráo, trục trặc, trà trộn, trăn trở,
+ Đối với láy vần không có “tr”, xét về nghĩa những từ chỉ vật dụng gia đình bằng âm “ch” như : chén, chảo, chung, chum,
- Trường hợp c/k/q : Giúp cho học sinh nắm được các qui luật
+ “q” luôn bao giờ cũng đi với âm đệm “u” để thành “qu”
+ “c” luôn đứng trước các nguyên âm : a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.
+ “k” luôn đứng trước các nguyên âm : i, e, ê.
3. Giúp học sinh hiểu nghĩa từ trong văn cảnh :
Giúp học sinh phân biệt được cách viết khác nhau của những từ cùng âm hoặc do phát âm sai mà gần như cùng âm.
Chẳng hạn : Cho học sinh phân biệt ch/tr, giáo viên hướng dẫn cho học sinh phân biệt một số cặp từ : chứng/trứng, chông/trông, chà/trà, Sau khi viết xong giáo viên cho học sinh nhận xét đúng sai,
Về việc này giáo viên thường xuyên củng cố ở phân môn Chính tả và phân môn Luyện từ và câu, giúp các em hiểu nghĩa rõ ràng.
4. Viết nhiều lần chữ sai :
Rèn cho học sinh viết cả bằng thị giác, nghĩa là giáo viên phải gương mẫu: chữ viết phải rõ ràng, đúng mẫu có thể dùng phấn màu để thể hiện cho rõ các chữ cần lưu ý.
Học sinh thường xuyên được viết trên bảng lớp, giấy nháp hoặc thẻ từ. Nếu cần thiết giáo viên có thể tích hợp ở tất cả các môn học khác.
* Khuyến khích các em đọc nhiều sách : Sách giáo khoa, sách tham khảo, truyện tranh có ở thư viện của trường của lớp.
IV. BÀI DẠY THỰC NGHIỆM :
Tựa bài : Nghe-viết : Trung thu độc lập.
( từ Ngày mai, các em có quyền đến nông trường to lớn, vui tươi )
Tiết 8-Tuần 8.
1. Mục tiêu :
- Kiến thức : Nghe-viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Trung thu độc lập.
- Kĩ năng : Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r/d/gi ( hoặc có vần iên/yên/iêng ) để điền vào ô trống, hợp với nghĩa đã cho.
- Thái độ : Giáo dục cho học sinh tính cẩn thận khi nghe để viết đúng. Rèn chữ viết đúng mẫu.
2. Đồ dùng dạy-học :
- Ba, bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung bài tập 2a
- Bảng nhóm viết nội dung bài tập 3a, một số thẻ gắn lên bảng để học sinh tìm từ.
3. Hoạt động dạy và học chủ yếu :
HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ CỦA GIÁO VIÊN
Khởi động : Vừa đi vòng tròn hát bài “ Chị ong nâu và em bé” đồng thời nhận thẻ từ có ghi từ còn khuyết âm đầu ch/tr
- Viết âm đầu vào chỗ còn khuyết cho thích hợp.
- Đính thẻ lên bảng
- Cả lớp nhận xét-Tuyên dương.
Hoạt động 1 : Học sinh nghe-viết.
Mục tiêu : Nghe-viết tốt đoạn chính tả
của bài “ Trung thu độc lập”
- 1-2 học sinh đọc lại đoạn viết chính tả, học sinh đọc thầm.
- Học sinh nghe-viết bài.
Hoạt động 2 : Làm bài tập 2a
Mục tiêu : Điền đúng âm đầu r/d/gi.
- Các nhóm thảo luận điền vào chỗ trống các phụ âm đầu r/d/gi cho thích hợp.
- Trình bày kết quả.
- Các nhóm nhận xét chéo lẫn nhau.
Hoạt động 3 : Làm bài tập 3a.
Mục tiêu : Tìm được các từ có phụ âm đầu r/d/gi theo yêu cầu.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Tự thành lập các đội thi.
- Trọng tài nêu hiệu lệnh-Các đội ghi các từ vào thẻ cài-đính vào bảng nhóm.
- Biểu dương đội chiến thắng.
Học sinh nhận xét tiết học-Tuyên dương một số bạn tích cực.
Điều khiển cho học sinh vừa đi vừa hát-nhận thẻ.
Các từ điền khuyết âm đầu ch/tr :
Bức anh ; bệnh uyền nhiễm ; đánh bóng uyền ; quả anh.
- Nhận xét chung.
@ Bài mới :
- Nêu mục đích yêu cầu cần đạt của giờ học.
Hình thức hoạt động : Cá nhân
Lưu ý : Nhắc học sinh cách trình bày
những từ ngữ dễ viết sai : mười lăm năm,
thác nước, phát điện, phấp phới, bát ngát, nông trường, to lớn,
- Đọc từng câu hoặc từng bộ phận cho học
sinh viết bài.
- Đọc lại toàn bộ đoạn trích cho học sinh soát lại bài.
- Chấm chữa một số bài của học sinh.
- Nhận xét chung.
Hình thức hoạt động : nhóm
- Phát bảng nhóm đã chuẩn bị sẵn.
- Theo dõi hướng dẫn các nhóm thảo luận, điền từ cho thích hợp.
- Đính bảng nhóm có kết quả đúng để học sinh nhận xét.
- Nhận xét chung,tuyên dương các nhóm.
Lưu ý : khi học sinh nhận xét, nhắc các em cách phát âm cho đúng.
Kết quả đúng : kiếm giắt-kiếm rơi xuống nước-đánh dấu-làm gì-đánh dấu-kiếm rơi-đã đánh dấu.
Hình thức hoạt động : Trò chơi
Tổ chức thành 4 đội : mỗi đội 3 thẻ từ, 2 học sinh làm trọng tài, các bạn còn lại cổ vũ cho các đội.
Các từ cần tìm : rẻ – danh nhân – giường.
- Nhận xét chung cuộc chơi-Tuyên dương.
@ Củng cố – Tổng kết :
Nhận xét chung tiết học, nhắc học sinh
ghi nhớ để không viết sai chính tả những
từ ngữ đã được luyện tập.
* KẾT QUẢ :Sau hơn 2 tháng rèn chính tả theo hướng đổi mới HS có tiến bộ rất rõ nét : Thi kiểm tra giữa học kì I, số học sinh đạt điểm 9-10 tăng lên rõ rệt, cụ thể so sánh với điểm cùng kì của năm học trước như sau :
Điểm
Năm học
9-10
Tỉ lệ
7-8
Tỉ lệ
5-6
Tỉ lệ
3-4
Tỉ lệ
1-2
Tỉ lệ
2007-2008
6
24%
7
28%
9
36%
2
8%
1
4%
2008-2009
9
29%
11
35,5%
10
32,3%
1
3,2%
Các em ít sai những lỗi chính tả thông thường, viết chữ chân phương hơn và quan trọng là các em tiến bộ về kĩ năng nghe-hiểu-viết hơn đầu năm học.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
- Điều quan trọng đầu tiên là giáo viên phải viết đúng chính tả trong mọi lúc mọi nơi, nhất là khi viết trên bảng lớp.
- GV phải có tâm huyết, nhẫn nại, chịu khó rèn từng bước, từng lúc. Có phương pháp tích hợp với các môn khác trong rèn chính tả.
- GV phải viết chữ chuẩn mực, đúng mẫu, nhất là chữ viết trên bảng. Giọng đọc của giáo viên phải rõ ràng, phát âm chuẩn. Giáo dục cho học sinh tính chuyên cần trong luyện viết cũng như trong luyện đọc.
- Cung cấp cho học sinh những nguyên tắc cơ bản khi viết chính tả tiếng Việt. Có thể thể hiện một số luật chính tả trên mục “Bạn có biết ?” ở cuối lớp để học sinh hàng ngày có thể đọc và nắm các nguyên tắc đó đần đần có kĩ năng viết tốt.
- Rèn chính tả cho học sinh ở mọi lúc mọi nơi, tích hợp ở tất cả các môn đọc cũng như viết kể cả môn toán.
- Thường xuyên liên lạc với gia đình học sinh trong việc nhắc nhở các em luyện đọc hay luyện viết ở nhà.
- Cho các em trao đổi với nhau trong nhóm hay “đôi bạn” về những từ khó viết, hoặc đọc đoạn văn để tìm từ viết cho đúng.
Trên đây là vài kinh nghiệm về rèn chính tả cho cho học sinh. Trân trọng tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp để trong các năm học tiếp theo tôi có thể rèn chính tả cho học sinh tốt hơn.
Trân trọng cám ơn.
Kinh nghiệm này được thông qua tổ khối 4 trong năm học.
Xuân Hiệp, ngày 03 tháng 11 năm 2008
Người thực hiện
Tổ chuyên môn Duyệt của Ban giám hiệu
..
..
..
..
..
..
..
File đính kèm:
- skkn cua Khanh.doc