Đề tài Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4

Giáo dục bậc tiểu học là một khoa học giáo dục khó nhất. Nó là nền móng đầu tiên để giúp con người tồn tại và phát triển, đặc biệt là môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng trong tất cả các môn ở trường . Môn Tiếng Việt trong nhà trường với tư cách vừa là môn khoa học cơ bản, khoa học xã hội , vừa là môn khoa học đầu tiên và là chổ dựa để truyền thụ các môn khoa học cơ bản khác. Đây là công cụ quan trọng, cần thiết, nó giúp cho trong giao tiếp, trong học tập và phát triển tư duy sáng tạo ngay trong môn Tiếng Việt và trong cả bất cứ môn học nào của các em học sinh

doc15 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 3292 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhìn theo// Tôi đã đi nhiều nơi/ đóng quân nhiều chỗ/ phong cảnh đẹp hơn đay nhiều//Nhân dân coi tôi như người làng và cũng có người yêu tôi tha thiết// Nhưng sao sức quyến rũ / nhớ thương vẫn không mãnh liệt/day dứt/ bằng mảnh đất cọc cằn này//”. * Trong dạy Tập đọc, cần hướng dẫn cho học sinh đọc đúng trọng âm lô-gic. Nghĩa là ngữ điệu, nhấn giọng ở những từ ngữ, đoạn làm bật nổi ý nghĩa chủ đề. Đó chính là những từ miêu tả chỉ hành động, tính cách, cảm xúc... của sự vật và hiện tượng trong văn bản. Đọc nhấn giọng hay nhẹ nhàng theo ngữ điệu lôgic sẽ giúp hiểu được nội dung một cách tự nhiên, sâu sắc. Ở các câu đối thoại, câu hỏi, câu kể, câu cầu khiến...ngữ điệu đọc sẻ giúp cho người nghe lĩnh hội tinh tế hơn. * Quá trình đọc, cần biểu lộ sắc thái trên khuôn mặt để tìm sự giao cảm trong học sinh. Tuy nhiên, với hình thức vừa phải nếu không sẽ trở thành “ văn nghệ” trong giờ dạy. Ngoài ra, trong giờ Tập đọc cần hướng dẫn cho học sinh đọc đúng phụ âm vần, do lỗi phát âm của địa phương. Ví dụ “ Có gì đâu/ có gì đâu. Mỡ màu ít /chắt dồn lâu hoá nhiều//”. Rễ siêng/ không ngại đất nghèo/ Tre bao nhiêu rễ/ bấy nhiêu cần cù// Vươn mình trong gió/ tre đu/ Cây kham khổ/ vẫn hát ru lá cành// Yêu nhiều/ nắng nỏ/ trời xanh/ Tre xanh/ không đứng khuất mình bóng râm// Bão bùng / thân bọc lấy thân / Tay ôm , tay níu / tre gần nhau thêm // Thương nhau , tre chẳng ở riêng / Lũy thành từ đó / mà nên / hỡi người // ”. ( Tre Việt Nam - Nguyễn Duy -Tiếng Việt 4 - tập 1 - trang 44). - Cần nhấn giọng vào các từ ngữ: “ít”, “ chắt dồn lâu hoá nhiều”, “ rễ siêng”, “cần cù”, “kham khổ”, “hát ru”, “không đứng khuất mình”, để nêu bật lên phẩm chất tốt đẹp của cây tre: Cần cù, nhẫn nại, phóng khoáng, lạc quan yêu đời của tre tượng trưng cho con người Việt Nam. Ngay cả trong tục ngữ cũng cần nhấn giọng trọng âm: - “Có công mài sắt / có ngày nên kim - Hãy lo bền chí câu cua Dù ai câu chạch câu rùa mặc ai - Thất bại là mẹ thành công Toát lên ý khuyên răn của cha ông đối với chúng ta. Ví dụ: Bài Tập đọc “ Ga - vrốt ngoài chiến lũy” Khi đọc đoạn miêu tả chi tiết thể hiện lòng dũng cảm của Ga - vrốt, giáo viên lưu ý học sinh sự thay đổi giọng đọc như sau : “ - Cậu làm trò gì đấy ? - Cuốc - phây - rắc hỏi. ( Câu hỏi thể hiện sự ngạc nhiên) - Em nhặt cho đầy giỏ đây !( Câu cảm thể hiện sự bình tĩnh ) - Cậu không thấy đạn réo à?(Câu hỏi như nhắc nhở Ga- vrốt không được liều mình) Ga - vrốt trả lời : Có chứ nó rơi như mưa ấy. Nhưng làm sao nào?( Khi đọc lên giọng ở câu hỏi thể hiện sự hồn nhiên ) Cuốc - phây - rắc thắt lên Vào ngay !( Câu khiến thể hiện sự đề nghị , mệnh lệnh kèm sự lo lắng ) Tí ti thôi ! - Ga - vrốt nói ( thể hiện sự tinh nghịch ) -Trong đoạn đọc diễn cảm tôi cũng lưu ý học sinh. Đối với bài văn xuôi ngoài việc đọc tốt các câu chúng ta còn phải biết ngắt hơi ở chỗ không có dấu câu nhưng chỗ đó là chỗ tách ý . Ví dụ : Bài tập đọc “ Con sẻ” HS ngắt câu dài “ Chợt / nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như đánh hơi thấy vật gì.// hoặc câu: Bỗng / từ trên cây cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá / rơi trước mõm con chó .// * Tôi hướng dẫn học sinh đọc phân biệt lời kể của tác giả với lời nhân vật . Đọc phân biệt lời của các nhân vật sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và tính cách của từng nhân vật ( người già , trẻ em , người tốt , người xấu ...) Ví dụ : Bài Tập đọc : “ Khuất phục tên cướp biển” Trong bài đọc có 2 nhân vật chính là Bác sĩ Ly - một người nhân hậu , điềm đạm nhưng nghiêm nghị , cương quyết và tên cướp biển - chúa tàu hung hãn , dữ tợn . Trước khi học sinh đọc diễn cảm, tôi yêu cầu các em cần tìm hiểu bài thật kĩ. Khi đó HS đọc lời nhân vật sẽ phân biệt được giọng đọc dựa vào tính cách nhân vật ( người tốt , người xấu ). Trong bài cùng là câu hỏi nhưng trong đoạn đối thoại sau, tính cách của hai nhân vật thể hiện khác nhau hoàn toàn. “ ... Chúa tàu trừng mắt nhìn Bác sĩ , quát : - Có câm mồm không ? ( đọc giọng thể hiện sự hung hãn của tên cướp khi đập tay xuống bàn quát Bác sĩ Ly) Bác sĩ điềm tĩnh hỏi : - Anh bảo tôi phải không ?( giọng tự tin , điềm tĩnh nhưng hết sức nghiêm nghị ). Khi tên chúa tàu cục cằn bảo - phải /, bác sĩ nói : - Anh cứ uống rượu mãi như thế thì đến phải tống anh đi nơi khác . Cơn giận của tên cướp thật dữ dội. Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm. Bác sĩ Ly vẫn dõng dạc và quả quyết : - Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên tòa sắp tới. ( giọng đọc bình tĩnh, cương quyết bảo vệ lẽ phải ) * Ngoài ra tôi giúp học sinh thể hiện ngữ điệu phù hợp tình huống miêu tả hay thái độ cảm xúc của tác giả ( vui, buồn, nghiêm trang, giận dữ ...) Ví dụ: Bài Tập đọc “ Con sẻ” Khi đọc đoạn cuối miêu tả tình cảm của tác giả đối với con chim sẻ bé nhỏ “ Vâng, lòng tôi đầy thán phục, xin bạn đừng cười. Tôi kính cẩn nghiêng mình trước con chim sẻ bé bỏng dũng cảm kia, trước tình yêu của nó. HS đọc đoạn với giọng vui, nhấn giọng một số từ ngữ gạch chân thể hiện sự trân trọng, kính phục của tác giả đối với tình yêu của sẻ mẹ đối với sẻ con . Tuy nhiên học sinh đọc diễn cảm như thế nào còn phụ thuộc vào sự cảm nhận riêng của từng em. Tôi không áp đặt cho các em một cách đọc theo khuôn mẫu. * Trong một tiết dạy, cần dành phần lớn thời gian cho nội dung luyện đọc, chú ý cho HS đọc phân vai thể hiện được giọng đọc của từng nhân vật. Trong những nội dung phải có của một tiết dạy: Luyện đọc bằng từ khó, luyện đọc từ, câu, đoạn thì luyện đọc diễn cảm là câu then chốt với học sinh lớp 4. Trong qúa trình thực hiện tôi tiến hành các bước từ dễ đến khó và luôn luôn chú ý đến phương pháp tổ chức, hướng dẫn học sinh giúp các em phát triển tính sáng tạo, gợi mở, luôn tôn trọng sự cảm thụ hồn nhiên, ngây thơ của lứa tuổi các em. 2.3. Kết quả đạt được : Từ những nhận xét, những suy nghĩ, định hướng cùng với các giải pháp nêu trên mặc dầu thời gian thực hiện chưa được nhiều nhưng kết quả mang lại khá cao Cụ thể: Qua các bài Tập đọc học sinh đã cảm nhận nhanh hơn, chính xác hơn về cách đọc, về tìm hiểu nội dung các bài Tập đọc có ý thức có phương pháp xây dựng bài tốt hơn .Các đợt khảo sát giữa kì, cuối kì chất lượng đọc tăng lên. Tỉ lệ học sinh đọc tốt chiếm từ 85% – 90%. Không có học sinh cá biệt và tỉ lệ học sinh đọc còn đánh vần cũng hạ thấp. Các em đã có định hướng xác định được yêu cầu đọc của từng bài một cách chắc chắn. Số liệu qua khảo sát từng thời điểm như sau : Tổng số học sinh dự khảo sát: 25 học sinh Thời điểm Đọc nhỏ, ấp úng Đọc to, rõ, lưu loát Đọc diễn cảm Đầu năm 11- 44,0% 10- 40,0% 4- 16,0 % Cuối học kì I 7 - 28,0% 9 - 36,0 % 9 - 36,0 % Cuối HKII 0 9 - 36,0 % 16 - 64,0 % Nhìn vào kết quả khảo sát và số liệu ghi chép tôi rất phấn khởi thấy trong các giờ tập đọc học sinh say mê học và lớp học sôi nổi, kỹ năng đọc diễn cảm được nâng cao rõ rệt. Có nhiều em đầu năm học đọc nhỏ lí nhí, chưa trôi chảy, đến cuối năm các em đã đọc to, rõ ràng, lưu loát hơn. Những em học trung bình khá trở lên đã đọc diễn cảm bài văn theo đúng yêu cầu đề ra. Tuy kết quả chưa được mỹ mãn như ý nhưng đó cũng là thành công bước đầu nghiên cứu, mày mò ra biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh của mình. 3. Phần kết luận : 3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của sáng kiến : * Ý nghĩa : - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 là một điều khó, khó nhưng hoàn toàn làm được và có kết quả. Muốn vậy người thầy giáo phải có đủ phẩm chất, năng lực cần thiết, phải yêu nghề, yêu trẻ, yêu môn Tiếng Việt. - Người thầy “ Đa năng” này phải có nhiều thủ pháp sư phạm để giúp học sinh luyện đọc bằng nhiều hình thức, thời gian khác nhau. - Trong mỗi tiết Tập đọc giáo viên cần dạy tốt việc đọc cho học sinh, để từ đọc tốt các em cảm nhận được nội dung văn bản tiếp cận được thế giới nghệ thuật mà nhà văn xây dựng. - Cần có một số buổi để phụ đạo, bồi dưỡng thêm về năng lực cảm thụ văn học để học sinh nắm chắc kiến thức - phương pháp. - Coi trọng việc đánh giá- kiểm tra chú trọng động viên khuyến khích học sinh có tiến bộ ( dù chỉ là khía cạnh nhỏ). - Trao đổi, học tập kinh nghiệm của đồng chí đồng nghiệp qua hội thảo tổ, nhóm để tìm ra giải pháp hay nhằm nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh. - Việc rèn kĩ năng đọc là quá trình xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5 vì vậy giáo viên cần được dạy theo lớp, mới có kết quả cao. - Ngoài ra thầy giáo phải kiên trì theo dõi, động viên, giúp đỡ học sinh để các em khắc phục thiếu sót, tự điều chỉnh cách đọc nhằm học tốt hơn. * Phạm vi áp dụng của sáng kiến : Áp dụng đối với tất cả đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 4 trong toàn tỉnh. 3.2 Những kiến nghị, đề xuất : Trên đây là những suy nghĩ và một số giải pháp mà bản thân tôi đã và đang áp dụng. Bước đầu bản thân tôi nhận thấy có những thành công song so với yêu cầu giáo dục hiện nay vẫn còn nhiều khiếm khuyết, kính mong các đồng nghiệp góp ý bổ sung để cùng nhau thực hiện tốt việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh. ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ………………………………………………………………………..………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… CHỦ TỊCH HĐKH Đoàn Lương Yên ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT ………………………………………………………………………..………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… CHỦ TỊCH HĐKH PHÒNG GD&ĐT (Ký tên, đóng dấu) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 4 Quảng Trạch, tháng 5 năm 2013 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 4 Họ và tên: Nguyễn Thị Hải Hòa Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Quảng Trung Quảng Bình, tháng 5 năm 2013

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM(1).doc
Giáo án liên quan