Câu 1 : Em đã học được mấy phương châm hội thoại :
A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm.
Câu 2 : Trong các câu sau, câu nào tuân thủ phương châm hội thoại :
A. Nhà bạn Bình ở gần chợ.
B. Tôi nhìn thấy một con cún con to bằng cái thùng nước.
C. Bị dị tật ở tay từ nhỏ, bạn tôi phải viết bằng chân.
D. Bạn ấy chạy bộ bằng đôi chân đến trường.
Câu 3 : Câu trả lời sau vi phạm phương châm hội thoại nào ?
Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”
Hỏi quê, rằng : “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
A. Quan hệ B. Chất C. Lượng D. Lịch sự.
Câu 4 : Các thành ngữ sau liên quan đến phương châm nào sau đây :
hỏi gà đáp vịt ; nói bóng nói gió ; nói cạnh nói khóe ; đánh trống lảng.
A. Quan hệ B. Chất C. Lượng D. Lịch sự.
Câu 5 : Có mấy cách dẫn một lời dẫn mà em đã học :
A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn.
Câu 6 : Tiếng Việt chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào là nhiều nhất :
A. Tiếng Anh B. Tiếng Hán C. Tiếng Pháp D. Tiếng Nga.
Câu 7 : Thuật ngữ có đặc điểm :
A. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm. B. Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai.
Câu 8 : Câu thơ sau dùng biện pháp tu từ gì ? Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường
A. Hoán dụ, câu hỏi tu từ. B. Nói quá.
C. Nhân hóa, so sánh. D. An dụ, so sánh.
2 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 821 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 9
Lớp 9 / Năm học 2008 – 2009
Thời gian : 45 phút
Điểm :
Lời phê của giáo viên :
I. TRẮC NGHIỆM : Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.
Câu 1 : Em đã học được mấy phương châm hội thoại :
A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm.
Câu 2 : Trong các câu sau, câu nào tuân thủ phương châm hội thoại :
A. Nhà bạn Bình ở gần chợ.
B. Tôi nhìn thấy một con cún con to bằng cái thùng nước.
C. Bị dị tật ở tay từ nhỏ, bạn tôi phải viết bằng chân.
D. Bạn ấy chạy bộ bằng đôi chân đến trường.
Câu 3 : Câu trả lời sau vi phạm phương châm hội thoại nào ?
Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”
Hỏi quê, rằng : “Huyện Lâm Thanh cũng gần”.
A. Quan hệ B. Chất C. Lượng D. Lịch sự.
Câu 4 : Các thành ngữ sau liên quan đến phương châm nào sau đây :
hỏi gà đáp vịt ; nói bóng nói gió ; nói cạnh nói khóe ; đánh trống lảng.
A. Quan hệ B. Chất C. Lượng D. Lịch sự.
Câu 5 : Có mấy cách dẫn một lời dẫn mà em đã học :
A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn.
Câu 6 : Tiếng Việt chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào là nhiều nhất :
A. Tiếng Anh B. Tiếng Hán C. Tiếng Pháp D. Tiếng Nga.
Câu 7 : Thuật ngữ có đặc điểm :
A. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm. B. Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai.
Câu 8 : Câu thơ sau dùng biện pháp tu từ gì ? Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường
A. Hoán dụ, câu hỏi tu từ. B. Nói quá.
C. Nhân hóa, so sánh. D. Aån dụ, so sánh.
II. TỰ LUẬN :
Câu 1 : Hãy giải thích vì sao trong tiếng Việt, khi giao tiếp người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô ? ( 1 điểm )
Câu 2 : Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp ? Dựa vào văn cảnh trong văn bản, em hãy chuyển lời dẫn trực tiếp sau thành lời dẫn gián tiếp ? ( 3 điểm )
- Ba về ! Ba mua cho con một cây lược nghe ba !
Câu 3 : Xác định và nêu tác dụng của cách sử dụng phép tu từ từ vựng trong câu thơ sau : ( 2 điểm )
Còn trời còn nước còn non,
Còn cô bán rượu anh còn say sưa.
(Ca dao)
ĐÁP ÁN :
I. TRẮC NGHIỆM : mồi câu đúng được 0, 5 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
D
C
C
A
B
B
C
A
II. TỰ LUẬN :
Câu 1 : Vì từ ngữ xưng hô rất đa dạng và nhiều chiều , nó thể hiện vai xã hội của người nói đối với người nghe trong giao tiếp . Trong tếng Việt, để xưng hô, có thể dùng đại từ , danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, danh từ chỉ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, tên riêng Mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp ( thân mật hay xã giao) và mối quan hệ giữa người nói với người nghẹ ( thân hay sơ, khinh hay trọng ). Vì thế, coi trọng và ý thức được vai xã hội lúc giao tiếp để lựa chọn từ xưng hô cho thích hợp là điều rất quan trọng, thể hiện được mình là người có văn hóa, có trình độ, lịch thiếp, tôn trọng người nghe sẽ đạt được hiệu quả hơn trong giao tiếp.
Câu 2 :
a. Giống : dẫn lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật.
b. Khác :
Lời dẫn trực tiếp :
Lời dẫn gián tiếp :
- Lời dẫn được nhắc lại nguyên văn.
- Được đặt trong dấu ngoặc kép.
- Lời dẫn có sự điều chỉnh cho thích hợp.
- Không được đặt trong dấu ngoặc kép.
c. Chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp :
- > Cô giáo dạy Văn nhắc : “Ngày mai, các em hãy mang theo sách để chuẩn bị ôn thi học kì”.
Câu 3:
- Nghệ thuật ẩn dụ
- Giá trị nội dung : thể hiện rõ nhất tình yêu thương con của người mẹ trong bài thơ. Vì đứa con là niềm hạnh phúc, niềm tin, niềm hi vọng và sự sống của người mẹ . Chính vì tình yêu thương và động lực đó đã giúp cho người mẹ vượt qua những khó khăn hiện tại để hoàn thành tốt nhiệm vụ kháng chiến của mình. Giống như mặt trời kia đã mang lại sự sống cho cây bắp trên nương và cho muôn loài trên trái đất.
File đính kèm:
- ktra Tieng Viet 9 HK I.doc