Trả lời:
Theo đánh giá của Nava và nhiều nhà quân sự Pháp – Mỹ thì Điện Biên Phủ ở vào “một vị trí chiến lược quan trọng chẳng những đối với chiến trường Đông Dương mà còn đối với miền Đông Nam Á, một trục giao thông nối liền các miền biên giới Lào, Thái Lan, Miến Điện, Trung Quốc. Nó như “cái bàn xoay” có thể xoay đi bốn phía Việt Nam, Lào, Miến Điện, Trung Quốc, như “cái chìa khóa” bảo vệ Thượng Lào, từ đó đánh chiếm lại các vùng đã mất ở Tây Bắc trong những năm 1950 – 1953 và tạo điều kiện để đánh tiêu diệt quân chủ lực của Việt Minh.
10 trang |
Chia sẻ: vivian | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cuộc thi tìm hiểu “60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ” (07/5/1954 –07/5/2014), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a Tây, vị trí 311A của địch cũng bị tiêu diệt gọn. Ở phía Nam, quân ta tiêu diệt một bộ phận quân địch đóng ở phía Đông Bắc Hồng Cúm. Đêm ngày 3-5, quân ta lại tiêu diệt thêm vị trí 311B.
- Ở hướng Đông Nam, 17 giờ ngày 6-5, ta mở cuộc tiến công tiêu diệt cứ điểm A1. Trận chiến đấu bên trong diễn ra ác liệt từ 20 giờ 45 phút ngày 6 đến 04 giờ 30 phút ngày 7-5, quân ta tiêu diệt gọn 2 đại đội dù lê dương của địch, làm chủ cứ điểm đồi A1. Cùng thời gian trên, quân ta tiến công cứ điểm C2. Đến 09 giờ ngày 7-5, quân ta đè bẹp sức kháng cự của địch, bắt 600 tên, làm chủ cứ điểm C2. 23 giờ ngày 6-5, quân ta tiến công cứ điểm 506, đến 09 giờ ngày 7-5, ta tiêu diệt gọn 2 đại đội của địch, làm chủ trận địa. Cùng thời gian, quân ta bao vây 1 đại đội trong cứ điểm 507.
Ở phía Tây, đêm 6-5, quân ta tiêu diệt 1 đại đội và chiếm cứ điểm 310F. 14 giờ ngày 7-5, quân ta tiến công cứ điểm 507, địch chống cự yếu ớt rồi đầu hàng. Nắm được thời cơ địch đang hoang mang, quân ta tiến công tiêu diệt luôn hai vị trí 508, 509 nằm trên tả ngạn sông Nậm Rốm. 16 giờ quân ta thọc sâu vào sở chỉ huy, bắt tướng Đờ Cát và toàn bộ cơ quan tham mưu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
2. Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ
- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiến lâu dài gian khổ và anh dũng của nhân dân cả nước ta, chống thực dân Pháp xâm lược và sự can thiệp của đế quốc Mĩ.
- Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy địa cầu, nhân dân ta đã phá tan kế hoạch Nava cùng mọi mưu đồ chiến lược điên rồ của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ thành mây khói, góp phần quyết định vào thắng lợi của Hội nghị Giơ-ne-vơ về vấn đề Đông Dương.
- Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ chấm dứt vĩnh viễn nền thống trị của thực dân Pháp trên toàn cõi Đông Dương mà còn báo hiệu sự sụp đổ của cả hệ thống thuộc địa và nửa thuộc địa, góp phần quyết định sự tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới.
- Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã tạo tiền đề, điều kiện, niềm tin và kinh nghiệm để quân và dân ta vượt qua thử thách cao hơn, đánh bại chiến tranh xâm lược của tên đế quốc đầu sỏ trên cả hai miền Nam Bắc, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập thống nhất hoàn toàn, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 5: Anh (chị) cho biết trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho bao nhiêu đồng chí? Bạn hãy nêu chiến công của 4 anh hùng liệt sĩ tại mặt trận Điện Biên Phủ: Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Trần Can?
Trả lời:
* Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho 15 đồng chí:
1) Liệt sĩ Phan Đình Giót, tuyên dương ngày 31/8/1955;
2) Liệt sĩ Tô Vĩnh Diện, tuyên dương ngày 7/5/1956;
3) Liệt sĩ Trần Can, tuyên dương ngày 7/5/1956;
4) Nguyễn Văn Ty, tuyên dương ngày 31/8/1955;
5) Lộc Văn Trọng, tuyên dương ngày 31/8/1955;
6) Chu Văn Mùi, tuyên dương ngày 31/8/1955;
7) Phan Tư, tuyên dương ngày 31/8/1955;
8) Phùng Văn Khầu, tuyên dương ngày 31/8/1955;
9) Bùi Đình Cư, tuyên dương ngày 31/8/1955;
10) Đặng Đình Hồ, tuyên dương ngày 7/5/1956;
11) Trần Đình Hùng, tuyên dương ngày 7/5/1956;
12) Đinh Văn Mẫu, tuyên dương ngày 7/5/1956;
13) Đặng Đức Song, tuyên dương ngày 7/5/1956;
14) Lưu Viết Thoảng, tuyên dương ngày 7/5/1956;
15) Dương Quảng Châu (tức Dương Ngọc Chiến), tuyên dương ngày 7/5/1956.
* Chiến công của 4 anh hùng liệt sĩ tại mặt trận Điện Biên Phủ:
1. Tô Vĩnh Diện: Trong lúc kéo pháo qua những chặng đường khó khăn nguy hiểm đồng chí xung phong lái để đảm bảo an toàn. Nửa đường dây thừng bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, đồng chí bình tĩnh lái cho pháo xuống thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh. Trước hoàn cảnh đó, Tô Vĩnh Diện hô “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo” và đồng chí buông tay lái xông lên trước, lấy thân mình chèn bánh xe pháo. Pháo bị vướng, nghiêng dựa vào sườn núi, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ được pháo dừng lại.
2. Bế Văn Đàn: Trong trận đánh quân địch rút chạy từ Lai Châu về Điện Biên Phủ ở vùng Mường Pồn, tình hình chiến đấu ngày càng ác liệt. Đại đội bị thương vong nhiều. Một khẩu trung liên của đại đội lại không bắn được vì xạ thủ hy sinh, khẩu trung liên của Chu Văn Pù vì chưa có chỗ đặt súng. Tình thế hết sức khẩn trương, mặc dù đã bị thương nhưng không ngần ngại, Bế Văn Đàn chạy lại cầm hai chân trung liên đặt lên vai mình và hô Chu Văn Pù bắn. Pù còn do dự thì Bế Văn Đàn đã nói: “Kẻ thủ trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết hết chúng nó đi!”. Pù nghiến răng nổ súng vào đội hình quân địch, quật ngã liên tiếp hàng chục tên địch. Trong thời gian làm giá súng anh đã anh dũng hy sinh, hai tay còn ghì chặt chân súng trên vai mình.
3. Phan Đình Giót: Trong trận đánh tiêu diệt cứ điểm Him Lam, các chiến sĩ đại đội 58 lao lên mở đường đã đánh đến quả bộc phá thứ tám, Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương nhưng Đồng chí vẫn đánh tiếp quả thứ mười. Địch tập trung hỏa lực bắn như trút xuống trận địa ta. Đồng chí lao lên đánh tiếp hai quả nữa phá tan đoạn rào cuối cùng, mở thông cửa để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch đang hoang mang, Phan Đình Giót vọt lên bám chắc lô cốt thứ hai ném thủ pháo bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên, mặc dù bị thương nhưng Phan Đình Giót nhích dần đến lô cốt thứ ba, đồng chí dùng hết sức mình nâng tiểu liên lên bắn vào lỗ châu mai, miệng hô to “Quyết hy sinh vì Đảng vì dân!!!”. Rồi rướn người lấy đà, lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của địch đã bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam.
4. Trần Can: Trong trận đánh điểm cao 507, Trần Can dẫn đầu tiểu đội tấn công quân Pháp, chiếm lấy mỏm cột cờ. Trần Can đã cùng đồng đội kiên quyết giữ vững và tiến công đánh bại 4 đợt phản kích của chúng. Trong lần thứ 5, quân Pháp ném lựu đạn trước khi xung phong, Trần Can nhặt lựu đạn và ném lại rồi chỉ huy đơn vị nhảy lên hào đánh giáp lá cà với địch. Trần Can tập trung thương binh nhẹ lại, động viên bộ đội, chấn chỉnh tổ chức, củng cố trận địa. Địch lại phản kích dữ dội, mong đánh bật quân ta, giành lại cửa ngõ tiến vào Mường Thanh. Trần Can chỉ huy đơn vị anh dũng chống trả, giữ vững trận địa, tạo thế cho đơn vị tiến vào trung tâm Mường Thanh. Trần Can hy sinh anh dũng vào sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954
Câu 6: Thiếu tá Mô-rít-xơ Bi-gia đã nói: “ Tôi đã thấy tất cả những điều này và tôi có thể nói với các vị rằng họ đã trở thành lính bộ binh vĩ đại nhất thế giới”. Anh (chị) hãy giải thích vì sao? Cho biết câu nói ấy được trích trong tác phẩm nào và nơi xuất bản tác phẩm đó?
Trả lời:
* Thiếu tá Mô-rít-xơ Bi-gia, người đã có một thời kỳ làm thư ký và từng tham gia kháng chiến chống sự chiếm đóng của phát xít Đức, đã có kinh nghiệm chiến trường chín năm liền ở Đông Dương, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ từ lúc xây dựng cứ điểm đến khi đầu hàng Việt Minh, ông đã chứng kiến sức chiến đấu kiên cường, dẻo dai và vĩ đại của bộ đội ta qua ký ức của mình.
- Thiếu tá, Tiểu đoàn trưởng Mô-rít-xơ Bi-gia kể lại: “Chúng tôi được cấp trên cho biết là ở đó không có quân Việt Minh. Nhưng chính xác là đã có hai đại đội. Một vài lính của tôi đã bị bắn chết khi còn lơ lửng trên không trung, số khác thì bị đâm chết khi chạm đất. Cuộc chiến đấu ác liệt suốt cả ngày. Bốn mươi lính của tôi đã chết”.
- Tướng Giáp đã ra lệnh thành lập hai đội quân, một đội dân công gồm 200.000 đàn ông, đàn bà và thanh niên làm nhiệm vụ tiếp tế vũ khí, lương thực, thực phẩm và một đội quân chính quy 50.000 người.
- Quân Pháp đã sớm cảm nhận được sức ép của Việt Minh. Như tướng Nava viết: “Khi chiếm Điện Biên Phủ, tôi chỉ tính phải đối mặt với hai Sư đoàn, nhưng cuối cùng là hai Sư rưỡi, rồi ba Cho tới ngày 20 tháng 12 tôi mới biết được rằng chúng tôi phải đương đầu với bốn Sư đoàn. Vào thời điểm đó đã quá muộn để rút khỏi Điện Biên Phủ.
- Thời điểm tấn công của tướng Giáp theo dự đoán là 17 giờ ngày 13/3 đã đến nhưng không có gì xảy ra. Đại tá Lăng-gơ-le nhớ lại: “Nhưng rồi, gần như là cùng một lúc, 200 khẩu pháo của tướng Giáp đã nã không lúc nào ngớt vào khu trung tâm nằm trên cánh đồng bằng phẳng không một vật che chắn trong một tam giác mỗi chiều 8 kilômét”. Loạt đạn đầu tiên đã giết chết viên chỉ huy pháo binh của khu trung tâm.
- Trong những giờ đầu tiên, chỉ trên một quả đồi, 500 lính Pháp đã bỏ mạng. Vào lúc hoàng hôn, cả một Sư đoàn bộ binh Việt Minh đã xung phong lên cứ điểm Bê-a-tờ-ri-sơ (Him Lam), gần khu trung tâm nhất. Tới nửa đêm, vị trí này đã trở thành một nấm mồ. Chỉ có 200 trong số 700 lính đồn trú ở đây thoát chết. Viên chỉ huy pháo binh, đại tá Sác-lơ Pi-rốt đã tự sát bằng một quả lựu đạn.
- Người pháp đã sáng dần ra. Thiếu tá Mô-rít-xơ Bi-gia nói: “Tôi thấy lính của tôi biến mất hết người này đến người khác. Tiểu đoàn 800 người nhảy dù cùng tôi chỉ còn lại 700, 600, 400, 300, rồi khoảng 180 và cuối cùng chỉ còn lại 80 người sống sót”.
- Thiếu tá Mô-rít-xơ Bi-gia đã bày tỏ sự kính trọng của mình đối với Việt Minh:
“Tôi đã thấy họ khởi sự từ những khẩu súng bất kì như súng săn và sau đó, tháng này qua tháng khác, họ được tổ chức thành những nhóm nhỏ, rồi từ các nhóm nhỏ thành trung đội, từ trung đội lên đại đội, từ đại đội lên tiểu đoàn và lữ đoàn và cuối cùng là thành các sư đoàn đủ quân. Tôi đã thấy tất cả những điều này và tôi có thể nói với các vị rằng họ đã trở thành những người lính bộ binh vĩ đại nhất trên thế giới. Những người lính dẻo dai này có thể đi bộ 50 cây số trong đêm bằng sức của một bát cơm, trong những đôi giày ba-ta và hát vang trên đường ra trận. Theo quan điểm của tôi, họ trở thành những người lính bộ binh ngoại lệ và họ đã đánh bại được chúng ta”.
* Câu nói ấy được trích trong tác phẩm “Việt Nam – Cuộc chiến 10.000 ngày” của Michael Maclear, do Nhà xuất bản Thèmes Methuen (Mỹ) xuất bản năm 1991.
File đính kèm:
- bai thi tim hieu 60 nam chien thang Dien Bien Phu.docx